Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
Công ty cũng đang song song phát triển các nhãn hiệu Sena, Selton,
Jetline của chính Công ty sản xuất.
- Hàng gia dụng: bao gồm các sản phẩm quạt thông gió, máy hút khử
mùi, máy sấy bát, bếp ga âm.
- Vật liệu xây dựng: các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp xây
dựng.
Hiện nay, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ 3 nhóm hàng chính là
máy bơm, hàng gia dụng thiết bị nhà bếp (máy khử mùi, bếp gia âm) và vật liệu
xây dựng. Cơ cấu doanh thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt
Nam trong 3 năm 2004-2006
Mặt hàng Tỷ trọng doanh
thu năm 2004
Tỷ trọng doanh
thu năm 2005
Tỷ trọng doanh
thu năm 2006
Máy bơm 53 59 60
Thiết bị nhà bếp 12 20 29
Vật liệu xây
dựng
34 20 9
Tổng 99 99 98
(đơn vị: %)
1.3Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH SENA Việt Nam được
tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc sẽ được sự hỗ
trợ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc tìm giải pháp cho
các vấn đề phức tạp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
5
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
a) Ban giám đốc
Bao gồm giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc công ty là người quyết
định các chiến lược phát triển của Công ty, điều hành quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, tập hợp thông tin từ các phòng ban để ra quyết
định quản lý. Phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong các hoạt
động điều hành, quản lý.
b) Phòng kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về nguồn hàng,
khách hàng để cung ứng theo kế hoạch: số lượng, chất lượng, chủng
loại, quy cách và thời gian. Trên cơ sở đó lập các kế hoạc kinh doanh,
tồn kho, và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh cho Công ty
đồng thời liên tục theo dõi thị trường trong và ngoài nước các mặt
hàng liên quan tới quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty về các
mặt: giá cả, chủng loại, nhu cầu.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
6
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
- Tổ chức điều hành cân đối nguồn hàng, điều động, tồn trữ hàng hóa
theo kế hoạch hoặc phát sinh theo nhu cầu đột xuất, phục vụ tốt cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu xây dựng các phương án kinh tế khả thi, phối hợp cùng
phòng Kế toán – Tài chính trong quản lý và thu hồi công nợ của khách
hàng, tính toán hiệu quả kinh tế trong các phương án kinh tế.
- Trực tiếp thực hiện việc giao dịch với khách hàng, thảo luận và thực
hiện các hợp đồng kinh tế, giao nhận kiểm kê hàng hóa… Phòng kinh
doanh thay mặt Giám đốc trong một số giao dịch với khách hàng để
thực hiện các nhiệm vụ được giao, là một bộ phận quan trọng trong
hoạt động mở rộng thị trường của Công ty.
c) Phòng kế hoạch – đầu tư
Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh gồm kế hoạch quý và kế hoạch
năm trên cơ sở năng lực hoạt động của Công ty, tình hình thực hiện kế hoạch
các năm trước, các hợp đồng dài hạn với các khách hàng lớn và các dự án đầu
tư mở rộng trong những năm tới. Cụ thể:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Tham mưu và giúp cho Ban giám đốc trong công tác kế hoạch hóa,
đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên
cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để giúp
cho Giám đốc trong việc định hướng hoạt động đầu tư, định hướng
hoạt động kinh doanh của Công ty vào những lĩnh vực có khả năng
sinh lời mà Công ty quan tâm.
- Triển khai nghiên cứu, xúc tiến, thực hiện đầu tư vào các dự án.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
7
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
- Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp
để nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình
nghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
d) Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, sáng chế ra các hình thức, mẫu mã sản
phẩm mới; cải tiến, ứng dụng các công nghệ của nước ngoài sao cho phù hợp
với hoạt động sản xuất của Công ty và nhu cầu của khách hàng. Phòng kỹ thuật
phải thường xuyên đến các nhà máy sản xuất để giám sát sự đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật của dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời
khắc phục những vấn đề phát sinh.
e) Phòng xuất – nhập khẩu
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu của Công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ với các đối tác nước ngoài,
nắm rõ các chính sách xuất – nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và
quốc tế về hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu, giúp cho Giám
đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt
động ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất – nhập khẩu và khi được ủy
quyền được phép ký kết các hợp đồng.
- Giúp Giám đốc trong các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết
hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
f) Phòng marketing
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
8
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
- Chiu trách nhiệm xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, quảng bá
thương hiệu. Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với định
hướng, chiến lược của Công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing: tổ chức các
chiến dịch quảng cáo; lựa chọn các hình thức quảng cáo; giúp Giám
đốc trong việc đàm phán, ký kết các hợp đồng quảng cáo; phân tích
đánh giá hiện trạng, triển vọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị
trường, xu thế giá cả trong và ngoài nước; điều tra, thu thập thông tin
về thị hiếu khách hàng, các đối tác nước ngoài theo nhu cầu chất
lượng, số lượng các mặt hàng liên quan đến hoạt động sản xuất của
Công ty; tổ chức tham gia các hội chợ thương mại…
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong các chương trình mở rộng bán hàng. Xây
dựng các mối quan hệ tốt với các đối tác của Công ty TNHH SENA Việt
Nam.
g) Phòng kế toán
Phòng Kê toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp cho
Giám đốc Công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền
vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2007
Những năm qua, do các dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành hết
100% công suất và sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã có sự tăng
không ngừng thể hiện qua kết quả kinh doanh 5 năm gần đây.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007
TT Năm
2003 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu 97.803 117.280 123.645 131.463 142.000
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
9
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
2 Tổng chi phí 93.979 110.357 114.787. 120.867 129.850
3 Lợi nhuận trước thuế 3.823 6.939 8.857 10.595 12.150
4 Thuế TNDN 1.223 1.943 2.480 2.966 3.402
5 Lợi nhuận sau thuế 2.600 4.996 6.377 7.629 8.748
6 Tỷ suất lợi nhuận (%) 2,66 4,26 5,15 5,8 6.16
Đơn vị: triệu đồng
Có thể thấy, doanh thu của Công ty tăng trưởng đều đặn khoảng 7%/năm.
Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm, từ 95% năm 2003
xuống còn 91% năm 2006, nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của công ty liên tục tăng
qua các năm đạt 5,8% năm 2006.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, có thể thấy, Công ty Sena Việt
Nam đang bước đầu đạt những thành công trong các quyết định đầu tư của
mình. Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để tự sản
xuất thay thế nguồn hàng xuất khẩu, qua đó góp phần vào sự phát triển của
ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, tạo ra một thương hiệu Việt cho
người Việt.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, năm 2003,
Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, trong đó các bước và quy
trình sản xuất được thực hiện rất bài bản, công đoạn kiểm tra sản phẩm trước
khi xuất xưởng được kiểm tra gắt gao nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm
đạt chất lượng cao.
Sự phát triển của Sena Việt Nam còn giúp cho Công ty thực hiện tốt hơn
nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Điều này thể hiện qua sự tăng lên của
tổng nộp Ngân sách nhà nước của Công ty. Mặt khác sự phát triển về quy mô
của Công ty Sena Việt Nam còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm lao
động địa phương, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
10
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
SENA Việt Nam
2.1Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1.1 Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
Việc xác định năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
và xây dựng các chiến lược đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
được thực hiện thông qua sử dụng mô hình phân tích SWOT. SWOT – viết tắt
của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ
hội) và Threats (thách thức) là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. SWOT
cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định
hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
Để lập ma trận SWOT phải tiến hành các bước sau:
1- Liệt kê các điểm mạnh của Công ty.
2- Liệt kê các điểm yếu của Công ty.
3- Liệt kê các cơ hội lớn từ thị trường của Công ty.
4- Liệt kê các thách thức của Công ty.
5- Đưa ra chiến lược tận dụng các ưu thế của Công ty để tận dụng các cơ
hội của thị trường (S/O).
6- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của
Công ty để tận dụng cơ hội thị trường (W/O).
7- Đưa ra các chiến lược dựa trên ưu thế của của Công ty để tránh các
nguy cơ của thị trường (S/T).
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
11
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
8- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa
các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (W/T).
Lập mô hình SWOT cho Công ty TNHH SENA Việt Nam theo những
bước đã phân tích như trên.
a. Những điểm mạnh
- Sản phẩm của công ty TNHH SENA Việt Nam có uy tín trên thị
trường. Một số sản phẩm của Công ty đã trở thành những thương hiệu
có chỗ đứng trên thị trường trong nước.
- Công ty có một mạng lưới phân phối lớn, rộng khắp trên cả nước với
trụ sở tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng
với hơn 300 đại lý và cửa hàng bán lẽ trên toàn quốc.
- Máy móc thiết bị và công nghệ đã và đang được ban lãnh đạo của
Công ty chú trọng đầu tư. Các máy móc thiết bị chủ yếu được nhập
khẩu từ các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… với dây
chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản
phẩm.
- Sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Công ty chú trọng sản xuất và
nhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng như: máy bơm nước, thiết bị vệ
sinh, thiết bị nhà bếp, máy khử mùi…
- Chất lượng các sản phẩm tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt
khe của thị trường. Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.
- Nguồn lao động của Công ty khá dồi dào được tận dụng từ nguồn lao
động địa phương có giá thành rẻ.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
12
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
- Trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tương đối cao do Công ty
đã chú trọng vào việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng vào
khâu tuyển chọn nhân lực.
- Hoạt động Marketing, định vị thương hiệu được Công ty đầu tư khá
mạnh. Công ty xác định đây là một trong những hoạt động đóng góp
đáng kể vào thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Những điểm yếu
- Chất lượng lao động thấp do nguồn lao động cho các nhà máy chủ yếu
lấy từ nguồn lao động địa phương, chưa có trình độ chuyên môn trong
việc vận hành các máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Công ty phải
mất chi phí để đào tạo lại lực lượng lao động này.
- Máy móc thiết bị được nhập khẩu nhưng chưa phải là công nghệ tiên
tiến nhất trên thị trường thế giới do giá cả cao và gặp những khó khăn
trong việc vận hành tại thị trường Việt Nam.
- Trình độ chuyên môn của lao động không đồng đều, chưa đáp ứng kịp
nhu cầu sản xuất. Việc chuyển giao công nghệ đôi khi gặp khó khăn vì
người lao động thích ứng chậm với các công nghệ mới.
- Cơ sở hạ tầng sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu của thị trường trong nước.
- Bộ máy quản lý thông tin hoạt động chưa có hiệu quả cao, thông tin
đến ban lãnh đạo chậm, đôi khi bị nhiễu do đó ảnh hưởng tới việc ra
quyết định của Công ty.
c. Những cơ hội
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
13
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SENA Việt Nam
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, thu nhập
của người dân tăng cao qua các năm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm tăng theo.
- Môi trường chính trị ổn định. Hiện tại, chính phủ đã có những chính
sách khuyến khích hoạt động đầu tư, đặc biệt là các hoạt động đầu tư
phát triển để kích thích nền kinh tế.
- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho Công ty TNHH SENA Việt Nam
cơ hội tiếp cận những thịt trường xuất khẩu tiềm năng. Đây sẽ là một
trong những nguồn thu lớn của Công ty trong tương lai.
- Cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin ngày càng hiện đại giúp Công ty
có điều kiện đón nhận những thông tin mới cập nhập trên thị trường
để nhanh chóng ra các quyết định ứng phó.
- Thị hiếu người tiêu dùng đang có sự thay đổi, từ chỗ chỉ ưa dùng các
sản phẩn nhập ngoại đã chuyển sang tin tưởng chất lượng các sản
phẩm sản xuất trong nước.
d. Những thách thức
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ canh tranh trong nước như: Công
ty TNHH Bảo Long, Công ty Toàn Mỹ, Liên doanh SHINIL-
TODIMAX. Không những vậy, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới còn tạo ra những đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới
đến từ nước ngoài cho Công ty TNHH SENA Việt Nam
- Thị trường nguyên vật liệu thời gian gần đây rất bất ổn, giá cả liên tục
tăng gây khó khăn cho Công ty TNHH SENA Việt Nam trong sản
xuất kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Trần Anh Tùng – Đầu tư 46A Giáo viên hướng dẫn: THS. Trần Thi Ái Liên
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét