1.2.4 Đầu tư phát triển tác động đến khoa học công nghệ.
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát
triển khoa học công nghệ của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia.
Quá trình đổi mới công nghệ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn (mua
thiết bị linh kiện, bằng sáng chế…). Mỗi doanh nghiệp hay quốc gia cần có
bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ phù hợp. Trên cơ sở đó đầu tư hiệu
quả để phát huy lợi thế so sánh từng đơn vị cũng như của toàn nền kinh tế
quốc dân.
2. Cơ cấu đầu tư,cơ cấu đầu tư hợp lí.
2.1. Cơ cấu đầu tư.
2.1.1 Khái niệm và bản chất.
Khái niệm: Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ
cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn quan hệ hữu cơ,
tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động
theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn
hơn về mọi mặt kinh tế xã hội.
Bản chất: Về bản chất, cơ cấu đầu tư luôn thay đổi trong từng giai đoạn
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Cơ cấu đầu tư chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế, có nhân tố tác
động từ bên ngoài, có nhân tố tích cực tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng
có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển.
2.1.2 Các loại cơ cấu đầu tư.
a) Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn :
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguốn vốn đầu tư thể hiện
quan hệ tỉ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn
vốn đầu tư của doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng vốn đầu tư xã hội, cơ cấu
5
nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong
đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động
mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu
nguồn vốn hợp lí là cơ cấu phản ánh khả năng huy động mọi nguồn nguồn lực
đầu tư cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao mọi
nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng của nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách, tăng cường tỉ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và
nguồn vốn của dân cư.
Nước ta, thời kì 1986-1990 nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước
chiếm tỉ trọng không đáng kể, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đạt
1,35% tổng vốn đầu tư, đầu tư nước ngoài chỉ khoảng 6,5% và các nguồn viện
trợ không nhiều thì nguồn vốn đầu tư xã hội chủ yếu vẫn là vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước. Nhưng đến thời kỳ từ 1991 cho đến nay, cơ cấu nguồn
vốn đầu tư đã có sự thay đổi lớn. Nguồn vốn đầu tư cấp phát trực tiếp của
ngân sách giảm dần, từ 23,59% (1991-1995) xuống còn 21,87% (1996-2000).
Cơ cấu đầu tư theo nguốn vốn bao gồm các bộ phận:
Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích ra từ ngân sách của
nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư. Đây là một nguồn quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử
dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ
các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà
nước.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: nguồn này có vai trò quan
trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Thông qua nguồn này, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các
ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Nguồn này có
tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước.
Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn phải đảm bảo nguyên tắc hoàn
6
trả vốn vay. Vốn tín dụng đầu tư là một hình thức quá độ chuyển từ phương
thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện các
mục tiêu phát triển xã hội.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: được xác định là thành phần
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ
một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ
khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước.
Vốn đầu tư tư nhân và dân cư: bao gồn phần tiết kiệm của dân cư, phần
tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Vốn của dân cư phụ
thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ
thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư,
chính sách động viên của nhà nước thông qua thuế thu nhập và các khoản
đóng góp đối với xã hội. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã đã và
đang hoạt động, thì phần tích luỹ của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp
đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: là loại hình đầu tư nước
ngoài trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều
hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước
ngoài là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động quốc tế. Đây là
nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang
theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận nên nó có thể thúc đẩy
phát triển ngành nghề mới, đặc biệt những ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật, công
nghệ hay cần nhiều vốn. Nó có các hình thức chính như: Hợp đồng hợp tác
kinh doanh, liên doanh,công ti 100% vốn nước ngoài, các hình thức khác như
EPZ, BOT, BTO,BT. Nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ
7
tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. Không những là nguồn bổ sung vốn
quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm
hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đặc biệt nguồn
vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh hệ thống cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải ,bưu chính viễn thông bước đầu hình thành các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đồng thời giải quyết công
ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương….Bước đầu hình thành
được các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá và đô thị hoá.
b, Cơ cấu vốn đầu tư.
Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng
vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án.
Trong thực tế, có một số cơ cấu vốn đầu tư quan trọng cần được chú ý:
Cơ cấu vốn đầu tư XDCB; vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học,
công nghệ và môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chi
phí tạo ra tài sản lưu động và những chi phí khác…; Cơ cấu vốn đầu tư theo
quá trình và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư chi phí chuẩn bị thực
hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư….
Trong doanh nghiệp thì cơ cấu vốn đầu tư có thể được phân chia theo
lĩnh vực hoạt động của nó, chẳng hạn đối với một công ti S cơ câú vốn đầu tư
chia thành: đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đầu tư trong lĩnh vực
xây dựng kinh doanh hạ tầng; đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm; đầu tư
khác. Cách khác, đầu tư của công ti có thể chia thành vốn đầu tư cho xây lắp,
đầu tư thiết bị, chi phí khác.
c, Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng
ngành kinh tế quốc dân cùng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực
8
hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong
một thời kì nhất định.
- Xem xét cơ cấu đầu tư theo hai nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội
và nhóm ngành kết cấu hạ tầng.Trong đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
phải đi trước một bước, nhưng cần có tỉ lệ hợp lí vì nếu quá tập trung cho đầu
tư cho cơ sở hạ tầng, không chú ý đúng mức cho đầu tư sản xuất kinh doanh
thì sẽ khó hoặc không có tăng trưởng.
- Xem xét cơ cấu đầu tư theo ba nhóm ngành: công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ. Theo đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng, ưu tiên phát
triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lí xuất
phát từ tình hình thực tiễn của nước ta.
- Xem xét cơ cấu đầu tư theo hai khối ngành: khối ngành chủ đạo và khối
ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lí giữa hai khối ngành để
nền kinh tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển
lâu dài, đồng thời đảm bảo sự phát triển tổng hợp đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng nhanh và bền vững.
d, Cơ cấu đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ.
Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư vốn theo
không gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát
huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay
vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế có sẵn của vùng trong sự hài hoà
cân đối phát triển với các vùng khác.
- Xem xét cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: lãnh thổ phát triển và lãnh thổ kém
phát triển.Ở Việt nam,vùng lãnh thổ có tính chất động lực( phát triển) là ba
vùng kinh tế trọng điểm:Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
9
- Xem xét cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ kinh tế, Việt nam có thể chia thành
các vùng:
-Trung du và miền núi phía Bắc.
-Đồng bằng Bắc bộ
-Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung.
-Tây nguyên.
-Đông nam bộ.
-Đồng bằng sông Cửu long.
Trong thời gian qua, tổng vốn đầu tư xã hội được phân vào hai vùng
kinh tế lớn là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông nam bộ, hai vùng có tỉ
trọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng miền núi phía bắc và vùng núi Tây nguyên.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư.
Cơ cấu đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có
thể là các nhân tố trong nội tại nền kinh tế, cũng có thể là những nhân tố tác
động từ bên ngoài. Các nhân tố đó có thể là nhân tố tích cực thúc đẩy sự
chuyển dịch tới một cơ cấu đầu tư hợp lý, cũng có thể là những nhân tố tiêu
cực kìm hãm sự chuyển dịch đó. Trong các nhân tố tác động đó có một số
nhân tố đáng chú ý sau:
Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: đây là nhân tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư.Nó là nhân tố quyết định để trả lời
cho câu hỏi cái gì? Cho ai? trong quá trình ra quyết định của chủ đầu tư: cái
gì, cho ai và như thế nào?. Khi quyết định đầu tư vào ngành lĩnh vực nào thì
chủ đầu tư trước hết phải nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trường
cũng như tình hình cung ứng sản phẩm đó trên thị trường. Có như vậy mới
biết được liệu việc đầu tư vào lĩnh vực đó có mang lại lợi nhuận hay không?
Có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy quyết định đầu tư
10
của chủ đầu tư chịu sự tác động lớn của yếu tố nhu cầu thị trường. Do đó,
khối lượng vốn đầu tư cho các ngành các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau.
Và như vậy cơ cấu đầu tư sẽ thay đổi khi cầu tiêu dùng xã hội thay đổi.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: lực lượng sản xuất càng phát
triển thì trình độ chuyên môn hoá càng cao. Sự chuyên môn hoá trong sản
xuất giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng làm cho mỗi ngành, lĩnh vực
cũng như mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng, có thế mạnh riêng. Những
thế mạnh đó tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là trình
độ phát triển lực lượng sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu đầu tư.
Ngày nay khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ quốc tế hoá,
khoa học công nghệ phát triển đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông
tin cho phép việc tiếp cận, tìm hiểu các thông tin thị trường của các nhà đầu
tư dễ dàng hơn, chính xác hơn. Do đó các nhà đầu tư có thể xác định được
chiến lược đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập.
Quan điểm, chiến lược mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
trong từng giai đoạn nhất định: có thể nói đây là nhân tố có tác động quyết
định tới cơ cấu đầu tư. Vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước không những
là đề ra những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà còn là việc
nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh, hướng nền kinh tế xã hội
phát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Nhà nước có thể đầu tư từ
vốn ngân sách nhà nước để xây dựng những chương trình, dự án phát triển
trong quy hoạch, kế hoạch đồng thời cũng có thể đưa ra những chính sách ưu
đãi, những biện pháp hỗ trợ nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các
ngành, các vùng…theo định hướng của mình. Những biện pháp này đã thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây
dựng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu chiến lược đã đề ra, nhằm xây
dựng một nền kinh tế phát triển hơn, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
trong nước trên trường quốc tế.
11
Cơ chế quản lí: môi trường đầu tư của một quốc gia và trong từng ngành
bị ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế quản lí của quốc gia đó .Nếu môi trường pháp
lí hoàn chỉnh, thông thoáng và ổn định sẽ là điệu kiện thuận lợi thu hút các
nhà đầu tư tham gia. Ngược lại, nếu môi trường pháp lí còn nhiều kẽ hở,chưa
đồng bộ,đồng thời gây cản trở cho quá trình đầu tư thì đó là một rào cản lớn
ngăn các nhà đầu tư tham gia đầu tư.Trong cơ chế quản lí thì khuôn khổ pháp
luật và bộ máy quản lí có ảnh hưởng quyết định.
Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài gồm có: nhân tố xu thế chính trị, xã
hội và kinh tế của các khu vực và thế giới là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới cơ
cấu đầu tư của nền kinh tế. Một ảnh hưởng về tài chính tiền tệ của một nước
lớn cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Một cuộc khủng hoảng
về tài chính sẽ kéo theo sự suy thoái của cả hệ thống tài chính các nước khác.
Sự thay đổi về tỉ lệ giá cả của các đồng tiền làm thay đổi về sức cạnh tranh
của các mặt hàng trong nước ra nước ngoài. Sự không ổn định về kinh tế
chính trị ở một nước, một khu vực gây ra tâm lý e ngại cho đầu tư cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực đó, gây
tổn thất không ít tới nền kinh tế.
Đặc biệt với giai đoạn hiện nay theo xu hướng hội nhập kinh tế thế giới,
sự phát triển của một nền kinh tế chịu tác động rất lớn từ các nền kinh tế khác
trong khu vực và thể giới. Mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình đường lối,
chiến lược phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, nhằm bắt kịp sự phát
triển của các nước trên thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng
cao vị thế kinh tế chính trị trên trường quốc tế. Từ việc tìm hiểu thông tin về
tình hình kinh tế, chính trị, tìm hiểu thị trường của các nước trong khu vực và
trên thế giới các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho hợp lý nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất. Đồng thời nhà nước cũng sẽ căn cứ vào xu hướng
chính trị trên thế giới và khu vực để đề ra mục tiêu phát triển cho nước mình
cho phù hợp với xu thế đó.
12
2.2. Cơ cấu đầu tư hợp lý:
2.2.1. Khái niệm:
Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách
quan, với các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn,
phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng,
cơ sở và toàn bộ nền kinh tế, có tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tế
theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực
trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị
của thế giới và khu vực.
2.2.2. Đánh giá cơ cấu đầu tư hợp lý.
Một cơ cấu đầu tư hợp lý, trước hết phải phù hợp với quy luật khách
quan, nghĩa là nó phải phù hợp với các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật
tự nhiên. Nếu đi nguợc lại các quy luật đó lập tức nó sẽ bị đào thải và không
thể tồn tại, phát triển được.
Trong mỗi giai đoạn, với những điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội,
về chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì sẽ có một cơ cấu đầu tư
hợp lí khác nhau. Và trong các ngành khác nhau cũng sẽ có cơ cấu đầu tư hợp
lý khác nhau. Cơ cấu này là phù hợp với quốc gia này nhưng lại không phù
hợp với quốc gia kia, và ngay trong nền kinh tế thì cơ cấu hợp lý cho mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực cũng khác nhau. Vấn đề cần đặt ra là các nước phải xây
dựng cho mình cơ cấu đầu tư hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong
từng bộ phận của nền kinh tế để đạt đựoc sự phát triển bền vững.
Với mỗi cách phân loại cơ cấu đầu tư thì sự hợp lý cũng khác nhau:
- Cơ cấu đầu tư hợp lí theo nguồn vốn:
Trên phạm vi quốc gia: Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu phản ánh khả
năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh tối
13
đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng
hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư.
Xu hướng cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần
tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng
ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
Xét trên góc độ doanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu
phản ánh tỷ lệ giữa các nguồn vốn trong doanh nghiệp, giữa vốn chủ sở hữu
và vốn đi vay sao cho tận dụng tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn đầu tư hợp lí.
Vốn đầu tư hợp lý được đánh giá thông qua danh mục và hiệu quả cuả
các bộ phận mà doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho
bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đầu tư và nó thường
chiếm một tỷ trọng khá cao.
- Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành hợp lí:
Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý được đánh giá dựa trên chính sách phát
triển kinh tế từng thời kỳ để xem: Cơ cấu ngành được chuyển biến như thế đã
theo hướng tích cực chưa? Xem đã phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế
chưa?
Cơ cấu đầu tư ngành hợp lý là cơ cấu chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh
công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và ưu tiên nông nghiệp nông thôn,
phát triển hạ tầng cơ sở cũng như các lĩnh vực xã hội nhằm hướng tới mục
tiêu công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
- Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ hợp lí:
Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp
lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét