Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014
Giải Pháp Gia Tăng Tỷ Trọng Thu Phí Dịch Vụ Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương
mại Việt Nam 17
2.1.1 Tình hình hoạt động dịch vụ của các NHTM Việt Nam 17
2.1.2 Thực trạng thu phí của cac ngân hàng thương mại Việt Nam 22
2.1.3 Các hạn chế trong chất lượng dịch vụ
của các NHTM Việt Nam 26
2.1.3.1 Thiếu sự liên kết trong cộng đồng ngân hàng gây ra lãng phí và
cung cấp dịch vụ không thuận tiện: 26
2.1.3.2 Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp nên các ngân hàng
chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường 27
2.1.3.3
Nhiều sản phẩm ngân hàng được cung cấp cho khách hàng nhưng
chưa được chú trọng đến chất lượng và/hoặc hoạt động tuyên truyền 29
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong hoạt động
cung cấp dịch vụ ngân hàng 31
2.3 Các hạn chế là rào cản cho việc nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ của các
NHTM Việt Nam 35
2.3.1 Bề dày kinh nghiệm 35
2.3.2 Hệ thống luật pháp hiện hành 36
2.3.3 Trình độ công nghệ 39
2.3.4 Mạng lưới toàn cầu 40
2.3.5 Hạn chế trong chiến lược phát triển của các NHTM Việt Nam 40
2.3.6 Nhận thức của khách hàng 42
2.3.7 Hoạt động cạnh tranh không bình đẳng giữa các NHTM hoạt động tại
Việt Nam 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ TRỌNG THU PHÍ DỊCH VỤ
TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng mang tính hiện đại hóa 47
3.1.1 Mở cửa thị trường ngân hàng nhằm tiếp cận trình độ, cách thức kinh
doanh ngân hàng hiện đại và lành mạnh hóa hoạt động cạnh tranh 51
3.1.2 Phát huy nội lực của các ngân hàng để mang lại hiệu quả kinh doanh, an
toàn trong việc nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ 52
3.1.3 Cung cấp cho thị trường các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện lợi 56
3.2 Các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ cho các NHTM Việt
Nam 58
3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và phát triển toàn diện các dịch vụ
mang lại nguồn thu cho NHTM 58
3.2.1.1 Đẩy mạnh nghiên cứu 58
3.2.1.2 Phát triển toàn diện dịch vụ tăng nguồn thu cho NHTM 59
3.2.2 Gia tăng hàm lượng công nghệ tin học vào các dịch vụ ngân hàng 63
3.2.3 Mở rộng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến 64
3.2.4 Mở rộng hoạt động liên kết giữa các ngân hàng trong nước để
phát huy
sức mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam 67
3.2.5 Xây dựng môi trường kinh doanh không dùng tiền mặt 67
3.2.6 Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng 69
3.2.7 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ và ý thức phục vụ khách
hàng 69
3.2.8 Liên kết giữa ngân hàng và các đối tác ngoài ngành nhằm mang lại các
sản phẩm trọn gói cho khách hàng 70
3.2.9 Phát triển các dịch vụ ngân hàng được cung cấp tận nhà, trụ sở khách
hàng 72
3.2.10 Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam để triển khai các
hoạt động đầu tư trung và dài hạn 72
3.3 Các giải pháp hỗ trợ 73
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động Ngân hàng trực
tuyến, thương mại điện tử. 73
3.3.2 Đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương
m
ại điện tử 75
3.3.3 Các giải pháp khác 75
3.3.3.1 Đối với dịch vụ thẻ ngân hàng 75
3.3.3.2 Dịch vụ hối đoái 77
PHẦN KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
ANZ : Australia Newzeland bank
ATM : Automatic Teller machine
BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
EXIMBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HD BANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà
IPO : Initial Public offer
MUTRAP : Multilateral Trade assistance Project
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNNg : Ngân hàng nước ngoài
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung ương
OCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông
POS : Point of sale
PR : Public Relation
SACOMBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTCK : Thị trường chứng khoán
TECHCOMBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần kỷ thương
VCB, Vietcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
VIETINBANK : Ngân hàng Công thương Việt Nam
VP BANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Các DN ngoài quốc doanh
UOB : United Oversea Bank
WB : World Bank
DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Thống kê số lượng máy ATM đến (31/12/2007) 19
Bảng 2.2 : Thống kê tỉ trọng thu phí dịch vụ của một số Ngân hàng TMCP tại
Việt Nam 22
Bảng 2.3 :
Thống kê tỉ trọng thu phí dịch vụ của một số Ngân hàng trên Thế Giới 23
Bảng 3.1 : Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 48
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ dịch vụ so với thu nhập từ hoạt động Ngân hàng các nước 25
Biểu đồ 2.2
: Khảo sát về tiêu chí lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng ở
Việt Nam 44
Biểu đồ 3.1
: Tiêu chí lựa chọn Ngân hàng tại Pháp năm 2003 56
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của đề tài:
Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới đang
mang lại cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều cơ hội để phát
triển cũng nhưng cũng có rất nhiều những thách thức. Để có thể vượt qua các
thách thức, khó khăn để phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại Việt
Nam cần nhanh chóng khắc phục các điểm yếu của mình c
ũng như nâng cao
hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng phục vụ cho
nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đã và đang
chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các sản
phẩm dịch vụ này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng
thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọ
ng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng của các ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân
hàng thương mại của các nước khác. Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ
từ các ngân hàng nước ngoài, sự yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các
ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải liên tục đánh giá lại mình và cố
gắng lập các giải pháp nhằm nâng tỷ lệ thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập
nhằm mang lại s
ự phát triển bền vững cho chính các ngân hàng Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “
Giải Pháp Gia Tăng Tỷ Trọng
Thu Phí Dịch Vụ Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
”.
Sự gia tăng được tỷ lệ thu phí dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt
Nam sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam thu ngắn khoảng cách trong trình độ kinh
doanh giữa mình và các ngân hàng nước ngoài đang gia nhập ngày càng nhiều
vào thị trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Do vậy, đề tài này hiện nay
là hết sức cần thiết và có tính thực tiển cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung:
Nghiên cứu một cách có khoa học những lý luận cơ bản về cung cầu,
cạnh tranh, ngân hàng thương mại, nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong
cơ chế thị trường, tầm quan trọng và sự cần thiết để nâng cao tỷ lệ thu phí dịch
vụ ở các ngân hàng thương mại.
Xem xét lộ trình hội nh
ập kinh tế thế giới cũng như thực trạng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm xác định được những thuận lợi, khó
khăn, hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng.
2
Tìm ra các biện pháp nhằm gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân
hàng thương mại và đề xuất những kiến nghị, đề xuất có tính thực tiễn cao.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình thực hiện nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh để phân tích và
làm rõ những vấn đề cơ bản của luận văn.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiện trạng, chất lượng,
mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam so với yêu cầu của khách hàng cũng như so với khả
năng, hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài. Từ đó, các kiến
nghị, đề
xuất được đưa ra nhằm để gia tăng tỷ lệ thu phí dịch vụ trong tổng thu
của ngân hàng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn đã nêu được thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, qua phân tích đưa ra được những
nhận xét về những tồn tại và khó khăn của các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh
đó luậ
n văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc gia tăng tỷ lệ thu
phí dịch vụ trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội
nhập với những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
Với nguyện vọng luận văn sẽ góp một phần vào việc củng cố phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, mong
rằng các giải pháp trình bày trong luận văn sẽ được áp dụng rộng rãi nhằm
giúp cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể có sự phát triển
bền vững dựa trên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hữu ích, hiện đại, an toàn
và hiệ
u quả.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và
những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nhằm giúp hoàn thiện các giải
pháp trong công tác nghiên cứu và triển khai giải pháp sau này.
Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học,
Khoa Ngân hàng Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặc
biệt là GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, ng
ười đã dành nhiều công sức hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
3
CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập
1.1.1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã
có những bước tiến rất quan trọng. Việt Nam đang phải rất nổ lực đổi mới để phát
triển trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động. Với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, quá trình toàn cầu hóa đã và đang tạo
nên sự
liên kết thị trường hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Các
công ty xuyên quốc gia đã thật sự trở thành các lực lượng có sức mạnh về tài chính
giúp cho quá trình sản xuất, phân phối được quốc tế hóa thông qua mối quan hệ chặt
chẽ giữa đầu tư, sản xuất, thương mại và tài chính. Dưới tác động của toàn cầu hóa,
các chính sách kinh tế của các quốc gia cũng dần thay đổi theo xu hướng tự do hóa,
giảm sự can thiệp của Nhà nước cũng như thúc đẩy quá trình tư nhân hóa. Toàn cầu
hóa làm nẩy sinh những nhân tố tích cực, đổi mới và năng động nhưng cũng có thể
làm phát sinh các yếu tố tiêu cực, bất ổn và trở thành thách thức đối với các nền
kinh tế của các quốc gia. Vì vậy, phát huy tính tích cực năng động và hạn chế những
tiêu cực mà quá trình này mang lại là nhiệm vụ trọng yếu mà các nhà đi
ều hành
chính sách của các quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới luôn phải
quan tâm.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng tạo ra những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho các
NHTM Việt Nam. Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần phải xác định rõ vị thế của
mình trong quá trình hội nhập, xác định được các áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các
tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để có các giải pháp quyết liệt phù hợp
nhằm đưa hoạt độ
ng của ngân hàng đứng vững được trong cơ chế thị trường trong
điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập hoàn
toàn với các nền kinh tế đa dạng trên thế giới
Mức độ hội nhập kinh tế mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam hoà
chung vào xu hướng hội nhập của các ngành nghề khác đã góp phần làm cho
nền kinh tế Việt Nam liên tục có mức tăng trưởng khá trong 5 năm vừa qua khi
duy trì đốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 7,5%. Cụ thể là năm 2007,
Việt Nam có mức tăng trưởng GDP 8,48% và được chuyên gia kinh tế các nước
đánh giá là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng t
ốt và môi trường đầu tư
4
hấp dẫn. Đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam ở mức kỷ lục là 20,3 tỷ
USD, gần gấp đôi năm 2006.
1.1.2. Lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Để có thể trở thành một thành viên đáng tin cậy trong cộng đồng ngân hàng
toàn cầu, bên cạnh những cam kết và lộ trình hội nhập được quy định trong Hiệp
định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng
lộ trình hội nhập cụ thể cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau:
- Giai đoạn 2006-2010
Việt Nam tiếp tục thực thi các cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ, bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO
(GATS) theo hướng thực hiện các hiệp định song phương đã ký kết với các nước
thành viên WTO, đồng thời bắt đầu thực hiện các yêu cầu đã cam kết trong Hiệp
định khung về thương mại dịch vụ
của ASEAN (AFAS): tiếp tục mở cửa dịch vụ
ngân hàng và hình thức pháp lý trong hoạt động ngân hàng đối với các trung gian
tài chính Hoa Kỳ, đảm bảo đến năm 2010, các ngân hàng Hoa Kỳ được đối xử gần
như bình đẳng với các trung gian tài chính trong nước. Đối với các thành viên WTO
(không kể Hoa Kỳ) và các nước ASEAN, lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính ngân
hàng bắt đầu thực hiện với nội dung tương tự giai đoạn 2001-2005. Các NHTM sẽ
ngày càng c
ạnh tranh quyết liệt hơn , cả về loại hình và chất lượng dịch vụ khi
những hạn chế đối với các hoạt động của trung gian tài chính nước ngoài ngày càng
được gỡ bỏ.
- Giai đoạn 2011-2020
Thực hiện những cam kết còn lại của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ (2011-2013). Thực hiện thành công những yêu cầu còn lại của GATS và AFAS
về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng.
1.1.3. Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam trong quá trình hội nhập
Trong thập kỷ qua, các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu. Dịch vụ ngân hàng
ngày càng đa dạng, có chất lượng ngày càng tốt với mục tiêu phấn đấu đến các
chuẩn mực dịch vụ ngân hàng hiện đại của thế
giới. Tuy nhiên, quá trình hội nhập
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có những cơ hội và thách thức:
5
1.1.3.1. Cơ hội
- Các cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng giúp hệ thống
NHTM Việt Nam có thể tiếp cận cũng như có thể áp dụng các giải pháp hiệu
quả và kịp thời hơn đối với các vấn đề tài chính tiền tệ, các diễn biến kinh tế,
các chiến lược vĩ mô, vi mô và qua đó nâng cao được uy tín và vị thế của hệ
thống ngân hàng Việ
t Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
- Quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với mức độ
cạnh tranh cao hơn đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của các
ngân hàng thương mại cũng như tăng cường khả năng thanh toán toàn cầu,
thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển ổn định, năng động góp
phần phát triển kinh tế.
- Hội nhập qu
ốc tế giúp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của ngành ngân
hàng, góp phần làm cho môi trường đầu tư từng bước được cải thiện, thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Các NHTM Việt Nam có điều kiện tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn
vốn thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn từ các thị trường các nước.
- Quá trình hội nh
ập vào hệ thống ngân hàng toàn cầu cũng đã và đang giúp
các ngân hàng trong nước tiếp cận và áp dụng các kinh nghiệm và công nghệ
tiên tiến. Việc áp dụng quy trình, phương pháp phân tích và thẩm định khách
hàng, cũng như phương thức quản trị, kinh doanh ngân hàng hiện đại cũng sẽ
làm cho hình ảnh của các NHTM Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn theo cái
nhìn của khách hàng.
1.1.3.2. Thách thức
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các chi nhánh
ngân hàng nướ
c ngoài do họ có trình độ quản lý và công nghệ cao hơn trong khi đó
các NHTM Việt Nam còn nhiều các mặt hạn chế.
- Các ngân hàng nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, trong thời gian đầu
hoạt động hoàn toàn có thể chấp nhận một hạn mức lỗ nhất định để chiếm thị phần.
Việc này sẽ là các bài toán khó cho các NHTM Việt Nam.
- Mở cửa và hội nhập hoạt động ngân hàng là chấp nhận tham gia vào luật
chơi chung bình đẳ
ng áp dụng cho tất cả các nước. Việt Nam tham gia vào WTO thì
đến năm 2010 sẽ không có sự phân biệt giữa các TCTD trong nước và các TCTD
nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Tình trạng chuyển dịch thị phần
huy động vốn và cho vay từ các NHTM trong nước sang các Ngân hàng nước ngoài
là không thể tránh khỏi khi mà các NH nước ngoài dành các ưu đãi tốt hơn cho các
khách hàng hiện tại của các NHTM Việt Nam.
6
- Một thách thức lớn nữa là xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền
kinh tế nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng còn thấp. Các NHTM
còn nặng về các nghiệp vụ truyền thống, các nghiệp vụ mới chậm được áp dụng nên
hiệu quả kinh doanh thấp, đặc biệt là trong các loại hình dịch vụ ngân hàng.
- Hiện nay nhiều NHTMCP ngày càng trở nên vững mạnh, uy tín từng bước
được nâng lên như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín Song hầu hết các ngân hàng chư
a có chiến lược vươn ra thị
trường quốc tế để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong quá trình tìm
kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh ở nước ngoài.
1.2. Quá trình gia nhập thị trương của các ngân hàng thương mại nước
ngoài vào việt nam.
Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều với danh sách các
chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng dài thêm. Các ngân hàng nước ngoài khi
vào thị trường Việt Nam đang trang bị cho hệ thống kinh doanh của mình các hệ
thống công nghệ ngân hàng hiện đại, qua đó giúp họ tạo ra các kênh phân phối rộng
khắp, tiên tiến. Từ năm 1990, các tổ chức ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị
trường ngân hàng Việt Nam với 2 hình thức:
- Mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam
- Liên doanh với ngân hàng Việt Nam để thành lập ngân hàng liên doanh
Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam về việc mở cửa hoạt động ngân hàng
trong nước thì hiện nay các tổ chức nước ngoài có th
ể mở ngân hàng 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời đầu khi bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam, các chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng liên doanh tập trung chủ yếu vào
việc phục vụ khối khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các
cá nhân người nước ngoài. Hầu hết các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các
ngân hàng liên doanh đều có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, phản ánh sự chọn lựa chắc chắn
đối tượng khách hàng mục tiêu và khả năng quản lý của khối này là khá tốt. Trong
thời gian một năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế
Việt Nam, khối ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đang mở rộng mạnh mẽ trong
việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam.
Một điểm đáng ghi nhận trong hoạt động của các ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam là tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập thường
chiếm từ 30% tổng thu nhập hoạt động trở lên. Đây là hệ quả của việc luôn chú
trong trong công tác đầu tư cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét