Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở NƯỚC TA

Kinh tế và chính sách phát triển vùng
3.2. Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sản xuất:
Đó là kết cấu hạ tầng kỹ thuật- phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất diễn ra
trong vùng. Đó là các cơ sở của các ngành như giao thông, điện nước sạch, thoát nước,
thông tin liên lạc, hệ thống đê điều, hệ thống thuỷ lợi…
3.3. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế vùng:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố tiền đề và quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế và
thúc đẩy tăng trưởng của vùng cũng như việc giao thương buôn bán và liên kết giữa các
vùng kinh tế với nhau.
Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó.Cùng với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, vai trò của kết cấu hạ tầng không ngừng tăng lên.Các hình
thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển không những
trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá.Do
đó đã hình thành kết cấu hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là toàn bộ các bộ
phận của các hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài,
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cũng như các công trình và đối tượng phối
hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp ló các nguồn
nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của cơ quan khí tượng thủy
văn, quản lí nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng… nhằm mục
đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Phát triển kinh tế vùng bao giờ cũng đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nếu việc
đầu tư đồng bộ được lên kế hoạch thì nó sẽ giúp cho phát triển kinh tế của vùng một cách
bền vững và hiệu quả.Việc ưu tiên tập trung đầu tư các công trình hạ tầng có tính quyết
định đến sự phát triển kinh tế xã hội sẽ nhanh tạo ra sức bật cho toàn xã hội, thúc đẩy quá
trình đô thị hoá; đồng thời phát triển hạ tầng có tính chiến lược lâu dài giúp nền kinh tế
phát triển ổn định và bền vững.
Phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ quốc
phòng an ninh trên địa bàn theo từng giai đoạn, phù hợp với qui mô và tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực sẽ giúp kinh tế vùng phát triển ổn định và an ninh
xã hội được đảm bảo.
3.4. Ý nghĩa kết cấu hạ tầng:
Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng một cách khoa học và hợp lý có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.Vì kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền
vững của cả một quốc gia.Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có một kết
cấu hạ tầng vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy đủ.
II. Thực trạng
1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
5
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Sau hơn 20 năm đổi mới, từ một hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém cả về số lượng và chất
lượng, đến nay kết cấu hạ tầng đã đạt được kết quả đáng kể trong các lĩnh vực như sau:

- Đường bộ có khoảng
Trong đó: Quốc lộ có khoảng
: 310.000 Km
: 21.000 Km
- Đường sắt : 3.200 Km
- Năng lực thông qua cảng thuỷ nội địa : 96 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng biển khoảng : 187 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng hàng không khoảng : 63 Triệu tấn
- Công suất thiết kế hệ thống cấp nước đô thị khoảng : 5,5 Triệu m
3
/ngày
- Công suất thực tế hệ thống cấp nước đô thị khoảng : 4,5 Triệu m
3
/ngày
- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị khoảng : 80%
- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại hai đô thị đặc biệt của vận tải
hành khách công cộng khoảng

: 20%
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các thành phố là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu người sống ở thành
phố, chiếm 23,6% thì đến năm 2002 đã là trên 20 triệu (tương đương 25,1% dân số). Dự
kiến đến năm 2010 là 33% và 2020 là 45%. Dân số sống tại đô thị sẽ ngày càng tăng cao
trong khi hạ tầng kỹ thuật của tất cả các thành phố vẫn chưa đáp ứng được trong điều kiện
hiện nay.
1.1. Giao thông
Đường bộ: Nhiều con đường mới được xây dựng, chất lượng đường đô thị dần tốt
hơn, các đô thị loại III trở lên đã có hầu hết các tuyến đường chính được rải nhựa. Các đô
thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải phòng, Cần Thơ có nhiều dự án về giao thông
đô thị được triển khai đó là việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại,
cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao cắt, đường vành đai đã bước đầu nâng cao
năng lực thông qua tại các đô thị này. Giao thông công cộng đã, đang hình thành và phát
triển tại các đô thị. Các thành phố, thị xã như Cần Thơ, Cao Lãnh, Vũng Tàu, Buôn Ma
Thuột, Nha trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Sơn La… đã tổ chức các tuyến giao
thông công cộng phục vụ vận chuyển khách và đặc biệt tại hai thành phố lớn như Hà Nội
và Tp.HCM, giao thông công cộng đang là phương tiện không thể thiếu được. Hiện nay,
hai thành phố này đang triển khai xây dựng giao thông vận tải khối lượng lớn như tàu điện
ngầm, xe buýt nhanh (BRT). Tuy nhiên, ngoài các điểm tích cực trên thì hạ tầng kỹ thuật
về hệ thống giao thông tại các đô thị Việt Nam vẫn rất yếu và thiếu. Mật độ mạng lưới
6
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
đường thấp, ước tính tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2. Tại các đô thị loại 2, 3, con số này chỉ bằng một nửa. Bên cạnh
đó, mạng lưới đường này lại phân bố không đều, thiếu sự liên thông. Đường phố ngắn, lộ
giới hẹp, chất lượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt. Các nút giao thông phần lớn là đồng
mức, nhỏ hẹp lại không hợp lý nên khiến tình trạng quá tải tại các nút càng trầm trọng.
Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp dẫn đến việc thiếu bãi đỗ xe, điểm trông
giữ xe cũng như các bến xe liên tỉnh. Ước tính, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến
10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%. Chính vì thế mà tình
trạng tắc nghẽn giao thông ở các đô thị đang thường xuyên xảy ra và ngày càng nghiêm
trọng.
Đường sắt: Việt Nam có tổng chiều dài đường sắt khoảng 2600 km, trong đó tuyến
đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu
chở khách và 4986 toa tàu chở hàng.
Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là:
• Các loại tàu khách, gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách tốc hành và tàu nhanh, tàu
khách thường và tàu hỗn hợp.
• Các loại tàu chở hàng, gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường.
Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn
tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường
Hà Nội - cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng.
Đường biển: Hệ thống cảng phân bố đều ở cả ba miền với bờ biển dài 3200km. Mặc dù
đã có những hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng đón nhận tàu các nước ra
vào nhưng đó chỉ là số ít. Phần lớn các cảng biển nước ta không đảm nhận được những tàu
trọng tải lớn nên chi phí cho việc bôc dỡ hàng hóa cao do phải chuyển tải. Bên cạnh đó, hệ
thống dịch vụ ở các cảng này cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đường hàng không: Hiện có gần 20 sân đã được đưa vào khai thác và sử dụng, trong
đó có ba sân bay cấp IV là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Ba sân bay này có chất
lương tương đương với tiêu chuẩn quốc tế
7
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
1.2. Hệ thống cấp thoát nước đô thị
Có thể khẳng định rằng: Tại các đô thị của Việt Nam, hệ thống cấp thoát nước chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Hệ thống cấp nước đô thị hiện nay vẫn còn trì trệ. Trong tổng số 689 đô thị trên
toàn quốc hiện vẫn còn gần 400 đô thị nhỏ chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Tổng
công suất thiết kế của các nhà máy nước sinh hoạt đạt 3,2-3,6 triệu m3/ ngày đêm, công
suất khai thác chỉ đạt 2,2 triệu m3/ngày đêm. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất thiết
kế cấp nước đạt khoảng 5,9 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước của dân đô thị đạt trung
bình 73% (tỷ lệ này đạt 75-90% tại các đô thị lớn như Hà Nội đạt 88,5% và Tp.HCM đạt
87%). Mức sử dụng nước sạch bình quân đạt 90 lít/người/ngày đêm. Đặc biệt tại các khu
đô thị cũ với mạng lưới đường ống cũ và đường kính nhỏ, khó đảm bảo phục vụ cấp nước
liên tục đặc biệt trong mùa khô hạn. Đến nay hầu hết các đô thị tỉnh lỵ (63 tỉnh thành) đều
đã và đang có các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước. Tuy nhiên,
việc đầu tư chỉ mới quan tâm đến trạm, nhà máy - hệ thống phân phối gồm cải tạo hệ thống
cũ, mở rộng mạng mới chưa được quan tâm đầy đủ nên công suất khai thác tại nhiều nhà
máy nước mới chỉ đạt khoảng 77% so với công suất thiết kế.
- Hệ thống thoát nước: chưa có hệ thống thoát nước thải riêng. Phần lớn hệ thống là
chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự
chảy và độ dốc thủy lực thấp. Bên cạnh đó, các hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng
qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên
khả năng tiêu thoát nước thấp. Theo đánh giá của các công ty thoát nước, môi trường đô thị
tại các địa phương hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống
cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là tình trạng úng
ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng
mạnh. Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời gian úng ngập cũng kéo dài 2-3 tiếng
đồng hồ. Vấn đề ngập úng đô thị cho đến nay vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải
quyết. Ngoài ra, cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ
các KCN gây nên ô nhiễm nặng nề các dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị
Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Cầu…
1.3. Chiếu sáng đô thị
Hiện nay tất cả các đô thị của nước ta đều có điện chiếu sáng với mức độ khác
nhau. Tại các đô thị loại đặc biệt và loại I như Hà Nội, Tp.HCM, Hải phòng, Đà Nẵng…
có 95-100% các tuyến đường chính được chiếu sáng, các đô thị loại II, III (Việt trì, Thái
Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Nha trang, Buôn Ma Thuột…), tỷ lệ
này chiếm gần 90%. Các đô thị loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ
yếu là những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị.
8
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Tuy nhiên chất lượng chiếu sáng chưa cao, hiệu suất sáng, cường độ sáng, độ rọi
không đảm bảo tiêu chuẩn. Tỷ lệ ngõ xóm được chiếu sáng còn rất thấp ngay tại đô thị đặc
biệt tỷ lệ này cũng chỉ chiếm khoảng 35 - 40%; các đô thị loại IV, V hầu như tất cả ngõ
xóm đều không được chiếu sáng. Chiếu sáng các công trình kiến trúc, chiếu sáng quảng
cáo, không gian cây xanh mặt nước… vẫn còn tự phát, manh mún, tuỳ tiện. Nguồn sáng
(bóng đèn), thiết bị chiếu sáng hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều điện năng vẫn còn sử dụng ở
nhiều đô thị.
1.4. Cây xanh đô thị
Trong thời gian qua, mặc dù công tác phát triển cây xanh đô thị đã được các cấp,
các ngành đặc biệt quan tâm. Diện tích cây xanh đô thị từng bước tăng dần cả về số lượng
và chất lượng, cây trồng đặc biệt ở các đô thị lớn ngày càng phong phú. Tuy nhiên, qua
khảo sát và thống kê thì: có thể đánh giá chung như sau:
Tỷ lệ bình quân diện tích đất cây xanh trên đầu người còn thấp, phần lớn dưới
10m2/người (Hà Nội đạt 5,54m2/người). Tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên diện tích đất tự
nhiên đô thị cũng thấp so với các đô thị trong khu vực và trên thế giới. Quản lý về cây
xanh vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây đặc biệt các cây quý hiếm nằm trong nhóm
phải được bảo tồn vẫn diễn ra. Nhiều đô thị tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp và mở
rộng đường phố dẫn đến việc chặt hạ hàng loạt cây xanh. Nhiều công viên, việc cho phép
xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch hoặc không nghiên cứu, xem xét thận trọng
gây bức xúc trong dư luận.
2. Kết cấu hạ tầng xã hội:
2.1. Cơ sở hạ tầng về nhà ở
Tình hình nhà ở Việt nam hiện nay là một vấn đề lớn đối với xã hội. Trong các
thành phố lớn vấn đề nhà ở càng trở lên bức thiết với sinh viên, những người chưa có thu
nhập và nhưng người nghèo hoặc có thu nhập thấp. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định phê duyệt Danh mục các dự án phát triển nhà ở sinh viên tại TP. Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2009 đã được phân bổ cho 2 thành phố
này trước đó.
Cụ thể, TP. Hà Nội được phân bổ 625 tỷ đồng để triển khai 10 dự án nhà ở sinh
viên (DANOSV), đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 52.419 sinh viên. Tại TP. Hồ Chí Minh, 800
tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ được phân bổ để thực hiện 5 dự án, đáp ứng nhu
cầu chỗ ở cho 75.200 sinh viên.
9
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Theo ước tính, Hà Nội (cũ) hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng và cần ít nhất tới 7
triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà
ở trên địa bàn. Các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cư thành phố,
ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức)
không có khả năng tích lũy từ tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu
không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà
Nội, có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng
chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% trong số này. Theo điều tra của tổ chức JICA nhu
cầu nhà ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân là vào
khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải
thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
Trong thời gian tới, cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do kết hôn cũng như do
nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế
và do sự xuống cấp của quỹ nhà hiện có thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt
Với giá nhà đất hiện nay, việc sở hữu một căn hộ vẫn là điều không tưởng của phần
lớn người dân ở các đô thị lớn tại Việt Nam.
2.2. Cơ sở hạ tầng về y tế
Hệ thống tổ chức y tế việt Nam được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã
và thôn bản, trong văn bản của Đảng và Nhà nước luôn xác định tổ chức y tế cơ sở có vị trí
chiến lược rất quan trọng trong hệ thống tổ chức y tế quốc gia. Y tế cơ sở là đơn vị y tế gần
dân nhất, phát hiện những vấn đề của y tế sớm nhất, giải quyết 80% dân số, phần lớn trong
15 triệu dân nghèo cũng như diện chính sách sống tập trung vùng nông thôn, những đối
tượng này chủ yếu chỉ có khả năng tiếp cận tại tuyến y tế cơ sở; y tế cơ sở còn là nơi thể
hiện sự kiểm nghiệm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, là bộ
phận quan trọng nhất của ngành y tế, tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Mạng lưới y tế cơ sở đã được duy trì phát triển đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc
bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong nhiều thập kỷ qua đã góp phần to lớn trong sự nghiệp
chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, trong việc khống chế và đẩy lùi nhiều bệnh dịch và bệnh
xã hội.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 58 TTG, trạm y tế xã đã được
hồi sinh, đang từng bước củng cố và phát triển. Với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm, một số trạm y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp đưa tổng số trạm y tế xã
trong cả nước đạt 95,1%. Hiện vẫn còn 4,9% số xã chưa có trạm, cán bộ y tế làm việc tại
10
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
trụ sở uỷ ban xã hoặc nhờ bên trường học, phấn đấu trong năm 2000 phủ kín 100% số xã
có trạm y tế, về trang thiết bị y tế hiện nay mới có một nửa số trạm y tế xã có tương đối đủ
những dụng cụ thiết yếu để làm việc, về cán bộ y tế xã hiện có 42,522, bình quân 4 người/
1 trạm y tế xã. Số xã có bác sĩ công tác đạt 29%, có 15 tỉnh, thành đạt 40% trong đó có Hà
Nội và Cần Thơ đạt 100%. Y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh công tác tại xã chiếm 82% số xã,
có 13 tỉnh đạt 100%. công tác tại xã chiếm 82% số xã, có 13 tỉnh đạt 100%.
2.3. Cơ sở hạ tầng về giáo dục.
Khoảng 80% giáo viên hiện nay đáp ứng được với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, vấn đề lo nhất không phải là đội ngũ
mà là… cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Mặc dù là địa phương có sự đầu tư lớn nhất cho việc xây dựng cơ sở vật chất,
trường lớp, tuy nhiên, do quỹ đất đô thị quá hạn hẹp, ở TPHCM hiện nay vẫn còn không ít
ngôi trường có quy mô cực nhỏ được xây dựng trước giải phóng và không hề lớn lên sau
30 năm. Nếu như TPHCM khát sân chơi thì ở các tỉnh khác của khu vực phía Nam như
Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Cà Mau… lại trong tình trạng “khát” phòng chức năng,
thiết bị, thí nghiệm.
Ở Tiền Giang, tình hình cũng chẳng mấy khả quan, cho dù địa phương này đã có
những đầu tư tương đối cho cơ sở vật chất. Ông Trần Văn Trí, phó giám đốc Sở GD&ĐT
phản ánh: “Ở các lớp thay sách yêu cầu có phòng bộ môn, chức năng nhưng hiện tình hình
các phòng chức năng, trong hệ thống trường học của tỉnh chưa tốt lắm. ở bậc THCS chỉ có
58% các trường có phòng thí nghiệm bộ môn. Bậc tiểu học nhiều nơi phòng thiết bị và thư
viện vẫn trong tình trạng 2 trong 1!”.
Bàn ghế lạc hậu, không đúng quy cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới
phương pháp. Ông Trần Trung Dưỡng, trưởng Phòng GD tiểu học, Sở GD&ĐT Long An
phản ánh: “Ở Long An hiện chỉ có 22,7% bàn ghế đúng quy cách, vì thế khi triển khai đổi
mới phương pháp gặp không ít khó khăn trong thực hiện, đặc biệt trong việc tổ chức các
buổi học theo dạng thảo luận”. Không chỉ thiếu sân chơi, phòng chức năng, nhiều trường
phổ thông hiện còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Một giáo viên trường
chuyên của một tỉnh miền Trung cho biết: “Ngay những phương tiện dạy học thô sơ nhất
như Atlas (trong môn Địa lý) cũng không cập nhật. Trong kỳ thi HS giỏi quốc gia vừa qua
vẫn dùng Atlas cũ rích từ năm 1992 khiến HS rất khó khăn trong làm bài”.
3. Kết cấu hạ tầng môi trường:
11
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
3.1. Hệ thống thoát nước thải :
Trong số 63 đô thị tỉnh lỵ đã có 32 đô thị có các dự án về thoát nước và vệ sinh môi
trường từ nguồn vốn ODA. Nhiều dự án lớn được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng, Hải Phòng… bước đầu phát huy có hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng
tại các đô thị. Tuy nhiên, tất cả các đô thị ở Việt Nam chưa có hệ thống thoát nước thải
riêng mà chung cho cả thoát nước mưa và nước thải. Các hệ thống thoát nước được đầu tư
xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống
xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả
thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ các KCN gây nên ô nhiễm nặng nề các
dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,
sông Cầu.
Tình trạng ngập úng đô thị đang là mối quan tâm hàng ngày của các đô thị lớn (hễ
mưa xuống là ngập) ví dụ, ngập úng (do triều cường và mưa lớn) xảy ra thường xuyên tại
TP.HCM hoặc ngập nặng đã xảy ra tại Hà Nội vào đúng thời gian này năm 2008. Vấn đề
ngập úng đô thị cho đến nay vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải quyết.
3.2. Chất thải rắn ngày càng diễn biến phức tạp
Chất thải rắn ở đô thị ngày càng có những diễn biến phức tạp. Chất thải từ các
nguồn như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, xây dựng, y tế, làng nghề và sinh
hoạt đô thị đang ngày càng tăng nhanh về chủng loại, số lượng và tính độc hại. Tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình đạt 21.000 tấn/ngày. Chôn lấp vẫn là hình thức
phổ biến với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp đô thị. 85% số đô thị từ thị xã trở lên sử
dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích
đất. Vấn đề quản lý chất thải rắn, đặc biệt là xử lý rác, nước rác, tình trạng ô nhiễm môi
trường đô thị, vùng ven đô thị và môi trường xung quanh các cơ sở xử lý rác đang là mối
quan tâm của nhiều địa phương, mặt khác lựa chọn địa điểm để xây dựng cơ sở xử lý chất
thải rắn cũng đang là vấn đề nan giải.
3.3. Chất thải nông thôn
Chất thải chăn nuôi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải làng nghề là những
vấn đề nóng bỏng của môi trường nông thôn hiện nay.
Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
Hà Nội cho biết, vấn đề chất thải nông thôn từ khi còn "Hà Nội cũ", đã là vấn đề nổi cộm.
Đến nay, khi Hà Nội đã mở rộng, mỗi ngày Thủ đô thải ra 5.000 tấn chất thải rắn, trong đó
1.500 tấn từ khu vực nông thôn.
12
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Hiện nay, mới có khoảng 80% số xã là có tổ thu gom rác. Trong số 361/400 xã có tổ
thu gom rác thì 148 xã chuyển được đến khu xử lý, còn những nơi khác, rác vẫn tràn ngập
khắp nơi công cộng, ao, hồ
Ở làng nghề, hầu như chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải. Tình trạng của Hà
Nội cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương.
Một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn là rác thải chăn nuôi. Theo thống kê
của Cục Chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi thải ra (phân và các chất độn chuồng,
thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ ) trong năm 2008 là 80,49 triệu
tấn. Miền Bắc chiếm hơn 51 triệu tấn.
Tuy nhiên, ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý. Số
còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm do ít được xử lý
triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu.
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn còn đơn giản. Chủ yếu tận dụng làm thức
ăn cho cá, ủ phân hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc để nuôi giun Chất thải rắn có
nguy cơ ô nhiễm cao do thành phần và liều lượng chất gây ô nhiễm cao hơn rơi vào khu
vực chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm. Chất thải lỏng trong chăn nuôi cũng đang trong tình
trạng bị bỏ ngỏ.
Thông qua các dự án về khí sinh học, một phần chất thải rắn và lỏng được xử lý
bằng công nghệ biogas. Tuy vậy, số gia đình có hầm biogas chưa nhiều. Chất thải làng
nghề đang là vấn đề bất cập, đa số các gia đình tự xử lý.
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hương, Viện Nước tưới tiêu và môi trường, Viện Khoa học
thủy lợi Việt Nam, dự báo đến năm 2010, khối lượng chất thải nông thôn khoảng hơn
145.000.000 tấn, sẽ tăng 173,8% so với năm 2007. Đó là chất thải chăn nuôi, chất thải sinh
hoạt, chất thải làng nghề, chất thải y tế Bên cạnh đó, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là
nguồn chất thải nguy hại đang là mối lo của nông thôn.
Theo ông Trịnh Công Toản, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong 10 năm qua loại
chất thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần. Tính toán cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có
1,8% lượng thuốc dính vào. Nông dân theo thói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi
trường. Trong khi đó, bao bì làm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra
đồng ruộng, là loại chất thải nguy hại, khó phân hủy.
Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương đang trong tình
trạng nơi thì do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, nơi lại do Sở Nông nghiệp và Phát
13
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
triển nông thôn chịu trách nhiệm. Có nơi trách nhiệm chồng chéo nhau khiến công tác này
lại bị bỏ ngỏ.
III. Chính sách của Nhà nước
1. Giải pháp của nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
1.1. Giải pháp về giao thông
Thứ nhất, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đô thị để giải quyết ngay tình trạng
ùn tắc đang ngày càng trở nên nhức nhối. Muốn vậy, cần sử dụng hiệu quả hệ thống giao
thông công cộng hiện có và tổ chức quản lý giao thông một cách hữu hiệu hơn.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường đô thị, các
thành phố, đô thị cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Tăng cường vai trò và chức năng của vận tải công cộng như xe buýt và các loại
phương tiện công cộng khác
- Kiểm soát ô tô cá nhân và xe máy
- Có một hệ thống giá phù hợp để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công
cộng
- Cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng
- Cần tách rời giao thông liên tỉnh và giao thông nội đô bằng cách tăng cường xây
dựng và hoàn thiện các con đường vành đai.
- Tăng cường hiểu biết của người dân đối với các vấn đề đô thị cũng là hết sức cần
thiết
Thứ hai, tiếp tục đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông ở vùng nông thôn cũng như
vùng sâu vùng xa miền núi căn cứ trên quy hoạc chi tiết của từng địa phương
1.2. Giải pháp về cấp thoát nước
Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước đô thị và KCN Thủ tướng Chính phủ
vừa có các Quyết định 1929/QĐ-TTg và 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 phê duyệt định
hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước sạch
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị
đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước
đạt quy chuẩn quy định; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ
cấp nước ổn định, liên tục 24h/ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét