Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

LUẬT THƯƠNG mại 2005

2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

MỤC 2
NHỮ NG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Đ i ề u 1 0 . Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động
thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương
mại.

Đ i ề u 1 1 . Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong
mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương
mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện
hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Đ i ề u 1 2 . Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa
các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt
động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng
không được trái với quy định của pháp luật.

Đ i ề u 1 3 . Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen
đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với
những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Đ i ề u 1 4 . Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các thông tin đó.
2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp
pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Đi ề u 1 5 . Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương
mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật
theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

MỤC 3
THƯ ƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘ NG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

Đ i ề u 1 6 . Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại
Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam
quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại
Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Đ i ề u 1 7 . Quyền của Văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại
diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại
diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép
hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại
diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đ i ề u 1 8 . Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước
ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân
nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đ i ề u 1 9 . Quyền của Chi nhánh
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy
phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt
Nam.
5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với
giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đ i ề u 2 0 . Nghĩa vụ của Chi nhánh
1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế
độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chấp thuận.
2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đ i ề u 2 1 . Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định
của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.

Đ i ề u 2 2 . Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt
Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại
tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho
thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó
chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang
bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài
hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Đ i ề u 2 3 . Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy
định của giấy phép;
d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối
với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên
Việt Nam;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán
các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
CHƯ Ơ NG II
MUA BÁN HÀ NG HÓ A

MỤC 1
CÁC QUY ĐỊ NH CHUNG ĐỐ I VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Đ i ề u 2 4 . Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Đ i ề u 2 5 . Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh
có điều kiện
1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh
doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được
kinh doanh hàng hóa đó.
2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ
được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật.

Đ i ề u 2 6 . Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc
phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy
phép đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
2. Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đ i ề u 2 7 . Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Đ i ề u 2 8 . Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Đ i ề u 2 9 . Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng
hoá đó ra khỏi Việt Nam.
2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng
hoá đó vào Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa.

Đ i ề u 3 0 . Chuyển khẩu hàng hoá
1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước,
vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt
Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam;
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

Đ i ề u 3 1 . Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế.

Đ i ề u 3 2 . Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,
đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các
chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ
một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
3. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy
định của Chính phủ.

Đ i ề u 3 3 . Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau
đây:
a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
2. Chính phủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

MỤC 2
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA

Đ i ề u 3 4 . Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng,
cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
theo quy định của Luật này.

Đ i ề u 3 5 . Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định
như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng
hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ
giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm
giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản
xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu
không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại
thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Đ i ề u 3 6 . Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng
ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo
cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức
nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết
các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên
chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức
chuyên chở đó.
3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần
thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua
bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Đ i ề u 3 7 . Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng
cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông
báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một
thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Đ i ề u 3 8 . Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc
không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.

Đ i ề u 3 9 . Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với
hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán
phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên
mua;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét