Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

mở rộng cho vay ưu đãi đối với học sinh sinh viên và hộ nghèo tại nhcsxh pgd huyện giao thủy


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "mở rộng cho vay ưu đãi đối với học sinh sinh viên và hộ nghèo tại nhcsxh pgd huyện giao thủy": http://123doc.vn/document/1042377-mo-rong-cho-vay-uu-dai-doi-voi-hoc-sinh-sinh-vien-va-ho-ngheo-tai-nhcsxh-pgd-huyen-giao-thuy.htm


Việc tiếp nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ hệ thống NHCSXH là có ý
nghĩa to lớn đối với những hộ nghèo đang cần vốn để sản xuất kinh doanh,
thay vì phải chấp nhận những nguồn vốn vay đắt đỏ từ những ngân hàng
thương mại trong cả nước, khó khăn trong những điều kiện về tín dụng. Từ
khi NHCSXH ra đời, họ đã có thể được tiếp cận với một nguồn vốn rẻ hơn,
những điều kiện cho vay dễ dàng hơn, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn
cho người nghèo. Có thể tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể về NHCSXH và
những hoạt động của nó, vì thế cho nên em lựa chon đề tài “ mở rộng cho vay
ưu đãi đối với học sinh sinh viên và hộ nghèo tại NHCSXH PGD huyện Giao
Thủy” làm đề tài nghiên cứu và hy vọng qua đề tài này sẽ giúp em hiểu thêm
về hoạt động của NHCSXH và cách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này. Bài viết
của em còn nhiều thiếu xót em rất mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô
để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S
Nguyễn Bích Diệp đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 2
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHCSXH NHÀ NƯỚC
VÀ NHCSXH HUYỆN GIAO THỦY
I. Lịch sử hình thành NHCSXH Nhà Nước và NHCSXH chi nhánh huyện
Giao Thủy
1. Tổng quan về NHCSXH
NHCSXH là một định chế tài chính của nhà nước, được Thủ Tướng
chính phủ ký Quyết Định số 131/2002/QĐ – TTg ngày 01/10/2002 về việc
thành lập NHCSXH. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều
kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết
việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá
nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa. (chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng
chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của
Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề những thành công 7 năm hoạt động của
Ngân hàng Phục vụ người nghèo
Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập năm 1995 và chính thức
đi vào hoạt động năm 1996, do hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam là đại lý giải ngân, với tổng số vốn cho vay hàng ngàn tỷ đồng tới
các hộ nghèo ở nông thôn đã thúc đảy việc ra đời và hoạt động của NH phục
vụ người nghèo. Có thể tổng kết một số nguyên nhân cơ bản tạo nên bộ phận
nông dân nghèo thiếu vốn như sau:
- Thiếu vốn đầu tư vào những nghành nghề cây trồng , vật nuôi có năng
suất cao, có giá trị hàng hóa nông sản lớn. Công cị kỹ thuật canh tác và sản
xuất lạc hậu, trình đọ sản xuất kinh doanh hạn chế, không có điều kiện, không
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 3
có khả năng tiếp thụ, tiếp cận khoa học tiên tiến. Từ đó năng suất lao động và
chất lượng hàng hóa thấp, hạn chế khă năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ
hàng hóa, hạn chế khă năng tích lũy để tiếp tục quá trình tía sản xuất mở rộng
và cải thiện đời sống cho người nông dân.
- Cơ chế sản xuất công nghiệp và nghành nghề ở nông thôn chưa hợp lý,
chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đối với những vùng
thuần nông, thu nhập hộ gia đình còn rất hạn chế. Ở những vùng sản xuất phụ
thu nhập có khá hơn. Mặc dù trong thời gian qua đã thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng nghành nghề ở nông thôn để khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhưng vẫn
chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tự phát. Do đó một số sản phẩm làm ra không
có thị trường tiêu thụ. Nhiều hộ gia đình rơi vào tình thế “ tiến thoái lưỡng
nam”.
- Nguyên nhân của xã hội như tàn tật, thiếu sức lao động, một số tệ nạn
xã hội ngày càng phát sinh như cờ bạc, rượu chè… ảnh hưởng đến sản xuất,
thu nhập của một số hộ gia đình. Đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi với lãi suất
cắt cổ đã làm cho những người thiếu vốn đi vào tình trạng bế tắc.
Xuất phát từ những nguyên nhân lớn trên đay cho thấy việc cho ra đời
một NH dành cho các đối tượng trên là hoàn toàn cần thiết và kịp thời.
Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động được 6 năm . đến đầu năm
2003 NHCSXH được thành lập, thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
Việc xây dựng NHCSXH là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng
phục vụ hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng
chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm ,đi lao động có thời hạn ở nước
ngoài và các tổ chức cá nhân hộ sản xuất kinh doanh thuộc các xã đặc biệt
khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 4
NHCSXH được thành lập đã tạo ra một kênh tín dụng riêng, là sự tách
tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chihns sách ra khỏi hoạt
động của NHTM, thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động hệ thốn
ngân hàng trong quá trình đổi mới – hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hoạt
động ngân hàng hiện nay.
Hệ thống NHCSXH hiện nay thực chất là một tổ chức tín dụng. Nhà
nước làm dịch vụ tín dụng cho chính Phủ và các chủ đầu tư khác không vì
mục đích lợi nhuận, là một giải pháp trong hệ thống giải pháp xóa đói giảm
nghèo. Được nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5000 tỷ đồng và cấp bổ sung
phù hợp hàng năm với quy mô hoạt động, được nhà nước đảm bảo khả năng
thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho ngân sách
nhà nước. NHCSXH nhận vốn từ ngân sách nhà nước cấp tín dụng ưu đãi
theo chương trình chỉ định của nhà nước. Nguyên tắc quản lý vốn tín dụng ưu
đãi phải công khai cho dân biết, dân bàm, dân làm, dân kiểm tra. NHCSXH
thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và cá đối tượng
chính sách khác, đối với miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn, đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân.
Việt Nam hiện có hai hệ thông ngân hàng: hệ thống ngân hàng chính
sách, hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ thống NHCS hiện có 2 tổ chức hoạt
động của nhà nước 100%, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. NHCSXH
được thành lập theo quyết định 131/2002/ QD – TTg ngày 4/10/2002 của thủ
tướng Chính Phủ, trực thuộc Chính Phủ và quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển trực
thuộc bộ tài chính.
NHCSXH ra đời và đi vào hoạt động từ 01/01/2002 đến cuối năm 2005
là hết thời hạn 3 năm thử nghiệm sẽ chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn
hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động các ngân hàng và
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 5
tín dụng ưu đãi, giai đoạn tự trang trải chi phí quản lý ngành và tiền lương,
giai đoạn mở rộng quy mô hoạt động xây dựng một ngân hàng lớn mạnh.
Sự ưu đãi về tín dụng được thể hiện ở thủ tục vay vốn đơn giản không
cần tài sản thế chấp, ở hạn mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay
đều do Chính phủ quy định. NHCS có nhiệm vụ chính là hướng dẫn thủ tục
nghiệp vụ và quy trình giải ngân, thu nợ, thu lãi. Đối tượng được thụ hưởng
chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định và do cộng đồng dân cư ở thôn,
bản , xã phường bình xét được ủy ban Nhân Dân cấp phường xã xác nhận
a. Về phạm vi hoat động
Không chỉ thực hiện cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách xã hội mà còn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với miền
núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
( ưu đãi theo vùng không phân biệt giàu nghèo), chính sách tín dụng ưu đãi
phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ( ưu đãi xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn như đường, trường, trại và phát triển làng nghề nông thôn), nông
dân ( cho vay chương trình nước sạch, chương trình môi trường…).
Hoạt động của NHCSXH bao gồm:
- Huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được Chính phủ phê duyệt để
tạo lập nguồn vốn cho vay.
- Nhận vốn ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ
chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội,
các tổ chức phi chính Phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo
quy định của chính Phủ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 6
b. Về tổ chức chỉ đạo thực hiện
Là cơ hội có một không hai để NHCSXH mở rộng quy mô hoạt động,
nhanh chóng trở thành một ngân hàng lớn trong lĩnh vực này, một địa chỉ tin
cậy của người nghèo, vùng nghèo, của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và
các đối tượng chính sách xã hội khác .
c. Những giải pháp cần tập trung thực hiện trong những năm đầu
Một là : Đào tạo và đào tạo không mệt mỏi để xây dựng một đội ngũ cán
bộ có tâm huyết vì người nghèo, trung thành với NHCSXH , tinh thông nghề
nghiệp.
Hai là : kiên trì và kiên quyết thực hiện bằng được mô hình quản lý mới.
Khác với mô hình quản lý các ngân hàng thương mại hiện nay , cấu trúc quản
lý NHCSXH 3 hệ thống : hệ thống quản lý nhà nước , hệ thống các đoàn thể
chính trị xã hội, hệ thống nghiệp vụ tín dụng ngân hàng kết lại với nhau thành
mô hình quản trị và quản lý điều hành NHCSXH hiện nay. Mô hình này phân
giao thành 3 khối công việc chuyên trách, 3 cấp quản lý ( cấp TW, cấp tỉnh,
cấp huyện).
Hội đồng quản trị và các Ban đại diện hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp
huyện làm nhiệm vụ quản trị ( ban hành các quyết sách , định hướng đầu tư,
giám sát hoạt động).
Hệ thống tổ chức chuyên trách làm nhiệm vụ điều hành tác nghiệp từ
trung ương đến địa phương ( được gọi là NHCSXH) có tổ chức gọn nhẹ
không có nhiều biên chế trong bộ máy này.
Hệ thống tổ chức chuyên trách làm dịch vụ ủy thác từng phần cho vay hộ
nghèo tại thôn , xã, bản do tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đảm nhiệm theo
quy định tại điều 4, điều 5, Nghị định 78/2002- ND – CP ngày 04/10/2002
của Chính Phủ.
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 7
Ba là: nắm chác thực tiễn sinh động, không ngừng sáng tạo, đổi mới tư
duy sớm bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách chế độ
nghiệp vụ, đổi mới phong cách điều hành khoa học và hiện dại.
Phải tôn trọng nguyên tắc quản lý dân chủ , phải phân công phân cấp rõ
người , rõ việc, phải coi trọng các giải pháp đòn bẩy kích thích bang lợi ích
kinh tế, bằng giáo dục tư tưởng, phải trái phân minh vì lợi ích của chính mình,
của NHCSXH, của nhân dân và của đất nước.
2. Sự cần thiết ra đời chi nhánh NHCSXH huyện Giao Thủy
Giao Thủy là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định gồm 22 xã, thị
trấn .Địa phương có bờ biển dài và có nhiều lợi thế về đánh bắt thủy hải sản
và một diện tích đất nông nghiệp khá rộng.
Giao Thủy là nơi có khu công nghiệp đóng tàu, đang hoạt động kha sôi
động, thu hút nguồn lao động ở Giao Thủy cùng các vùng lân cận. Mặc dù
huyện Giao Thủy có điều kiện phát triển và có nguồn lao động nhưng do
không có vốn để sản xuất hoặc người dân ở đó không co khả năng tiếp cận
với nguồn vốn ưu đãi của nhà nước vì vậy chi nhánh NHCSXH huyện Giao
Thủy đã đi vào hoạt động từ 01/01/2002 đến cuối năm 2005 là hết thời hạn 3
năm thử nghiệm sẽ chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn hoàn thiện mô hình
quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động các ngân hàng và tín dụng ưu đãi, giai
đoạn tự trang trải chi phí quản lý nghành và tiền lương, giai đoạn mở rộng
quy mô hoạt động xây dựng một ngân hàng lớn mạnh.
NHCSXH ra đời tạo điều kiện cho những người dân nghèo, những học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi
của nhà nước để người dân co thể tiếp cận sản xuất khắc phục đói nghèo,
những học sinh, sinh viên nghèo có thể tiếp tục học tập để tự cải thiện cuộc
sống của mình sau này. Từ khi ra đời và hoạt động NHCSXH huyện Giao
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 8
Thủy mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban đại diện
HĐQT NHCSXH các cấp, NHCSXH tỉnh, trung ương , sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ và
phối kết hợp chặt chẽ của của các tổ chức chính trị xã hội các cấp từ huyện tới
xã. PGD NHCSXH huyện Giao Thủy đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi đi vào hoạt động PGD NHCSXH huyện Giao
Thủy đã giúp nhiều hộ gia đình nghèo có thể vay vốn và thoát khỏi đói nghèo,
nhiều học sinh sinh viên co hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục học tập.
3. Mạng lưới hoạt động của NHCSXH:
a, Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội
b. Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có 64
chi nhánh đặt tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có sở giao dịch
đặt tại Hà Nội
c. Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những
nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện
và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.Có gần 600
đơn vị NHCSXH cấp huyện đặt tại các đơn vị cập huyện thuộc 64 tỉnh, thành
phố trong cả nước
d. Có hơn 8000 điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại Ủy ban nhân dân
cấp xã trên phạm vi toàn quốc.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và
Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 9
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA NHCSXH
Về mô hình tổ chức, NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Ngân hàng
Trung ương, Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện, ở mỗi cấp đều
có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Trong 5 năm qua, các
thành viên hội đồng quản trị, Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp đã tham
gia đề xuất nhiều ý kiến có giá trị và được các cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận. NHCSXH đã tổ chức được mạng lưới giao dịch rộng khắp tại 8.749
điểm giao dịch ở các xã với trên 7.000 cán bộ có tay nghề quản lý, chuyên
ngành tài chính - ngân hàng được tổ chức gọn nhẹ. Hoạt động có hiệu quả dựa
trên phương thức quản lý phù hợp, uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính
trị - xã hội; thực hiện bình xét công khai tại các Tổ tiết kiệm và vay vốn; cán
bộ Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ vay vốn tại các điểm giao dịch
tại xã. Nhờ phương thức này, NHCSXH đã tổ chức được một mạng lưới hoạt
động rộng khắp đến tất cả các xã, phường, thôn, bản trong cả nước.
I. Đặc điểm mô hình quản lý NHCSXH
1. Đặc điểm mô hình quản lý
Mô hình quản lý PGD NHCSXH huyện Giao Thủy
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 10

a. Quản trị và điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội
- Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị.
- Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
- Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và
03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại
là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó Chủ tịch
Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03
thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực,
Nguyễn Mạnh Linh - TCDN 48B 11
Giám Đốc
P. Giám Đốc
Phòng Nghiệp vụ Phòng đào tạo
Đào tạo nhân viên
Tín dụng Kế toán Ngân quỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét