Với những chỉ tiêu trên chính là sự khẳng định mình trên con đường phát
triển của đất nước, là nền tảng cho hoạt động trong tương lai của công ty.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ECC5
1. Chức năng nhiệm vụ hoạt động sản xuất của công ty ECC5
Chức năng nhiệm vụ chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty ECC5 là tham gia đấu thầu, tổ chức xây lắp các công trình
Việc nhân thầu là quá trình quan trọng quyết định tới doanh thu của
công ty. Do đó viêc lập kế hoạch nhận thầu và dự toán là việc hết sức quan
trọng. Công ty cần lập kế hoạch làm sao cho chi phí tham gia nhận thầu là
thấp nhất, tỷ lệ trúng thầu là cao nhất với mức giá nhận thầu cao, điều đó
muốn thực hiện được chính phải dựa vào thế mạnh của công ty, cần tạo sự
khác biệt với các công ty xây lắp khác. Hiểu được điều đó công ty luôn đặt
sự kết hợp giữa bản kế hoạch dự thầu được đánh giá cao với đội ngũ cán bộ
quản lý tốt, công nhân lành nghề để tạo nên thế mạnh riêng của mình trong
sự cạnh tranh quết liệt của nền kinh tế thị trường.
Chuẩn bị kế hoạch và lập dự toán phải tốt, đó chính là yếu tố hàng
đầu trong việc tham gia đấu thầu, với một bản kế hoạch tốt thì nó là sức
thuyết phục hàng đầu với chủ đầu tư. Và chính việc tham gia đấu thầu là
nền tảng cho viêc tổ chức xây lắp chỉ có bản kế hoạch và lập dự toán tốt thì
việc tổ chức xây lắp mới luôn đạt được chất lương cao nhất. Ngược lại khi
việc tổ chức xây lắp tốt thì nó quyết định cho việc nhận thầu liệu công ty có
đủ năng lực nhận thầu không, liệu công ty đưa ra giá nhân thầu có thích
hợp không? Với một đội ngũ cán bộ quản lý tốt, công nhân lành nghề tạo
ra chi phí trong xây lắp ở mức thấp luôn tạo doanh thu cao đó chính là điều
mà công ty luôn hướng đến. Nó tạo lên lợi thế trong quá trình đầu tư với
một mức giá thích hợp. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai chức năng
công ty đã tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ECC5
Công ty ECC5 là một đơn vị xây lắp với loại hình chủ sản xuất chủ
yếu là tổ chức nhân thầu về xây lắp và xây dựng trong quá trình đầu tư xây
dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nên kinh tế quốc dân. Chính vì
vậy mà sản phẩm của công ty là những công trình xây dựng, vật liệu kiến
trúc… có quy mô lớn thời gian sản phẩm xây lắp dài ( khi khởi công đến
5
khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó
phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật), giá được quyết định theo
giá thoả thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây
lắp không được thể hiện rõ.
Bên cạnh đó công ty còn có các xưởng gia công thiết bị, vật liệu. Các
xưởng này chủ yếu gia công thiết bị, vật liêu thô nhằm cung cấp cho các
đơn vị sản xuất, cho chủ đầu tư, phục vụ cho các công trình mà công ty
tham gia đấu thầu xây lắp.
3. Quy trình công nghệ và kiểm tra chất lương sản xuất tại công
ty ECC5
a. Quy trình công nghệ
Sơ đồ quy trình công nghệ
Phòng tổ
chức
Phòng KT kỹ
thuật
Phòng KH vật tư
quản lý máy
Cung cấp Đấu thầu lập kế hoạch Cung cấp vật tư
Nhân lực biện phát thi công máy móc
Kiểm tra giám sát
Quy trình công công nghệ của công ty được bắt đầu từ việc lập kế
hoạch, lập dự toán của phòng kinh tế kỹ thuật để tham gia đấu thầu, làm
sao cho chi phí tham gia đấu thầu là thấp nhất và tỷ lệ trúng thầu là cao
nhất. Sau khi trúng thầu phòng kinh tế kỹ thuật lập biện phát thi công, lập
kế hoạch thi công sao cho sát nhất với thực tế.
Để thực hiện được điều đó bản kế hoạch cần được lập dưới sự tham
khảo giữa phòng kinh tế kỹ thuật với phòng tổ chức, phòng kế hoạch vật tư,
phòng kế toán để tạo sự hợp lý cho việc cung cấp nhân lực, vật tư, máy
móc, tài chính cho các đội công trình làm sao cho hợp lý nhất.
Các đội công trình là các đội trực tiếp sản xuất dưới bản thiết kế và
kế hoạch đã được lập với việc cung cấp nhân lực vật tư từ các phòng ban
khác. Trong quá trình thi công ngoài sự giám sát của bên chủ đầu tư phòng
kế hoạch có trách nhiệm giám sát mức độ hoàn thành công việc cũng như
tính đúng đắn của chi phí, tính chính sác của công trình với bản kỹ thuật.
Các đội công trình
Phòng tài chính
kế toán
6
Phòng kế toán tập hợp chi phí dưới báo cáo của các đội công trình để
cuối kỳ tính tổng chi phí và số doanh thu của công trình. Sau công trình
phòng kế toán với phòng kinh tế kỹ thuật tính tổng giá thành và lập quyêt
toán công trình.
b. Quy trình kiểm tra chất luợng của công trình
Sơ đồ kiểm tra chất luợng của công trình
BÊN B
BÊN A
kiểm soát
kiểm soát chéo
Bên chủ đầu tư thuê giám sát viên nhằm giám sát tính chính sác của
kỹ thuật công trình so với bản thiết kế, giám sát qua trình thi công của bên
nhận đấu thầu, quá trình nghiệm thu công trình
Bên nhận đấu thầu việc giám sát được chịu trách nhiệm bởi các phó
giám đốc và phòng kinh tế kỹ thuật
- Các phó giám đốc chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra kỹ thuật của
công trình nhất là phần cơ và điện ( thường là đột xuất)
- Phòng kinh tế kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát tất cả các
quy trình kỹ thuật, các chi phí biến đổi đột xuất của công trình, với
các đội trưởng công trình phòng là người chịu trách nhiệm chính về
các vấn đề của công trình trước công ty ( kiểm tra giám sát một cách
thường xuyên ).
Ngoài ra còn có sự kiểm soát chéo sự trao đổi đánh giá giữa bên chủ đầu
tư và bên thi công mà trực tiếp là phòng kinh tế kỹ thuật và giám sát bên A
nhằm tìm ra nhưng sai lầm một cách nhanh nhất và tìm được tiếng nói
chung trong quá trình sửa chữa những sai lầm tạo sử hiệu qua trong lắp đặt.
CÔNG TRÌNH
Phó giám đốc
Giám sát
công trình
Phòng kinh tế
kỹ thuật
7
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
ECC5
1. Sơ đồ tổ chức của công ty ECC5
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ECC5
GIÁM ĐỐC
Kế toán trưởng Phó giám đốc
( PT phần cơ )
Phó giám đốc
(PT phần điện)
Phòng kế toán
Tài chính
Bộ phận
y tế
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng k/t
kỹ thuật
Phòng kế hoạch
vật tư quản lý máy
Xưởng sx
tấm lợp
Văn Phòng
đại diện
Đội sửa
chữa
Đội xe
Đội công
trình
Nhà máy CTTB&
sx que hàn
Nhà máy sx
tôn lợp mạ
Trường CN
kỹ thuật
2. Chức năng các phòng ban
a. Ban giám đốc:
Ban giám đốc: là nơi điều hành trực tiếp hoạt động kinh tế và kỹ
thuật của công ty, chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại, phê duyêt các văn
bản các quy chế quan trọng của công ty… chiu trách nhiệm trước chủ ở
hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
8
Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc công ty: tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu,
chịu trách nhiệm về kinh tế , đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng
ngày của công ty, phê duyệt kế hoạch, chế độ, phát lệ của công ty cũng như
thực hiện các biện pháp quản lý nhân sự tại công ty, giám đốc công ty có
quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của công ty.
Gồm 2 phó giám đốc:
- Một phó giám đốc phụ trách phần cơ
- Môt phó giám đốc phụ trách phần đện
Cả hai chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo thi công theo từng mảng
thích hợp với chuyên môn tại các đội công trình xây lắp.
b. Phòng tổ chức hành chính
Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hướng dẩn, theo dõi tổ chức lao
động – hành chính - bảo vệ của các công trình để họ thực hiện đúng với
điều lệ phân cấp của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời với giám đốc
những sai sót về công tác tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ để lãnh
đạo có chủ trương giải quyết.
Nghiên cứu về chính sách cán bộ, theo dõi về tổ chức bồi dưỡng, nâng
cao trình độ để quy hoạch cán bộ đạt tỷ lệ cao, tiến hành các thủ tục kiểm
điểm định kỳ, nhận xét các bộ. Chỉ đạo công tác lưu trữ, bổ xung hồ sơ lý
lịch CBCNVC vào sổ BHXH, theo dõi công tác Đảng.
c. Phòng kinh tế kỹ thuật
Nơi lập dự toán, quyết toán, biện phát thi công, được xây dựng trên
năng lực sản xuất hiện có của các công trình, hạng mục công trình dự kiến
triển khai thi công trong năm. Về khả năng sản xuất và bàn giao sản phẩm
xây lắp trên cơ sơ đó xác định sản xuất kinh doanh, giá trị doanh thu hàng
năm.
Kế hoạch sản xuất có thể được lập trong năm năm, trong năm trong,
lập hàng quý nhằm đánh giá và kiểm soát tiến độ hoàn thành, các chi phí
phát sinh, khả năng trúng thầu là tốt nhất.
d. Phòng kế hoạch vật tư quản lý máy
Phòng kế hoạch vật tư - quản lý máy chịu trách nhiệm chính trong
công tác quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm thiết bị, quản lý và điều
hành hệ thống máy móc thiết bị cho các công trình.
Chủ trì trong việc lập dự án thực hiện dự án, thẩm định dự án có quy
mô nhỏ trong việc xây dựng sửa chữa trong nội bộ.
9
Kết hợp cùng phòng kinh tế kỹ thuật trong việc triển khai thực hiện
dự án và lập quyết toán dự án đầu tư.
e. Bộ phận y tế
Là nơi chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên chức của công
ty, thực hiên chế độ bảo hiểm y tế xã hội, theo dõi định kỳ sức khoẻ của
toàn bộ cán bộ công nhân viên chức.
f. Các đội sản xuất và các đội công trình
Các đội sản xuất là các đội trực tiếp tham gia sản xuất các sản phẩm,
theo kế hoạch dự án mà công ty tham gia dự thầu có trách nhiệm.
Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ chất lượng theo yêu cầu của thiết
kế của bên chủ đầu tư và theo quyết định giao việc của công ty.
Thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO - 9002 thi công đảm bảo uy tín với bên chủ đầu tư.
Cắt cử cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công lập dự toán cùng kỹ thuật
bên A lập biên bản nghịêm thu theo từng giai đoạn hồ sơ hoàn thành kỹ
thuật và thanh quyết toán công trình với bên A, gửi các biên bản nghiệm
thu khối lượng về phòng kinh tế kỹ thuật cho công ty để thanh toán tiền
lương và quyết toán khoán gọn cho các đội sản xuất
10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHÚC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY ECC5
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY ECC5
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình vừa tập chung vừa
phân tán. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, bộ máy kế toán có sự
phối hợp chuyên môn trong mối quan hệ với các phòng ban cũng như kế
toán các đội công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy kế toán là phản ánh
sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty và cung cấp các thông tin
báo cáo tài chính cho các đối tượng có liên quan như ngân hàng hay tổng
công ty. Ngoài ra kế toán công ty còn thực hiện công việc kế toán quản trị
nhằm lập dự toán về chi phí để phân tích tình hình biến động, kết quả kinh
doanh trong tương lại của công ty, lập các báo cáo quản trị các công trình
trong thời kỳ quyết toán nhằm đánh giá chính sác kết quả doanh thu và chi
phí bỏ ra của một công trình. Kiểm soát hiệu quả của các hoạt động kinh tế
của công ty. Tất cả các thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà
quản tr của công ty
Sơ đồ tổ chức kế toán
Thủ quỹ
Phòng kế toán tài chính
Kế toán NH
tiền mặt
Kế toán TS
tiền lương
Kế toán dụng cụ
vật tư
Kế toán
tổng hợp
Kế toán các đội
công trình
Kế toán trưởng
11
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán phần hành trong công
ty:
* Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công
ty trong qua trình sử lý các thông tin kinh tế, đồng thời là người kiểm tra
kiểm soát các hoạt kinh tế - tài chính của chủ sở hữu.
Nhiệm vụ chính: tổ chức bộ máy một cách hợp lý không ngừng cải tiến
bộ hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp phù hợp với quy phạm
phát luật, phản ánh trung thực, chính sác, kịp thời các thông tin kinh tế phát
sinh. Tổng hợp lập báo cáo tài chính cũng như các bảng tổng hợp vào cuối
kỳ, phân tích đánh giá tình hình hoạt động tài chính của toàn công ty.
Tính toán các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải nộp cho tổng
công ty, cũng như các khoản phải thu phải trả nhằm thực hiện đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của mình.
Đề xuất các phương pháp sử lý tài sản thất thoát, thiếu và thừa trong
công ty, cũng như tính chính xác thời kỳ, chế độ kết quả tài sản hàng kỳ.
* Kế toán ngân hàng tiền mặi
Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường
xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp
thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày,
giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện các nguyên
nhân làm tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện phát thích
hợp, để giải phóng tiền đang chuyển kịp thời.
* Kế toán tài sản tiền lương
Nhiệm vụ của kế toán tài sản:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính sác, kịp thời số lượng, giá trị
tài sản hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong
phạm vi toàn công ty, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo
điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên
việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡngTSCĐ và kế hoạch đầu tư TSCĐ
trong công ty.
- Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản
xuất – kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài
chính quy định.
12
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa
TSCĐ, tập hợp và phân bổ chính sác chi phí sửa chữa TSCĐ vào
chi phí kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số lượng lao động, thời gian
kết quả lao động, tính lương các khoản trích theo lương phân bổ
chi phí nhân công theo đúng đối tượng lao động.
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản
phụ cấp phụ trợ cho người lao đông.
- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản
lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp.
* Kế toán dụng cụ vật tư:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính sác trung thực, kịp thời số
lượng chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho,
phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, đọng, kém phẩm chất dể công
ty có biện phát sử lý kịp thời hạn chế tối đa mức thiệt hại có thể
xảy ra.
* Kế toán tổng hợp:
- Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá
trình quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được
tổng hợp vào cuối tháng.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà
nước.
- Phân tích các hoạt đông sản xuất kinh doanh trên các chỉ tiêu cơ
bản, tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại.
- Thực hiện công tác quyết toán đối với tổng và nhà nước.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đột xuất kinh doanh và
quản lý của công ty
* Thủ quỹ:
- Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo
đúng quy định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành.
13
- Kiểm két đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền
trong két, thực hiện thu từ ngân hàng, từ các chủ đầu tư.
- Báo cáo nhanh về tổng, thu tổng chi của ngày hôm trước và số dư
đầu ngày báo cáo.
* Kế toán các đội công trình
- Hạch toán phụ thuộc vào bộ máy kế toán của công ty, kế toán phải
tập hợp chi phí sản xuất theo từng hạng mục, theo mức độ hoàn
thành của công việc theo phương pháp tính giá đã được quy định.
- Tính giá trị khối lượng công việc có thể được quyết toán trong một
kỳ để tính doanh thu của công trình, kết thúc công trình cần lập bản
quyết toán công trình.
2. Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán
2.1. Những thông tin chung.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào ngày
31/12/200N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hoạch toán kế toán: Việt Nam đồng
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác về nguên tắc là phải trao đổi ra Việt
Nam đồng tính theo tỷ giá lúc thực tế phát sinh, hay theo giá thoả thuận.
Điều này được nói khá rõ trong chuẩn mực kiểm toán 10 Về ảnh hưởng của
việc thay đổi tỷ giá.
Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung
Phương pháp hạch toán TSCĐ:
- Nguyên tắc tính giá TSCĐ được áp dụng theo chuẩn mực 03- 04
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam theo Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
- Hạch toán khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp luỹ kế và
việc đăng ký thời gian hữu ích được nêu trong Quyết định
206/2003 QĐ – BTC về việc ban hành chế độ quản lý và trích khấu
hao tài sản cố định.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, nguyên tắc tính giá được áp
dụng theo chuẩn mực kế toán 02 Hàng tồn kho Quyết định số
149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
- Hàng xuất kho được tính giá theo phương pháp nhập trước xuất
trước.
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét