Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
I. Giới thiệu chung về xếp hạng tín dụng
1.Khái niệm xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong
những năm gần đây, nhưng nó được đưa ra cách đây gần 1000 năm ( từ năm
1909). Tên tiếng anh của thuật ngữ này là CREDIT RATING, trong đó Credit
như chúng ta đã biết có nghĩa là tín dụng, còn rating chính là sự đánh giá , xếp
hạng. Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ này chính là Jonh Moody – người có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động xếp hạng tín dụng trên toàn thế giới, người sáng
lập ra tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới và từ đó được sử dụng cho
đến ngày nay. Theo Moody “ Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá khả năng
thanh toán trong tương lai và sự sẵn sàng thanh toán của một tổ chức phát
hành về việc thực hiện thanh toán đúng hạn cả gốc lẫn lãi đối với một khoản
nợ nào đó“. Hay nói cách khác, đó chính là đánh giá hiện thời về chất lượng
tín dụng được xem xét trong tương lai, phản ánh khả năng và sự sẵn sàng của
Nhà phát hành ( người đi vay ) trong việc thanh toán cả lãi và gốc đúng hạn .
Sau này với sự xuất hiện của nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng như S&P
( Stand & Poor ), hay công ty Duff & Phelps, công ty Fitch ….có nhiều cách
hiểu khác nhau về xếp hạng tín dụng , chẳng hạn như theo định nghĩa của
công ty Standard & Poor thì “ Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá về mức độ tin
cậy ( tín nhiệm ) nói chung của khách hàng , hoặc là sự tín nhiệm của một
khách hàng có liên quan đến một khoản nợ cụ thể hoặc một nghĩa vụ tài chính
khác , dựa trên những yếu tố rủi ro hợp lí “.
Ở Việt Nam , xếp hạng tín dụng được Trung tâm Thông tin tín dụng
định nghĩa như sau “ xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tin cậy của
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
một thực thể ( cá nhân ,doanh nghiệp hay quốc gia …) dựa trên lịch sử các lần
vay, trả nợ cũng như độ sẵn sàng về tài sản và mức độ nợ “.
Trong giai đoạn hiện nay , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán thì xếp hạng tín dụng không chỉ bó hẹp trong hoạt động
của các ngân hàng mà nó còn được xem như là một căn cứ giúp các nhà đầu
tư, các tổ chức tiến hành đầu tư chứng khoán. Vì thế xếp hạng tín dụng được
hiểu rộng ra là “ sự đánh giá, nhận định về mức độ tín nhiệm của các tổ chức,
cá nhân đối với một doanh nghiệp . Các tổ chức cá nhân ở đây có thể là các
ngân hàng, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lí, người tiêu dùng …
2. Mục đích của xếp hạng tín dụng :
Tuy xếp hạng tín dụng phục vụ cho tất cả các tổ chức, các cá nhân yêu
cầu nhưng tổ chức cần thông tin xếp hạng tín dụng nhất vẫn là các Ngân hàng
thương mại,vì hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro.Vì thế chúng ta sẽ
đứng trên quan điểm những người cần thông tin là ngân hàng thương mại để
xem xét mục đích của công tác xếp hạng tín dụng .
Mục đích của xếp hạng tín dụng là đưa ra những nhận xét đánh giá về
tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và
tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong
việc:
Thứ nhất, ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng của
một khách hàng, số tiền cho vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện
pháp bảo đảm cho khoản tín dụng .
Thứ hai, giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng
đang còn dư nợ; hạng tín dụng của khách hàng cho phép ngân hàng cho vay
lường trước được những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay, từ đó có
những biện pháp đối phó kịp thời .
Xét trên góc độ quản lí toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương mại thì hệ thống xếp hạng tín dụng còn nhằm mục đích:
Thứ nhất, phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng
có ít rủi ro hơn .
Thứ hai, ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích
lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp lí nhất.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng tập trung vào việc đánh giá hai mảng chính, đó là :
Thứ nhất, khả năng thực hiện các cam kết tài chính. Khả năng này được
xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh tiềm năng
trong tương lai của công ty như: khả năng sinh lời, khả năng thanh toán
nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, kì thu tiền
bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản, các chỉ tiêu về thu nhập, hệ số khả năng
trả lãi, hệ số khả năng trả gốc,năng lực và kinh nghiệm quản lí…. Từ việc
đánh giá và cho điểm dựa trên những chỉ tiêu này, một hạng tín dụng sẽ cho ta
kết luận tương ứng về khả năng thực hiện các cam kết của khách hàng là các
doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là mong muốn thực hiện các cam kết tài chính. Điều này
được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu phi tài chính như: Số lần trả nợ đúng
hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần cam kết
mất khả năng thanh toán, số lần nhận trả lãi vay, các chỉ tiêu về năng lực và
kinh nghiệm quản lí, môi trường kinh doanh …
Mặc dù xếp hạng tín dụng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính của các doanh nghiệp nên kết quả của nó có độ tin cậy khá
cao và được coi là một cơ sở, căn cứ quan trọng hỗ trợ Ngân hàng trong các
quyết định tín dụng, và là một hình thức tư vấn chứng khoán cho các nhà đầu
tư nhưng lưu ý rằng xếp hạng tín dụng không phải là một lời đảm bảo về khả
năng trả một khoản nợ cụ thể khuyến nghị cho các nhà đầu tư. Mà nó đưa ra
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
một ý kiến đáng tin cậy, sau khi đã thực hiện các phân tích định tính và định
lượng phù hợp. Điều này có nghĩa là các kết quả xếp hạng tín dụng được đưa
ra từ các tổ chức xếp hạng tín dụng chỉ mang tính chất tương đối chứ không
phải là tuyệt đối.
4. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống xếp hạng tín dụng trên
thế giới
Mặc dù xếp hạng tín dụng mới chính thức ra đời vào đầu thế kỷ 20
,nhưng trước đó một thời gian khá dài thì việc buôn bán trao đổi của các
thương nhân hay chính là các nhà buôn vẫn dựa trên một nguyên tắc khá phổ
biến đó là: trước khi thực hiện việc trao đổi buôn bán với đối tác nào đó, các
nhà buôn này đều phải tìm hiểu rất kĩ về đối tác đó. Việc tìm hiểu này được
tiến hành thông qua việc thăm dò ý kiến của những người có quan hệ rộng ,
quen biết rộng để biết được mức độ tín nhiệm của đối tác đó.Từ đó xúc tiến
việc buôn bán ở các mức độ khác nhau. Rõ ràng hình thức này tương tự như
hình thức xếp loại tín dụng, trong đó chỉ thay thế các nhà buôn bằng các ngân
hàng thương mại, các tổ chức và cá nhân khác. còn những người có quan hệ
rộng ở đây chính là các tổ chức xếp hạng tín dụng, có vai trò cung cấp thông
tin tổng quát nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua hạng tín dụng của doanh nghiệp đó.
Vào đầu thế kỉ 20, có một loại chứng khoán mới ra đời, đó là trái phiếu
công ty.Việc phát hành trái phiếu công ty được coi là một hiện tượng của thế
kỉ 20. Việc phát hành trái phiếu công ty diễn ra cùng khoảng thời gian với các
bài báo bài luận đầu tiên được xuất bản có nội dung viết về các chỉ số phân
tích tài chính, kế toán của các công ty. Các chỉ số này được dùng như là tiêu
chuẩn để chuẩn đoán sức mạnh tài chính của một công ty. Nhưng những chỉ
tiêu đó chỉ xuất hiện trong các bài báo cho đến những năm đầu của thập kỉ
20, thì nó mới chính thức được các tổ chức đưa ra để trao đổi và nghiên cứu
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
một cách chuyên sâu, và nâng cao hơn vai trò của các chỉ số phân tích tài chính.
Đó là những nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của hệ thống xếp hạng tin dụng
Cùng thời gian ra đời của trái phiếu công ty, trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu và đánh giá các công ty phát hành trái phiếu thì vào năm 1909,
John Moody chính thức đưa ra khái niệm xếp hạng tín dụng (Credit Rating)
trong một cuốn sách “Cẩm nang chứng khoán đường sắt “, ở đó ông đã tiến
hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra Bảng xếp hạng tín nhiệm đầu tiên cho
1500 trái phiếu của 250 công ty đường sắt theo hệ thống kí hiệu hết sức đơn
giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ Aaa đến C. Sự
kiện này đánh một dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của hệ thống xếp hạng
tín dụng trên thế giới, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử ngành
Ngân hàng – Tài chính. Cũng từ đó tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s ra đời
và sau này trở thành một trong những tổ chức xếp hạng lớn nhất trên thế giới.
Sau sự ra đời của Moody’s thì năm 1916, công ty định mức tín nhiệm
Standard & Poor cũng được thành lập và tổ chức này đã nhanh chóng khẳng định
tên tuổi cũng như vị trí của mình trong hệ thống xếp hạng trên toàn thế giới.
Cùng với Moody’s thì Standard & Poor cũng được đánh giá khá cao về
độ tin cậy của các thông tin mà ở đây cụ thể là các bản xếp hạng tín dụng của
các công ty trên toàn thế giới do họ đưa ra .
Sau Moody’s, Standard & Poor thì có hàng loạt các tổ chức xếp hạng
tín dụng ra đời như: Duff & Phelps hay Fitch…Hoạt động xếp hạng tín dụng
ngày càng được cải tiến, được nâng cao cả về phương pháp xếp hạng lẫn kĩ
thuật, công nghệ sử dụng. Đặc biệt là kể từ thập kỉ 80 trở lại đây, khi hoạt
động đầu tư – kinh doanh của các tổ chức tài chính gặp nhiều rủi ro hơn
trước, khủng hoảng tài chính xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới đã gây ra
những tổn thất vô cùng to lớn thì vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng lại
càng được nâng cao và hoạt động này được quan tâm chú trọng hơn bao giờ
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hết. Nếu như trước kia xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chỉ là công việc của
các tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s hay Standard & Poor hoặc là Fitch
….thì ngày nay, tất cả các quốc gia kể cả các quốc gia đang phát triển thì đều
thành lập các cơ quan chuyên trách về mảng xếp hạng tín dụng các doanh
nghiêp. Và xếp hạng tín dụng trở thành một công việc quan trọng trong hoạt
động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển về
số lượng các tổ chức xếp hạng tín dụng thì chất lượng của công tác xếp hạng
tín dụng cũng ngày một nâng cao hơn. Trên thế giới đã có nhiều phương
pháp, nhiều mô hình đưa ra nhằm tối đa hóa độ tin cậy của các kết quả xếp
hạng, chuyển từ hướng đánh giá xếp hạng mang tính chất định tính sang định
lượng, chuyển từ các phương pháp đánh giá truyền thống ( phương pháp
chuyên gia ) sang các phương pháp mang tính khách quan, chính xác hơn,
chuyển từ mô hình phi cấu trúc sang mô hình cấu trúc,,,
Đó là hiện tại, còn tương lai hệ thống xếp hạng sẽ phát triển như thế
nào? Rõ ràng tuy được cải tiến rất nhiều và hệ thống xếp hạng tín dụng đã
ngày càng đạt được độ tin cậy cao nhưng hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng
toàn cầu vẫn còn gặp nhiều bất cập, đó là sự chưa đồng bộ về phương pháp
cũng như kĩ thuật xếp hạng giữa các quốc gia khác nhau, thậm chí ngay trong
cùng một quốc gia thì đối với các tổ chức xếp hạng khác nhau cũng cho kết
quả khác nhau về mức độ tín nhiệm của 1 doanh nghiệp. Vì thế , trong tương
lai các nhà quản lí kinh tế, tài chính nói chung và các tổ chức xếp hạng tín
dụng nói riêng đều mong muốn xây dựng một khung phương pháp tính toán
và xếp hạng chung trên toàn thế giới, đạt được sự đồng bộ thống nhất giữa các
tổ chức xếp hạng tín dụng cũng như giữa các quốc gia, để từ đó có cái nhìn
nhất quán về tình hình hoạt động, mức độ tín nhiệm của các công ty, các
khách hàng.
5. Phân loại xếp hạng tín dụng
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có nhiều cách để phân loại các hình thức xếp hạng tín dụng. Tùy thuộc
vào các căn cứ để phân loại chúng ta có các loại xếp hạng tín dụng tương ứng.
Ta sẽ xét lần lượt hai căn cứ phân loại :
5.1.Căn cứ vào đối tượng xếp hạng
Dựa vào tiêu thức này, người ta phân xếp hạng tín dụng thành 4 loại như
sau
Thứ nhất, đó là xếp hạng tín dụng cá nhân. Đây là hình thức xếp hạng
được áp dụng đối với các cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại, hay chính là các khách hàng cá nhân. Việc xếp hạng
tín dụng cá nhân được thực hiện dựa trên lịch sử trả nợ, số lượng và loại tài
sản mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá
hạn. Tất cả những thông tin đó đều được thu thập và tổng hợp trong các báo
cáo tín nhiệm về cá nhân đó.
Thứ hai, đó là định mức tín nhiệm doanh nghiệp. Hình thức xếp hạng
này tập trung vào đối tượng xếp hạng là các doanh nghiệp . Việc đánh giá xếp
hạng doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau ,
nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh
nghiệp để đánh giá .
Thứ ba là xếp hạng tín dụng quốc gia. Loại hình xếp hạng tín dụng này
đánh giá mức độ tin cậy của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường
đầu tư giữa các quốc gia, quốc gia nào càng được xếp hạng tín dụng cao thì
càng nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ thu hút
được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc xếp hạng tín dụng các quốc gia dựa trên
các chỉ số phát triển chung như: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn
vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, mức độ bình ổn chính trị,

Cuối cùng, đó là xếp hạng tín dụng các công dụ đầu tư. Các công cụ
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được xếp hạng chủ yếu vẫn là các công cụ có thu nhập cố định như : trái
phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu ngân hàng.
Ở một số nước và một số tổ chức xếp hạng tín dụng hiện nay còn xếp hạng tín
dụng cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường …Việc xếp hạng tín dụng đối với
các loại công cụ đầu tư được thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng
thanh khoản , kì hạn , lãi suất , mệnh giá , các rủi ro có thể gặp phải ,….
Hiện nay, ở nước ta mới chỉ tập trung xếp hạng các doanh nghiệp tham
gia hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại, còn các loại hình xếp
hạng tín dụng khác vẫn chưa được triển khai do thị trường chứng khoán nước
ta vẫn còn trong thời kì phát triển sơ khai, chưa có nhiều sản phẩm, công cụ
đầu tư,…nên việc xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư là không cần thiết.
Xếp hạng quốc gia thì chúng ta chưa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho
những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Stand&Poor hay Fitch,…xếp
hạng, còn xếp hạng tín dụng cá nhân thì do hoạt động của các cá nhân không
phức tạp và khó phân tích như khách hàng doanh nghiệp nên cũng không cần
thiết phải xếp hạng.
5.2.Căn cứ vào phương pháp xếp hạng
Dựa vào căn cứ này, thì xếp hạng tín dụng được chia làm 2 loại sau :
Thứ nhất đó là xếp hạng tín dụng theo phương pháp truyền thống. Hiện
nay thì rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng loại hình xếp hạng tín
dụng này. Nội dung cơ bản của hình thức xếp loại này đó là việc đánh giá xếp
hạng tín dụng được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết
của các chuyên gia để có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa vỡ nợ và
các nhân tố tác động đến nó. Các tổ chức xếp hạng tín dụng dựa trên lịch sử
những lần trả nợ, cho vay để đưa ra những đánh giá về khả năng trả nợ của
doanh nghiệp và người đi vay trong tương lai. Loại hình xếp hạng tín dụng
này mang tính chất chủ quan hơn là khách quan, mang tính chất định tính hơn
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là định lượng. vì không phải các nhân tố liên quan đến khả năng trả nợ mà
trọng số của các nhân tố này cũng được xác định bởi các chuyên gia, hơn nữa
những nhân tố được sử dụng không trải qua sự kiểm chứng thống kê và xét
tính tối ưu nào .Nhưng hình thức xếp hạng tín dụng này vẫn rất được ưa
chuộng ở nhiều quốc gia, vì sao ? Bởi vì nó được xây dựng dựa trên kinh
nghiệm của các chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực tài chính, các kết
quả xếp hạng tín dụng minh bạch với người sử dụng, không đi ngược với lí
thuyết và các phương pháp khoa học nên làm gia tăng sự chấp nhận cho loại
hình xếp hạng tín dụng này.
Thứ hai đó là xếp hạng tín dụng dựa trên phương pháp xây dựng thang
điểm. Phương thức xếp hạng tín dụng này, các tổ chức xếp hạng tín dụng sử
dụng bảng cho điểm và chia các yếu tố phân tích thành nhiều hạng mục khác
nhau, cung cấp một thang điểm cho tất cả các chỉ tiêu khi đánh giá, xếp hạng
một đối tượng nào đó .Thang điểm được xây dựng theo 2 cách sau:
Thang điểm được tính toán dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính
Thang điểm được xây dựng theo độ rủi ro của các đối tượng xếp hạng
( Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thì thang điểm được xây dựng dựa trên độ
biến động tài sản của doanh nghiệp )
6. Sự cần thiết của hệ thống xếp hạng tín dụng
Ta nhận thấy một xu thế phát triển chung hiện nay trên thế giới đó là xu
thế hội nhập và toàn cầu hóa. Cùng với xu thế này, nền kinh tế các nước có cơ
hội phát triển mạnh song những rủi ro và thách thức đi kèm cũng không nhỏ.
Thực tế chứng minh ,đã có rất nhiều vụ đổ bể tài chính , nhiều cuộc khủng
hoảng tài chính diễn ra với những tổn thất khổng lồ : sự đổ bể tài chính trong
những năm đầu thập kỉ 90 xảy ra tại các công ty lớn như ngân hàng Daiwa
( Nhật Bản ) ,Ngân hàng Baring ( Anh ),Quỹ đầu tư Orange County ( Mỹ ) ,
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tập đoàn công nghiệp Metallgesellschaft ( Đức )…và những cuộc khủng
hoảng tài chính diễn ra trong khoảng hơn chục năm trở lại đây xảy ra ơ
Achentina (thiệt hại tương đương 55% GDP của nước này ), ở Trung Quốc
( 47% GDP của Trung Quốc ), khủng hoảng tài chính Châu Á gây tổn thất
tương đương 25 tỷ đô la tại Thái Lan, 36 tỷ đô la tại Malaysia . Các nhà phân
tích tài chính cho rằng nguyên nhân chính của những cuộc khủng hoảng này
đó là do việc phân bổ nguồn vốn đầu tư không hợp lí trong các ngân hàng, do
công tác quản lí rủi ro tín dụng yếu kém, chuẩn mực về cho vay vốn chưa
hoàn thiện và đảm bảo. Tất cả những yếu kém này đều xuất phát từ thực tế là
chúng ta chưa có một hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm đầy đủ và tương
đối chính xác về các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì thế , sau những cuộc
khủng hoảng tài chính nặng nề, các quốc gia bắt đầu quan tâm và chú trọng
hơn nhiều đến hệ thống xếp hạng tín dụng, đặc biệt là hệ thống xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp ( vì đây là chủ thể chính trong nền kinh tế). Đây là một
quyết định chính xác của các quốc gia vì xếp hạng tín dụng có một vai trò
quan trọng đối với mọi nền kinh tế, mọi ngành kinh tế, mọi chủ thể kinh tế .
Sau đây, em xin trình bày cụ thể vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng đối
với dưới nhiều góc độ và nhiều đối tượng :
6.1.Xét trên góc độ vĩ mô
Ở đây , chúng ta đứng trên góc độ tổng thể nền kinh tế để xem xét vai
trò, sự cần thiết của hệ thống xếp hạng tín dụng .
6.1.1.Vai trò đối với toàn bộ nền kinh tế
Đối với tổng thể nền kinh tế của một quốc gia, thì hệ thống xếp hạng
tín dụng là một công cụ quan trọng để tránh, giảm thiểu những rủi ro mang
tính chất hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế .Từ đó, giúp duy trì một
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, tạo môi trường đầu tư lành
mạnh cho các nhà đầu tư nước ngoài .Không chỉ có thể ,kết quả mà hệ thống
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét