LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh quang trung": http://123doc.vn/document/1041075-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von-tai-chi-nhanh-quang-trung.htm
nhiều NH vẫn cho vay để đầu tư vao đất.
Bảo quản vật có giá: Các NH thực hiện lưu giữ vàng và các vật có giá khác
tại kho bảo quản. NH giữ vàng và giao cho khách hàng tờ giấy biên nhận ( giấy
chứng nhận do NH phát hành ). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào của giấy chứng
nhận nên giấy chứng nhận được sự dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản
nợ trong phạm vi của NH phát hành. Lợi ích của việc dùng giấy tờ trong trao đổi
thay cho dùng kim loại đã khuyến khích mọi người gửi vàng và vật có giá vào NH.
Cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thanh toán qua NH
chính là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. NH sẽ là trung gian của hình
thức thanh toán này, người trả tiền và người nhận tiền không cần trực tiếp gặp nhau
mà thông qua NH để trả tiền và nhận tiền.Các tiện ích của việc thanh toán không
dùng tiền mặt ( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí ) đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển trong thương mại và tài chính. Và cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin nhiều hình thức thanh toán mới đã được sự dụng một cách có
hiệu quả như: Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ…
Quản lý ngân quỹ: các NH mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các cá
nhân và tổ chức kinh tế. Nhiều NH đã cung cấp dịch vụ ngân quỹ , trong đó NH
đồng ý quản lí việc thu chi cho tổ chức kinh tế và tiến hành đầu tư phần thẳng dư
tiền mặt tạm thời vào chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách
hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Với chức năng nổi trội và vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, hệ thống NH cũng chính là một phương tiện để Chính phủ
đạt được các mục đích vi mô và vĩ mô. Trong thực tế các NH tư nhân không muốn
tài trợ cho các khoản vay của Chính phủ vì độ rủi ro cao, nên khi NH Nhà nước
thành lập Chính phủ đã luôn cố gắng can thiệp vào các khoản tín dụng lớn của các
NH. Hiện nay thì Chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các NH.
Các NH được thành lập và hoạt động khi cam kết thực hiện mức độ nào đó các
5
chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các NH phải mua trái phiếu
Chính phủ theo một tỉ lệ nhất định trên tổng tiền gửi mà NH huy động được, hay
phải cho vay với điều kiện ưu đãi với các doanh nghiệp của Chính phủ.
Bảo lãnh: Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh phát triển mạnh.
NH thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua hàng hoá và trang thiết bị, phát
hành chứng khoán và vay vốn của tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ
thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ. uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư… Thậm chí các
NH còn đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lí tài sản cho khách
hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản tài sản có giá. Bên cạnh đó NH
còn là những chuyên gia trong việc tư vấn về đầu tư, quản lí tài chính, sáp nhập
doanh nghiệp.
Cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán: Trong điều kiện thị
trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc các NH đứng ra lập các
công ty chứng khoán là một điều dễ hiểu, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng mà không cần đến những người kinh doanh chứng khoán.
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
Cung cấp các dịch vụ đại lí.
Như vậy cùng với những hoạt động cơ bản đó đã giúp cho việc tồn tại của NH
dường như là một phần tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi cá nhân hay tổ
chức kinh tế. Quá trình phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính mà đặc biệt là
hệ thống NH không những làm gia tăng số lượng các NH mà còn làm tăng quy mô
của mỗi NH . Quá trình đó đã tạo ra mối quan hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các NH, giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế
trong xã hội với các NH.
6
1.1.2 Khái niệm về huy động vốn của NHTM.
Nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạt động của NH gọi là nghiệp vụ nợ.
Trong bảng cân đối tài sản của NHTM thì những khoản mục do nghiệp vụ này tạo
nên sẽ nằm bên tài sản nợ. Hàm ý chỉ đây là những khoản mà NHTM nợ nền kinh
tế.
Đây là hoạt động đầu tiên để thành lập được NH. Trong quá trình phát
triển của mình NH luôn luôn tìm cách để năng cao hiệu quả của hoạt động này, và
các nghiệp vụ của nó luôn được xen kẽ trong suốt quá trình. Bởi từ thành quả của
hoạt động này mà NH mới có điều kiện để phát triển những hoạt động khác đặc biệt
là hoạt động tín dụng. Những hoạt động khác của NH mà đặc biệt là hoạt động tín
dụng đó lại mang lại phần lớn thu nhập cho NH. Huy động các nguồn vốn khác
nhau( tài sản nợ ) trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của NHTM.
Với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính, đã có nhiều loại tài sẩn với lợi tức
ổn định, độ thanh khoản cao, tài sản nợ rất đa dạng làm cho việc tìm kiếm vốn hoạt
động của NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó vấn đề luôn đặt ra
đối với các NH đó làm thế nào để đủ vốn cho đầu tư trong môi trường cạnh tranh
đầy kịch tính. NHTM phải cạnh tranh với NH khác, với các tổ chức tài chính khác,
với các nghiệp vụ thị trường trực tiếp và với bất cứ tổ chức nào khác muốn thu hút
một lượng vốn nào đó.
Ngày nay tài sản nợ của NHTM tập trung vào các nhóm chủ yếu sau:
Vốn pháp định hay vốn điều lệ.
Tiền gửi không kì hạn.
Tiền gửi có kì hạn và tiết kiệm.
Các khoản vay trên thị trường tiền tệ.
Các khoản vay NH khác hoặc NH Trung Ương.
7
1.1.3 Nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM.
1.1.3.1 Vốn chủ sở hữu
Điều kiện bắt buộc để NH được phép thành lập và đi vào hoạt động đó là đủ
vốn ban đầu theo luật định. Vốn pháp định là vốn đầu tư ban đầu khi thành lập NH
và được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức
vốn pháp định do NHNN công bố vào mỗi năm tài chính.Vốn pháp định được hình
thành dựa vao tính chất sở hữu của NH. Cụ thể:
Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do nhà nước cấp
100% vốn ban đầu.
Nếu là NHTM cổ phần vốn pháp định là vốn góp của các cổ đông dưới hình
thức phát hành cổ phiếu.
Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn góp của các NH tham gia
liên doanh.
Vốn pháp định nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của mỗi NH.
Trong quá trình hoạt động vốn điều lệ sẽ được bổ sung them từ: huy động them vốn
từ các cổ đông, ngân sách cấp, lợi nhuận bổ sung… Vốn này chủ yếu dùng để mua
sắm bất đọng sản, động sản, trang thiết bị… cho hoạt động NH ngoài ra còn để
dùng góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ phần của công ty khác. Không được
dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, ; ập quỹ khen thưởng. Như vậy đến khi NH hoạt
động vốn điều lệ có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, xe cộ trang
thiết bị, dự trữ hay kí quỹ tại NHTW, hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó.
Ngoài vốn điều lệ NHTM còn các quỹ dự trữ NH (đây là các quỹ buộc phải
trích lập trong quá trình hoạt động của NH ) quỹ phát triển kĩ thuật, quỹ khấu hao
tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi…
Các quỹ dự trữ của NH được coi là nguồn vốn tự có và bổ sung hàng năm từ
lợi nhuận ròng của NH. Theo quy định về việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận. Thông
thường NHTM phải trích lập các quỹ:
8
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích lập hàng năm theo tỉ lệ % trên
tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm tới mức tối đa do NHTW quy định.
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Để dự phòng và bù đắp thiệt hại có nguy cơ ăn
mòn vốn do những rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, các NH được trích từ lợi
nhuận hàng năm theo tỉ lệ % cho tới khi bằng 100% vốn điều lệ.
Hai quỹ trên bắt buộc phải trích lập tại các NH, không được dùng quỹ này để
trả lợi tức cổ phần hay chuyển ra nước ngoài.
Mặt khác, với tư cách là một đơn vị kinh doanh, NH còn tiến hành trích lập
các quỹ phúc lợi từ lợi nhuận thu được: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ NH, quỹ
phúc lợi khen thưởng, hội cổ đông hoặc theo chỉ đạo của Nhà nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, ngày càng nhiều NHTM xin phép
được phát hành cổ phiếu mới để nhằm tăng nguồn huy động. Kỳ vọng vào lợi nhuận
ròng của NH mà việc phát hành cổ phiếu mới của NH thường đựoc sự ủng hộ mạnh
mẽ từ phía những cá nhân cũng như tổ chức khác trong nền kinh tế.
1.1.3.2 Nguồn nợ.
1.1.3.2.1 Tiền gửi.
Tiền gửi thanh toán ( TGTT ): Đây là tiền mà cá nhân, tổ chức kinh tế gửi
nhờ NH giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả
của doanh nghiệp và cá nhân đều được NH thực hiện. Đối với NH TGTT là một
khoản nợ mà NH phải trả cho khách hàng gửi tiền bất cứ lúc nào họ yêu cầu, nếu
chậm trễ hoặc không đủ coi như NH vi phạm thoả thuận và phải chịu phạt theo quy
định của luật pháp. NH có thể sự dụng TGTT để cho vay, tuy nhiên cho vay phải có
mức độ, phải có dự trữ, phải đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của khách hàng.
Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập vào tài
khoản thanh toán nếu có yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền gửi này rất
thấp ( có thể bằng không ) thay vào đó các chủ tài khoản được thụ hưởng các dịch
vụ của NH với mức phí thấp. NH mở tài khoản TGTT( tìa khoản có thể phát sec )
9
cho khách hàng. Một số NH sự dụng kết hợp tài khoản TGTT và cho vay ( hoạt
động thấu chi ). Nhằm cạnh tranh với các tổ chức huy động tiền gửi khác nhiều NH
đã sự dụng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng lãi suất của loại tiền gửi này.
TGTT được thể hiện ở NH trên 2 loại tài khoản:
+ Tài khoản TGTT ( hay còn gọi là tài khoản giao dịch hoặc sec ), tài khoản
này dư có, khách hàng chỉ được sự dụng trong phạm vi tiền của mình. Tài khoản
séc hay tài khoản thanh toán hiện nay ở Việt Nam gồm có tài khoản thanh toán cho
các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho các cá nhân.
+ Tài khoản vãng lai: tài khoản này có thể dư có hoặc dư nợ, nghĩa là khách
hàng ngoài việc sự dụng số tiền gửi của mình còn được dùng khoản tiền do NH cho
vay theo sự thoả thuận trước giữa NH và khách hàng.
Trong việc sử dụng TGTT khách hàng thường dùng các công cụ thanh toán
như chi trả séc, lệnh chuyển tiền…
Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức dân cư ( TGCKH ):
Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi
trả sau thời gian xác định. TGTT tuy thuận tiện nhưng lãi suất lại thấp nên nhằm
đáp ứng nhu cầu gửi tiền nhằm tăng thu nhập của khách hàng NH đã đưa ra hình
thức gửi tiền có kì hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán
của TGTT đối với hình thức này. Thông thường kì hạn TG càng dài thì lãi suất càng
cao vì NH có thể dùng TGCKH này đem đầu tư vào những dịch vụ sản suất có tính
lâu dài hơn, lợi tức cao hơn và cố định hơn. Lãi suất mà NH trả cho TGCKH
thường là cao hơn lãi suất của TGKH. Hiện nay NH Việt Nam đang áp dụng hai
loại tiền gửi đinh kì, đó là: TGCKH theo tài khoản va TGCKH dưới hình thức phát
hành kì phiếu NH.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Phần lớn người dân đều có khoản thu nhập
tạm thời chưa dùng đến ( các khoản tiết kiệm ). Trong điều kiện có khả năng tiếp
cận với NH họ đều có thể gửi tiế kiệm với mục tiêu an toàn và sinh lợi mà đặc biệt
là mục tiêu an toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền gửi tiết kiệm, các NH đều
10
khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở
rộng mạng lưới huy động , đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh
tranh hấp dẫn. NH có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm (
hoặc là sổ tiết kiệm ) cho mỗi kì hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm nay
không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu
được NH cho phép.
Tiền gửi của các NH khác: Nhằm mục đích thanh toán hộ và một số mục
đích khác NHTM này có thể gửi tiền tại NHTM khác. Tuy nhiên loại tiền gửi này
thường không lớn vì thông thường thì các NH luôn cần một lượng vốn lớn để đầu tư
để thu lại lợi nhuận.
1.1.3.2.2. Nguồn vay.
Vay NHTW: NHTM phải cho vay tới mưc mà NHTW cho phép để tối đa
hoá lợi nhuận. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động của NH cũng thuận lợi, NH
nao cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thiếu khả năng chi trả và thiếu tiền
mặt. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là cứu tinh của các NHTM trong các
trường hợp kể trên, là nguồn cho vay sau cùng. Thông thường các NHTM và các tổ
chức tài chính khác trong nước được NHTW cho phép thành lập đều được hưởng
quyền vay tiền tại NHTW cho những tình huống thiếu hụt dữ trữ hoặc quá kẹt vốn.
Cho dù NHTW áp dụng mức lãi suất phạt và lãi suất chiết khấu cao hay thấp thế
nào đi nữa, nó vẫn phải cho các NHTM vay khi họ kẹt thanh khoản để tránh khủng
hoảng tài chính không đáng xẩy ra. Đứng về phía NHTM, vay mựơn tại NHTW là
một dịch vụ hết sức tiện lợi và hào hứng vào những khi nó hạ lãi suất chiết khấu
trong chính sách cung ứng tiền nới lỏng tăng khả năng cho vay và đầu tư. Nững lúc
ấy tiền trở nên dồi dào, NHTW thì hào phóng, rộng rãi các khoản vay của NHTM từ
đó mà lớn hơn. Trường hợp ngược lại đó là trong khi NHTW đang thực hiện chính
sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, hay kìm nén sự phát triển quá mạnh của tín
dụng. Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao và với những khoản lỗ trông thấy
khi vay vốn của NHTW, các NHchỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống bất
11
đắc dĩ và luôn cố gắng để trả nợ nhanh nhất. Những lúc ấy các khoản vay từ NHTW
chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản nơ.
Dù vay ít hay nhiều, vay thường xuyên hay không thường xuyên, dịch vụ
vay NHTW vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài khoản nợ, vì khong có
NHTM nào mà không đi vay NHTW bao giờ kể từ khi thành lập. Thời gian vay
ngắn hay dài, hiệu quả của tiền vay cao hay thấp phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu
của NHTW và mức tiền vay của NHTM.
Đứng về phía NHTW là NH của các NH, NHTW luôn luôn là chủ nợ của hệ
thống NH. Thông qua đó mà NHTW mới dễ dàng kiểm tra, dám sát, điều khiển
NHTM. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề dễ bị nhầm lẫn. Tiền đi vào chu trình kinh tế
bằng con đường các NHTM chuyển các hối phiếu và trái phiếu lên NHTW và bị
chiết khấu mất phần lãi suất phải trả cho khoản được vay, qua đó trở thành người nợ
của NHTW. Việc NHTW bút toán khối lượng tiền vào bên nợ trong bảng kế toán
của mình thực chất chỉ là phải ghi theo quy định của kế toán, chứ không làm thay
đổi việc phát hành tiền và cho vay có lãi của NHTW. Vị trí chủ nợ trong hệ thống
NH là cần thiết để NHTW có thể điều tiết mở rộng hay thắt chặt tiền tệ. Chính vì lí
do đó, các NHTM không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì như thế
thì vị trí chủ nợ của NHTW sẽ không còn ý nghĩa nữa. Nếu các NH gửi tiền tại
NHTW, thì đó chỉ là việc dự trữ thuần tuý không có lãi.
NHTW cấp tín dụng cho NHTM qua 2 hình thức chính:
+ Tái chiết khấu ( hoặc chiết khấu ) hay còn gọi là tái cấp vốn.
+ Thế chấp hay ứng trước có đảm bảo hay không đảm bảo.
Vay ngắn hạn dự trữ tại NHTW: Các NH vay mượn như vậy gọi là vay
mượn qua vốn trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Để chuẩn bị cho thanh
toán bù trừ và chuyển nhượng lẫn nhau, kể cả quy định dự trữ bắt buộc, tất cả các
NHTM phải kí gửi những khoản tiền mặt nhất định tại kho của NHTW, những
khoản tiền này không mang lại lợi nhuận gì cho NHTM. Trong quá trình hoạt động
của mình, có lúc NHTM gặp tình huống thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu hụt tiền mặt.
12
Đây là điều mà bất kì NHTM nào ở bất cứ nước nào cũng dễ dàng gặp phải. Trong
khi một số NHTM thiếu dự trữ thì cũng có một số NHTM thừa dự trữ. Để đảm bảo
dự trũ theo quy định của NHTW, các NHTM liên lạc vay lẫn nhau dự trữ một ngày
là chuyện bình thường. Trong vòng thời gian ngắn sau ( có thể chỉ vài phút ) NH
thừa dự trữ trong ngày hom đó sẽ viết séc hoặc gửi điện tín đến chi nhánh NHTW
tại địa phương, yêu cầu chuyển một phần dự trữ của NH mình sang cho dự trữ của
NH xin vay. Như vậy NH xin vay sẽ đủ dự trữ theo yêu cầu của NHTW với một
khoản tiền nợ phát sinh là khoản tiền xin vay nói trên, thể hiện vào bảng cân đối của
ngày hôm đó. Còn NH thừa dự trữ cho vay một phần dư có trên tài khoản để kiếm
tiền lãi. Việc vay qua vay lại như thế diễn ra thường xuyên trong hệ thống NHTM.
Nó hình thành một loại tài sản nợ khá thường xuyên. Tuy nhiên, khoản nợ này
thường rất ngắn, không qua một tuần, và thường chỉ là một hai ngày. Hiện nay ở
Việt Nam chưa phát triển khoản vay ngắn hạn dự trữ tại NHTW. Nhưng bên cạnh
đó ở Việt Nam còn có vốn tiếp nhận, là vốn mà NHTM uỷ thác từ các tổ chức trong
hoặc ngoài nước, từ ngân sách nhà nước để cho vay trung và dài hạn thuộc kế hoạch
xây dựng tập trung của Nhà nước, để thực hiện chương trình và dự án có mục tiêu
trước trong sản xuất kinh doanh, cải tạo môi trường, môi sinh.
Vay trên thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ ( TTTT ) theo mô hình của các
nước phát triển bao gồm thị trường mua bán cac chứng từ có giá ngắn hạn, thị
trường liên NH, thị trường hối đoái. TTTT hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các
NH, bổ sung kịp thời cho nhu cầu vốn thông qua việc điều hoà nguồn vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu. TTTT góp phần sự dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có tại
NH, làm cho nguồn vốn vừa phong phú vừa chủ động. Bên cạnh đó còn hoà trộn,
lưu thông, khơi luồng các dòng chảy cho tất cả các nguồn vốn vào mạng lưới đầu tư
phát triển nền kinh tế đất nước. TTTT giúp cho NHTM tìm được nguồn vốn, đồng
thưòi giúp NHTM nào khi dư thanh khoản có được cơ hội sinh lời. Đó là nơi ngưòi
ta vay và cho vay qua việc mua và bán những phiếu nợ ngắn hạn. Hay nói cách
khác TTTT là nơi mua bán các trái phiếu ngắn hạn. Như vậy mặt hàng trao đổi trên
thị trường này là tiền hoặc các chứng từ có giá trị như tiền. Nhưng trên TTTT, tiền
13
hay các chứng từ có giá trị như tiền là các chứng từ tài chính đại diện cho một
lượng tiền mà một cá nhân ( hay doanh nghiệp ) nợ người khác. Một số tài sản tài
chính thực hiện chức năng cất giữ hơn là phương tiện trao đổi được gọi là “ chứng
từ có giá trị như tiền “ ( hoặc “ cận tiền tệ “). Lưu ý rằng, tất cả các “ cận tiền tệ “
khi được gửi trong NH đều có khi vọng kiếm lãi hơn là một phương tiện trao đổi. “
Cận tiền tệ “ có hai thuộc tính là tính khả dụng và tính cần phải chuyển đổi ra tiền
mặt trước khi chi tiêu. Về bản chất các loại tiền ( tiền của NHTW, của NHTM…) là
những hình thức gâíy nợ, mà người cầm nó là những người cho vay đã gửi tiền vào
NHTM, hoặc cung cấp cho nền kinh tế một sản phẩm, một dịch vụ ( trong trường
hợp tiền lương tiền bán dịch vụ ). Những tác nhân phát sinh ra nó là người vay nợ,
là những người đã nhận dịch vụ. Xã hội và nền kinh tế vận hành cùng việc trao đổi,
chuyển dịch sở hữu hàng hoá, chất xám lao động…thông qua các phương tiện trung
gian là những loại hình giấy nợ này. Sự đa dạng của loại hình giấy nợ theo tiến trình
phát triển của nền kinh tế hình thành nên một hệ thống tiền tệ: hoặc là phiếu nợ của
chính phủ ( nếu là tiền mặt ) hoặc là phiếu nợ của NHTM, các tổ chức tín dụng
khác. Các loại tiền là phiếu nợ luôn nằm một trong ba trạng thái: 1, vay và cho vay;
2, nhận và trả; 3, cất giữ. Dù ở trạng thái nào, tiền cũng là giấy nợ và dứt khoát phải
thanh toán đúng ngày. Nên người ta gọi tiền là phương tiện thanh toán. Cái khác
nhau chỉ ở chỗ hiện nay và tương lai. Cuộc sống của con người và nền kinh tế là
một chuỗi xoay vòng quanh các loại nợ. Quá trình cứ tiếp diễn với những phiếu nợ
được hoán chuyển qua tay từng người, vận động liên tục để hình thành nên các hoạt
động kinh tế khác nhau và nền kinh tế với đầy đủ sự đa dạng của nó. Xét về tính
chất, tiền mặt hay tiền do NHTW phát ra là một loại hình giấy nợ hay trái phiếu.
Nếu bạn có nó trong tay có nghĩa là Chính phủ đang nợ bạn một khoản tiền. Trong
trường hợp là tín phiếu kho bạc, chính phủ nợ người sở hữu tín phiếu một khoản
tương đương với giá trị được ghi trên tín phiếu. Đối với trường hợp thứ nhất, tiền
của chính phủ là tiền mặt. Những giấy nợ này được pháp luật quy định rằng nó có
thể dùng để cất giữ, trao đổi thành các loại hàng hoá khác như gạo, ôtô…Còn trong
trường hợp thứ hai, tín phiếu kho bạc chỉ là chứng từ có giá trị như tiền hay là các
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét