Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

cac bai thuoc đong y chua benh

Hoặc: Trai sông 50-100 g, lá dâu tươi 20 g thái nhỏ, nấm hương 20 g, hành củ khô 2-3 củ. Nấu cháo ăn hàng ngày,
có tác dụng hạ huyết áp tốt. Bài thuốc này thích hợp với người già bị tăng huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến có các dấu
hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần… Đặc biệt là người tăng huyết áp bị chứng “trên bảo dưới chẳng chịu
nghe” thì cũng nên dùng.
Tẩy sán: Lấy dao tre cạo lấy vỏ trắng ở cành dâu 3 nắm, nước 3 bát sắc lấy 1 bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng
mai bụng đói thì uống, sán sẽ xuống hết. Uống 2-3 lần.
Chữa tiểu buốt, nước tiểu đục: Tổ bọ ngựa trên cây dâu, mỗi lần chỉ cần một cái nướng khô, tán nhỏ, uống với rượu
lúc đói, nặng thì uống 2-3 lần là khỏi. Chuyên trị chứng “cao lâm” tiểu buốt. Ngài tằm bỏ đầu, chân, cánh, sấy khô, tán
nhỏ, giã với cơm vo thành viên bằng hạt ngô đồng, uống với nước muối lúc đói, chữa được nước tiểu đục, trắng.
Chữa viêm họng: Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá, giã nhỏ, lấy lụa bọc lại
thành viên, tẩm mật ngậm, có tác dụng chữa bệnh viêm họng.
Chữa viêm tuyến vú: Đọt dâu non một nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, lấy giấy dấp nước đắp ngoài, khi khô lại
thay, hết viêm thì thôi.
Chữa thiếu máu, mất ngủ: Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), mỗi ngày pha nước uống. Uống liên tục
trong nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
7- 5 bài thuốc dân gian trị cảm mạo
Thời tiết thay đổi làm bạn dễ bị cảm mạo. Trị bệnh bằng thuốc tây đôi khi gây ra những tác dụng phụ không mong
muốn. Những bài thuốc trị cảm mạo có nguồn gốc từ thiên nhiên sau đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn.
1. Trà
Lấy 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa mật ong hoà với 200ml nước trà đặc ở nhiệt độ 80oC. Uống khi còn ấm.
Tác dụng: Nước trà ấm giúp các mạch máu được lưu thông, đẩy nhanh quá trình toát mồ hôi. Chanh giàu vitamin C,
là chất khử độc và sát trùng an toàn. Mật ong có chứa các loại men giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và tăng
cướng quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2. Cây mâm xôi
Lấy 100g quả mâm xôi tươi trộn với 50g mứt hoa quả rồi đun sôi với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Dùng nước
này để uống.
Tác dụng: Trong thành phần của cây mâm xôi chứa rất nhiều vitamin C, aspirin tự nhiên và axit salixilic có tác dụng
giải nhiệt và hạ sốt. Các chất có trong mứt hoa quả làm ức chế sự phát triển của quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
3. Tỏi
Tỏi xay nhỏ, ép lấy nước, trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Xay nhỏ 200g tỏi, đun sôi kỹ với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Sau đó đổ ra cốc, đặt gần mũi và hít thật sâu.
Lưu ý: Tỏi giúp chống nghẹt mũi. Tuy nhiên tuyệt đối không được dùng nước ép từ tỏi nhỏ thẳng vào mũi. Lớp niêm
mạc phía trong mũi rất dễ bị bỏng.
Hãy nghiền nhỏ tỏi, gói lại bằng vải băng rồi đặt ở mỗi bên lỗ mũi từ 5-7 phút. Mũi bạn sẽ thông trở lại.
Tác dụng: Tỏi có chứa nhiều fitoxit - chất kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng, tiêu độc.
4. Sữa
Hoà 4 - 5 thìa cà phê mật ong với 1lít sữa. Cho thêm vào hỗn hợp 1thìa vani, 1thìa rượu nho và 1 ít quế. Đun sôi hỗn
hợp từ 10 - 15 phút. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml.
Tác dụng: các men vi sinh, axit amin có trong thành phần của sữa tốt cho hệ thần kinh, làm tăng cường khả năng
miễn dịch của cơ thể.
5. Ớt
Nhai 1/2 quả ớt đỏ, sau đó uống 50ml rượu trắng. Hoặc đổ 1 thìa cà phê ớt xay nhỏ vào 50ml rượu trắng rồi uống.
Tác dụng: Ớt đỏ giàu vitamin C, làm giãn và thông mạch. Rượu được xem như chất khử trùng, chứa axit amin, giúp
xoa dịu cảm giác cay nóng của ớt.
Tuy nhiên, không nên dùng phương pháp này cho trẻ em và những người mắc bệnh gan và tim mạch.
Theo Dân Trí
8- 5 bài thuốc Đông y chữa béo phì
5
Đông y có nhiều bài thuốc để chữa béo phì đơn thuần (không phải bệnh lý), mắc phải do chế độ ăn uống sinh hoạt
không hợp lý. Tuy nhiên, không có bài thuốc chung cho tất cả người béo, vì mỗi thể bệnh cần một bài thuốc riêng.
Béo phì được phân ra hai loại chính: Béo phì đơn thuần (simple obesity) và béo phì bệnh lý (pathological obesity).
Béo phì thông thường chủ yếu do năng lượng hấp thụ vào cơ thể vượt quá mức năng lượng tiêu hao gây nên.
Thông thường, khi chỉ số BMI vượt quá 30, đã loại trừ béo phì do một số bệnh nội tiết như Hội chứng Cushing
(lượng hoóc môn cortisosteroid trong cơ thể quá cao), suy tuyến giáp trạng, buồng trứng đa nang thì đó là béo phì
đơn thuần.
Ngoài ra, bệnh còn được chia thành béo phì thể chất (do di truyền) và béo phì mắc phải (do sinh hoạt và ăn uống
không hợp lý).
Trong Đông y, béo phì đơn thuần, mắc phải thuộc phạm vi của các chứng đàm ẩm, thủy thũng và hư lao. Béo phì là
chứng bệnh thuộc loại hình "gốc hư ngọn thực", nghĩa là người to béo trong khi cơ thể suy yếu, hoạt động của tạng phủ
bị rối loạn. Nguyên nhân thường là: chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ đọng; dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp
thụ suy yếu; âm dương mất cân bằng.
Thực tế lâm sàng cho thấy, để chữa khỏi chứng bệnh béo phì, đối với mỗi người cần có phép chữa và bài thuốc thích
hợp. Không thể sử dụng một loại thuốc giảm béo cho tất cả mọi người.
Những người béo phì đơn thuần, mắc phải có thể căn cứ vào những biểu hiện của bản thân mà chọn dùng một
trong các bài thuốc dưới đây:
1. Bổ khí hóa đàm thang
Phòng kỷ, bạch truật, sơn tra (sao cháy), đẳng sâm mỗi thứ 12 g; hoàng kỳ, phục linh mỗi thứ 15 g; trư linh, bán
hạ, lá sen mỗi thứ 9 g, trần bì 6 g. Nấu với 1.500 ml nước, còn 600 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 20
ngày, nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Thường sau 1 liệu trình bắt đầu có chuyển biến.
Bài thuốc này dùng cho người béo phì thuộc loại hình “Khí hư đàm tích” (chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ
đọng). Thể bệnh này hay gặp ở sau độ tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa và hô hấp đã suy giảm, khiến cho “đàm trọc”
(sản vật bệnh lý, mỡ dư thừa) tích đọng lại, thành ra béo phì.
Biểu hiện: Người béo phì, hễ hoạt động là thở hụt hơi, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, tinh thần uể oải, người mệt mỏi,
thích ngủ, kém ăn, bụng ngực trướng đầy, đại tiện phân nhão hoặc tiêu chảy, thân thể nặng nề hoặc phù thũng; chất
lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng.
2. Lợi thấp hóa đàm thang
Trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, bán hạ 8 g, phục linh 16 g, xương bồ 8 g, viễn chí 6 g, trạch tả 12 g, đông qua bì
(vỏ bí đao) 20 g. Sắc uống thay nước trong ngày, liên tục 20 ngày, nghỉ 5 ngày lại tiếp tục liệu trình khác.
Bài thuốc áp dụng cho trường hợp béo phì thuộc loại hình “Đàm nhiệt tích trệ”, hay gặp ở những người ăn nhiều đồ
béo ngọt, uống nhiều rượu. Biểu hiện: Thân hình to béo, người nặng nề đuối sức, có thể kèm theo đầu choáng, mắt hoa,
ngực đầy tức, ngột ngạt khó chịu; phụ nữ bế kinh hoặc không thụ thai được, rêu lưỡi nhớt hoặc vàng nhớt.
3. Thanh vị thông phủ thang
Đại hoàng, bán hạ, thần khúc mỗi thứ 8 g; chỉ thực, trạch tả, sơn tra mỗi thứ 12 g; mạch nha 10 g, phục linh 16 g,
kê nội kim 6 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.
Bài thuốc có tác dụng trừ hỏa nhiệt ở phủ vị - dạ dày, kiện tỳ, trừ đàm thấp, chữa béo phì thuộc loại hình “vị nhiệt tỳ
hư” (dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp thụ suy yếu). Dạng bệnh này hay gặp ở thanh thiếu niên, phụ nữ có mang
hoặc phát phì sau khi sinh đẻ. Biểu hiện: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, uống nước nhiều, thân hình béo phì, mặt đỏ
tươi, tinh thần sung mãn, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
4. Thanh nhiệt hóa đàm thang
Hoàng liên 3 g, hoàng cầm, hậu phác, bán hạ, sơn chi tử mỗi thứ 9 g, thạch cao 15 g (sắc trước 30 phút), đại hoàng
5 g (cho vào sau, trước khi bắc thuốc ra 5 phút), cam thảo 5 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu
trình 20 ngày.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, làm tan đờm, chữa béo phì thể “đàm nhiệt nội trở” với những biểu hiện: Người
béo phì, da mặt bóng loáng như bôi mỡ, ăn rất khỏe, mau đói, sợ nóng, phiền táo, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng
sẻn hoặc đại tiện bí kết. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
5. Hóa tích thang
Đan sâm, xích thược mỗi thứ 15 g; đào nhân, lai phục tử, lá sen, hồng hoa, xuyên khung, diên hồ sách mỗi thứ 9 g,
thanh bì 6 g, trạch lan, trạch tả, phục linh mỗi thứ 12 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20
ngày.
Bài thuốc có tác dụng chữa béo phì thuộc loại hình “đàm ứ nội tích”, với những biểu hiện: Người béo phì, hoạt động
một chút là mệt mỏi, thở dốc, dễ ra mồ hôi, đầu choáng váng, ngực bụng trướng đầy, mạng sườn căng tức, đau hoặc
nổi cục; chất lưỡi tối bệu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc nhớt.
Theo Tiền Phong
9. Chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt
6
Có một cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay không cần mổ và không mất tiền nhưng khá hiệu nghiệm.
Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân
tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh. Nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật
bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm cơ bản.
Bài thuốc đơn giản như sau: nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai
đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng, đổ
xuống đám đất sạch cho nguội đi. Phương pháp này dân gian gọi là "hạ thổ" để lấy "âm dương".
Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá
hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi
ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ
hôi chân tay nữa.
Nhiều năm qua, khi tiếp xúc với nhiều người, hễ bắt tay ai ướt mồ hôi tôi đều mách cho họ cách chữa. Rất nhiều
người đã khỏi bệnh khi chữa bằng phương pháp uống cây lá lốt như cách mà tôi trình bày ở trên. Riêng tôi, cứ sau 2
năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho "chắc ăn".
Tôi mong nhiều người sẽ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp đơn giản này. Nếu bạn ở nông thôn thì chắc chắn sẽ
không tốn tiền vì cây lá lốt rất sẵn trong vườn nhà bạn. (Nếu có gì chưa rõ, bạn đọc có thể liên hệ tôi theo địa chỉ: số 5
Hòa Mã, Hà Nội, ĐT: 0913219865).
10. Lợi ích của trà thảo mộc
Các loại trà có nguồn gốc từ thảo mộc ngày càng trở thành đồ uống phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ
của con người.
1. Trà cúc La Mã
Có tác dụng giảm chứng khó tiêu, giảm lo âu và căng thẳng hệ thần kinh nên rất tốt cho những người bị chứng mất
ngủ.
2. Trà hoa Lavender
Trà hoa Lavender thường được biết đến với tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, làm cơ thể thư giãn và sảng khoái.
3. Trà bạc hà
Trà bạc hà giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ tiêu hoá và có tác dụng hạ sốt do bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Uống trà sau bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, giảm đầy hơi và cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng của
cảm lạnh và cảm cúm.
4. Trà hoa chanh
Trà từ hoa chanh giúp giảm stress và đau đầu, giảm căng thẳng hệ thần kinh nên tốt cho tinh thần và cải thiện giấc
ngủ.
5. Trà lá cây tầm ma
Giúp bồi bổ cho cơ thể vì trong thành phần có chứa nhiều vitamin và chất khoáng đặc biệt là chất sắt giúp giảm các
bệnh dị ứng.
6. Trà lá cây mâm xôi
Trà lá cây mâm xôi có tác dụng làm sạch nên rất hữu hiệu giúp sạch miệng, là nước súc miệng trị chứng viêm họng.
Không nên dùng loại trà này trong suốt thời gian đầu khi mang thai.
7. Trà hương thảo
Thường được uống khi bắt đầu một ngày mới hoặc khi năng lượng trong cơ thể thấp vì trà hương thảo có tác dụng
hữu hiệu giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu và chứng khó tiêu.
8. Trà hoa tầm xuân
Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hiệu quả với những người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, thêm ít nước
cốt chanh vào trà để có tác dụng tối ưu.
Theo BSGĐ
11. Bài thuốc chữa bệnh quai bị
7
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân khi tiết trời mưa, lạnh, độ
ẩm cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5-10 tuổi, bệnh lây nhanh ở các lớp học, nhà trẻ mẫu giáo. Có khi người lớn cũng mắc
ở các vùng dân trí thấp, vệ sinh kém. Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, ho, hắt hơi, virut
khuyếch tán trong không khí nên dễ thành dịch. Theo quan niệm của Đông y cho rằng, đây là dịch độc xâm nhập vào cơ
thể qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, đi theo đởm kinh ra ngoài phát bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng
phủ, nên có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo viêm tinh hoàn, sốt cao co giật Chính vì vậy, nên khi bị quai
bị thường có biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh sau này.
Triệu chứng của quai bị xuất hiện nhanh, rầm rộ. Sau một đêm ngủ, sáng ra đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể
một hoặc hai bên cùng một lúc, sưng ngày càng to, rất nóng và đau, sờ thấy rắn, người có sốt, đau đầu, mệt mỏi, không
muốn ăn, nhai đau nên chỉ nuốt chửng. Môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt, khát nước nhiều. Bệnh kéo dài
từ 7-15 ngày có khi hơn. Trường hợp nặng còn sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu dữ dội,
nôn thốc nôn tháo
Phương pháp điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống.
Bài 1: Sài đất 20g, bồ công anh 16g, kinh giới, kim ngân, thổ phục linh mỗi thứ 12g, chỉ xác 8g, cam thảo nam 8g,
bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
Bài 2: Bồ công anh 16g, hạ khô thảo, kim ngân, sài hồ, mỗi thứ 12g, ngưu bàng tử, liên kiều, hoàng cầm mỗi thứ
8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
Bài 3: Thạch cao 16g, ngưu bàng, cát căn mỗi thứ 12g, thăng ma, hoàng cầm, liên kiều, cát cánh, thiên hoa phấn
mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Nếu có viêm tinh hoàn dùng thêm hạt vải 12g, khổ luyện tử 8g.
Tại chỗ vùng mang tai dùng hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần.
Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi lại nhiều đề phòng biến chứng. Ăn uống chất mềm, đủ dinh dưỡng để
bệnh mau chóng bình phục.
Khi có đau bụng dưới ở trẻ gái hoặc đau tinh hoàn ở trẻ trai cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
Theo BS. Nguyễn Kim Lan SK&ĐS
12. Những bài thuốc từ vừng
Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indim D.C. Theo Đông y,
vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy,
bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị
bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì).
Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:
- Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng
(thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu
xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít
muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).
- Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày
vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi.
- Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu : Vừng đen đã sao
chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn
đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón:
dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày.
Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày,
riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.
Theo BSGĐ
13. Chữa ho gà băng đông y
8
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, có thể gây dịch do vi khuẩn Bordetella pertissus, đôi khi do
Bordetella parapertissis gây nên. Ho gà rất hay lây. Nguồn bệnh là người bị ho gà lây truyền, nhất là ở thời kỳ viêm long,
bắt đầu có cơn ho, sau đó mức độ giảm dần.
Bệnh lây trực tiếp do các bụi nước bắn ra trong cơn ho. Sau khi mắc bệnh ho gà thì có khả năng miễn dịch bền
vững, nên rất ít khi mắc bệnh lần thứ hai.
Theo Đông y, nguyên nhân ho gà là do tạng phủ trẻ non yếu, bì phu cơ nhục không kín đáo, ngoài thì bị ngộ độc tà
thời khí xâm phạm, trong lại có đờm hỏa ẩn nấp, phế kinh bị bế tắc nên phế khí không thông sướng, nhân đó phát ho
từng cơn kịch liệt. Không chữa bệnh kịp thời thì bệnh dễ kiêm phát các chứng khác.
Các triệu chứng ho gà thường thấy: trẻ ho ngày nhẹ, đêm nặng; ho không kịp thở, không khóc được. Hoặc ho sặc từ
bụng dưới xốc lên, ho liên tiếp vài chục tiếng, nghỉ một tí lại ho; nặng nữa thì khi ho lại nôn mửa, căng tức 2 bên sườn,
nước mắt nước mũi chảy, lâu ngày không khỏi.
Thời gian nung bệnh từ 1-3 tuần. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ, tùy từng thời kỳ mà dùng các bài thuốc thích hợp.
Thời kỳ đầu, cảm nhiễm phế hàn:
Triệu chứng: chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn. Phép
chữa: khu phong tán hàn chỉ khái.
Bài thuốc: Tử tô 12g, bách bộ 12g, lá dâu tằm 16g, trần bì 8g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong
ngày.
Hoặc bài “Tiểu thanh long thang”: Ma hoàng 4g, chích thảo 4g, bạch thược 6g, bán hạ chế 12g, quế chi 4g, ngũ vị tử
4g, tế tân 4g, can khương 4g. Nước 150ml, sắc còn 50ml chia uống 3 lần trong ngày.
- Nếu thiên về phế nhiệt: ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng. Mạch sác. Phép chữa: sơ biểu thanh nhiệt.
Bài thuốc: Kinh giới 6g, lá xương sông 10g, bạc hà 6g, lá chanh 8g, lá hẹ tươi 6g, bối mẫu 6g, rau má 12g, nghệ
vàng nướng 3 lát. Nước 300ml, sắc còn 100ml, ngày uống 3 lần.
Thời kỳ ho cơn: Vào cuối tuần thứ 2 sau khi phát bệnh: thời gian dài hay ngắn tùy bệnh nặng hay nhẹ. Nói chung từ
3-6 tuần, nặng có thể kéo dài vài tháng hoặc hơn. Lúc này ho sặc sụa, nhẹ thì một ngày ho 10 cơn, nặng thì 20 cơn. Lúc
ho mặt đỏ bừng, thè lưỡi, còng lưng, gân cổ kéo lên, mắt đỏ, nước mắt nước mũi trào ra, mu mắt sưng húp, ho liên tiếp
không nghỉ; cuối cùng thở sâu vào 1 cái thì đỡ ho. Trong khi thở vào nghe kêu như tiếng sáo hoặc như gà gáy, đến khi
ngừng tiếng kêu thì ho lại như trước. Về đêm cơn ho này càng nhiều hơn; ho chấn động gây chảy máu mũi đờm có dây
máu, chảy máu mắt, kết thành ban đỏ. Nếu ho kéo dài mãi, thân thể càng suy nhược, dễ phát sưng phổi, ho suyễn.
Đây là thể đàm nhiệt bế phế. Phép chữa: thanh nhiệt hóa đàm.
Bài thuốc:
Bài 1: Lá chanh 300g, địa liền 400g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 1.000g, rau sam 1.000g, tía tô 300g. Nước 6 lít, sắc
còn 2 lít, cho ít đường đủ ngọt. Cách dùng: trẻ từ 1-3 tuổi mỗi lần uống 15-20ml (1 thìa canh). Trẻ từ 3-5 tuổi mỗi lần
uống 2 thìa canh, ngày uống 3 lần.
Bài 2: “Ma hạnh gia vị”: Ma hoàng 6g, tiền hồ 12g, hạnh nhân 6g, cát cánh 12g, thạch cao 12g, trần bì 6g, cam thảo
4g, bối mẫu 6g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
- Ho nặng không ngủ được, gia: Viễn chí 4g, câu đằng 8g.
- Đờm nhiều, gia: La bặc tử 8g, tô tử 8g.
- Nôn nhiều, gia: Trúc nhự 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 2 lát.
- Ho ra máu, chảy máu mũi, gia: chi tử sao 8g, a giao 8g (sắc thuốc xong mới cho a giao).
Bài 3: “Tả bạch tán gia giảm”: Tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, cát cánh
8g, tri mẫu 8g, trúc nhự 8g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống và gia giảm như bài trên.
Bài 4: “Lô tử hoàn”: Bắc hạnh nhân, sơn chi tử (sao đen), thạch cao, cáp phấn, thiên hoa phấn, mỗi vị 2 lạng (80g).
Ngưu bàng tử 120g, cam thảo 16g, ma hoàng 32g, thanh đại 40g. Tán bột hòa mật ong quyết nhuyễn làm viên bằng hạt
nhãn. Ngày uống 1-2 viên theo lứa tuổi. Dùng đăng tâm thảo (bấc đèn) và lá tre nấu nước để uống thuốc.
Bài 5: Dùng khi ho ra máu: Tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, địa cốt bì 12g, chi tử (sao đen) 4g, trắc bá diệp (sao
đen) 4g, bồ hoàng (sao đen) 4g, a giao 4g (cho vào sau khi sắc xong thuốc). Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống
ngày 3-4 lần.
Bài 6: Dung dịch tỏi: 50% nước cốt tỏi, 50% nước sôi hòa chung dùng. Trẻ trên 5 tuổi mỗi lần uống 10-20ml. Ngày
4 lần sau bữa ăn 45 phút. Trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa.
9
Bài 7: Mật gà sấy khô, tán mịn trộn một ít đường. Cách dùng: trẻ dưới 1 tuổi dùng 1 cái, chia 3 ngày, mỗi ngày uống
2 lần. Trẻ 1-2 tuổi dùng 1 cái, chia 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trẻ 3-5 tuổi dùng 1 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần.
Trẻ 5-10 tuổi, dùng 2 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần.
Thời kỳ hồi phục: Phế khí hư hoặc phế âm hư.
Triệu chứng: Cơn ho giảm dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi,
khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phép chữa: tư dưỡng phế ấm, phế khí, kiện tỳ.
Bài thuốc: “Sa sâm mạch đông thang” gia giảm. Sa sâm 12g, thiên hoa phấn 12g, liên nhục 8g, mạch môn 12g, bạch
biển đậu 12g, trần bì 6g, tang bạch bì 12g, ý dĩ 12g, cam thảo 4g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong
ngày. Nếu sốt nhiều, mồm khô. Mạch tế sác, gia: địa cốt bì 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 12g. Mồ hôi trộm gia: mẫu lệ
12g, lá dâu 12g; ăn kém, đầy bụng, gia: hậu phác, mạch nha đều 8g.
Cháo thuốc dân gian chữa bệnh ho gà
- Hạt dẻ, bí đao 50g, râu ngô 10g. Đun sôi lấy nước hòa đường phèn uống.
- Lấy 1 củ tỏi to, bóc vỏ, giã nát ngâm nước sôi 20 phút, rồi đun sôi 30 phút, pha mật ong, uống.
- Lấy 100g hồ đào, sao vàng uống với mật ong.
- Lấy 1 bộ gan gà ép lấy nước hòa với 15ml, nước đường. Trẻ dưới 1 tuổi uống mỗi lần 5ml. Trẻ 2-3 tuổi uống 8ml. 4
tuổi trở lên uống 15ml. Uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối, liên tục trong 3-5 ngày.
- Cháo nhị bì cam thảo: Vỏ rễ dâu 9g, địa cốt bì 9g, cam thảo bột 3g, gạo lứt 50g. Trước hết đun 3 vị trên với nước
vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã lấy nước rồi cho gạo lứt vào nấu cháo ăn.
- Cháo đậu cô ve, táo đỏ: Đậu cô ve 16g, táo đỏ 10 quả, gạo lứt 30g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào
nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo loãng rồi cho đường phèn, ăn nóng.
- Nước cơm hòa xuyên bối, đường phèn: Khi nấu cơm sôi, múc lấy nước cơm đựng vào bát, cho xuyên bối mẫu 9g
và đường phèn 15g, hấp cách thủy (hoặc hấp trên cơm đang cạn). Uống ngày 2 lần sáng và tối.
- Nước cà rốt, táo tàu: Cà rốt 200g, rửa sạch thái lát cùng với 25g táo tàu, nước 1.200ml, đun cạn còn 400ml, cho
đường phèn vừa đủ, khuấy tan là được, uống 2 lần trong ngày. Day bấm mạch 2 huyệt ngư tế để thanh nhiệt tả phế,
giảm ho và 2 huyệt xích trạch để điều hòa và sơ thông phế khí khỏi ho, dễ thở.
Bài thuốc kinh nghiêm của lương y Thái Vạn
Theo Lương y Minh Chánh/Sức Khỏe&Đời Sống
14. Chữa bệnh bằng hoa cúc bách nhật
Cúc bách nhật mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Trong dân gian, người ta thường thu hái hoa vào
mùa hè, phơi hoặc sấy khô rồi cất giữ để làm thuốc.
Theo y thư cổ, hoa cúc bách nhật vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh can tán kết (làm mát tạng can và làm mất
hiện tượng kết tụ), minh mục (làm sáng mắt), chỉ khái định suyễn (làm ngừng ho hen); thường được dùng để chữa các
chứng bệnh như đầu phong (đau đầu do phong hỏa, khi đau khi không, có sự xúc động thì đau), mục thống (đau mắt),
khí suyễn khái thấu (ho hen), lỵ tật (bệnh kiết lỵ), bách nhật khái (ho gà), tiểu nhi kinh phong (trẻ em co giật), loa lịch
(lao hạch), sang dương (lở loét) Một số cách dùng cụ thể như sau:
Đau đầu do phong hỏa: (1) Hoa cúc bách nhật 9g, mã tiên thảo 12g, sắc uống. (2) Hoa cúc bách nhật 6g, câu
đằng 6g, cương tàm 6g, cúc hoa 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Tăng huyết áp: Hoa cúc bách nhật 15g, hạ khô thảo 30g, cúc hoa 15g, sắc uống hằng ngày.
Hội chứng tiền đình: Hoa cúc bách nhật 15g, cúc hoa 15g, mạch môn 10g, thạch hộc 10g, tang diệp 10g, sắc
uống ngày 1 thang.
Ho do ngoại cảm phong nhiệt: Hoa cúc bách nhật 20g, tỳ bà diệp 30g, bạc hà 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Hen và viêm phế quản: (1) cụm hoa cúc bách nhật tươi hoặc 15-20g hoa khô sắc uống ngày 1 thang. (2) Hoa cúc
bách nhật trắng 20 bông, tỳ bà diệp 5 cái, sắc uống ngày 1 thang. (3) Hoa cúc bách nhật 30g, kim tiền thảo 30g, sắc
uống ngày 1 thang. (4) Hoa cúc bách nhật 6g, rễ cúc bách nhật 9g, sắc uống ngày 1 thang. (5) Hoa cúc bách nhật 15g,
nga bất thực thảo 30g, cam thảo dây 30g, sắc uống ngày 1 thang. (6) Hoa cúc bách nhật 10g, địa long 10g, tỳ bà diệp
10g, ma hoàng sao 6g, hạnh nhân 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Ho gà: (1) Hoa cúc bách nhật 19g, nga bất thực thảo 15g, sắc kỹ lấy nước hòa thêm một chút đường phèn uống
ngày 1 thang. (2) Hoa cúc bách nhật 10g, bách bộ sao 15g, bối mẫu 6g, bạch cương tàm 10g, câu đằng 10g, sắc uống
ngày 1 thang.
Giảm thị lực: Hoa cúc bách nhật 10g, hạn liên thảo 10g, chử thực tử 10g, cam thảo 15g, sắc uống ngày 1 thang.
10
Kiết lỵ: (1) Hoa cúc bách nhật 10 cụm sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút rượu vàng uống trong ngày. (2) Hoa cúc
bách nhật 15g, tần bì 15g, bạch thược 20g, mộc hương 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Viêm đại tràng mạn tính thể lỏng: Hoa cúc bách nhật 15g, câu cốt diệp 30g, hoàng kinh tử 10g, sắc uống ngày
1 thang.
Đau mắt đỏ: Hoa cúc bách nhật 10g, cúc hoa 15g, tang diệp 15g, sắc uống thay trà trong ngày.
Tiểu tiện bất lợi: Hoa cúc bách nhật 9g sắc uống hằng ngày.
Trẻ em khóc dạ đề: Hoa cúc bách nhật tươi 5 cụm, thuyền thoái 3 cái, cúc hoa 3g, sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em trướng bụng: (1) Hoa cúc bách nhật khô 6-9g sắc uống ngày 1 thang. (2) Hoa cúc bách nhật 5g, lai phục
tử 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em kinh phong: (1) Hoa cúc bách nhật 10 cái, con cào cào khô 7 con, sắc uống ngày 1 thang. (2) Hoa cúc
bách nhật 6g sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em đi lỏng: Hoa cúc bách nhật 6g, bạch truật 12g, cát căn sao 12g, bạch linh 12g, xa tiền tử 10g, sắc uống
ngày 1 thang.
Viêm loét da: Hoa cúc bách nhật 15-30g, sắc uống hoặc nấu nước rửa hằng ngày.
Một công trình nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã dùng dịch 100% và 200% tiêm bắp thịt chế
từ cúc bách nhật để điều trị viêm phế quản mạn tính cho thấy: trên 120 bệnh nhân được tiêm dịch 200% mỗi ngày 1
lần, mỗi lần 2ml, 10 ngày là một liệu trình, sau 5 liệu trình đạt hiệu quả 93,3%; trên 125 bệnh nhân được tiêm dịch
100%, sau 4 liệu trình đạt hiệu quả 73,6%. Có tác giả còn dùng dịch tiêm cúc bách nhật 30% để thủy châm vào các
huyệt vị châm cứu như phế du, định suyễn, thiên đột, phong long, đản trung, mỗi huyệt tiêm 0,3ml để điều trị 40 ca hen
phế quản và viêm phế quản thể hen, đạt hiệu quả 70%. Cũng có tác giả dùng dưới dạng viên nén cúc bách nhật (mỗi
viên tương đương với 3,2g dược liệu sống), mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên, 10 ngày là một liệu trình, dùng liên tục
2 liệu trình, điều trị 500 bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, đạt hiệu quả 77,1% và điều trị 174 bệnh nhân hen phế
quản, đạt hiệu quả 81,8%.
Theo Sức Khỏe&Đời Sống
15. Lá mơ trị kiết lị
Lá mơ tam thể còn gọi là mơ lông (vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn), mặt trên của lá có màu xanh,
mặt dưới có màu tim tím. Tên khoa học là Paederia tomentosa lour, là loại cây leo, mọc hoang ở mọi nơi (thường ở các
hàng rào). Có thể trồng bằng dây (lấy những đoạn dây ở gần gốc, dài khoảng 30 cm, vùi ở hàng rào). Chỉ trồng một lần,
có thể dùng nhiều năm. Ngoài việc dùng làm gia vị đối với các món ăn như thịt cầy, bê thui , lá mơ còn là một vị thuốc
để trị một số bệnh hiệu quả.
Chứng kiết lỵ, viêm ruột mãn tính: Lá mơ tam thể: 50 -100g, rửa hay lau sạch lông, giã nhuyễn, trộn với 1 - 2 quả
trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng), cho thêm 5 - 10g muối, trộn đều, xào hoặc cuộn vào lá chuối nướng cho đến khi có
mùi thơm. Mỗi ngày ăn 2 - 3 lần liên tục trong 7 - 10 ngày, rất công hiệu.
Chứng phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt), dùng theo hai cách:
- Uống: lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1 - 2 cm, sao vàng. Mỗi lần dùng 50g, sắc với 200 ml, còn 100 ml,
chia đều, uống 3 lần trong ngày, liên tục 10 - 15 ngày.
- Dùng để xoa bóp: cũng dùng cả lá và thân: thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâm trong rượu (trên 40 độ) lắc đều
mỗi ngày. Xoa tại các vùng đau nhức.
Ngoài ra ở một số nước, người ta còn dùng nước sắc lá mơ để trị chứng bí tiểu tiện và sỏi thận, liều dùng cũng như
trên. Tuy nhiên điều này chưa được thử nghiệm ở Việt Nam.
Theo Bác sĩ gia đình
11
16. Chữa ngứa chân
Bài 1:
Chân ngứa, gãi nhiều nên sứt sát da thịt. Cách chữa: lá chè tươi 1 nắm, giã nát, hòa thêm ít nước, vắt lấy nước đặc,
rửa chân vài lần là hết.
Bài 2:
Chân ngứa, có khi ngứa cả đùi cả bắp, gãi nhiều sước da, chảy nước vàng. Cách chữa: cây kinh giới, 2 đồng cân (8
g), tán nhỏ hòa với nước cốt hành hương, xoa mỗi ngày vài ba lần, làm nhiều ngày sẽ khỏi.
Bài 3:
Trời mưa đi lại nơi nước bẩn, bị nước ăn chân, các ngón chân bị nứt, chảy nước vàng, gây đau và xót. Cách chữa:
dùng dầu tây (dầu lửa) nhỏ vào vài lần là hết. Hoặc lấy lá khế tươi giã nát với muối đắp vào, tuỳ theo nặng nhẹ, một vài
lần sẽ hết.
Bài 4:
Vì tiếp xúc với nước không sạch, chân tay hoặc cả người bị ngứa ngáy, gãi mãi không hết. Cách chữa: khế chín, 5-10
quả, nướng nóng, bóp nát lấy nước thoa vào chỗ ngứa, làm một vài lần là khỏi.
Theo TK
17. Trà dược phòng chống viêm khớp mùa lạnh
Tiết trời mưa phùn gió bấc lạnh lẽo là điều kiện thuận lợi cho bệnh lý viêm khớp phát sinh và phát triển, trong đó
phải kể đến các chứng bệnh thường gặp như hư xương sụn cột sống cổ, hư xương sụn cột sống thắt lưng, viêm quanh
khớp vai, viêm khớp dạng thấp, viêm thoái hóa khớp gối, viêm cột sống dính khớp Khi bị các chứng bệnh này, việc
dùng các thuốc chống viêm, giảm đau và thực hành lý liệu pháp là hai vấn đề không thể thiếu trong thực tiễn lâm sàng
của y học hiện đại. Tuy nhiên, vì còn khá nhiều các tác dụng phụ nên những tân dược loại này không hẳn đã là chỗ dựa
đáng tin cậy của người bệnh.
Trong y học cổ truyền, các bệnh khớp nói chung đều thuộc phạm vi chứng tý, phát sinh do nhiều nguyên nhân,
trong đó phải kể đến 4 nhân tố chính là phong, hàn, thấp và nhiệt. Tùy theo từng mùa mà các nhân tố này giữ vai trò
chính phụ khác nhau, về mùa lạnh, phong, hàn và thấp là 3 nhân tố chủ đạo mà cổ nhân thường gọi là chứng phong hàn
thấp tý. Về mặt trị liệu, ngoài việc kê đơn bốc thuốc và châm cứu xoa bóp, người xưa còn sử dụng một chế phẩm rất
độc đáo được gọi là trà dược. Trong bài viết này xin được giới thiệu với độc giả một số công thức trà dược điển hình để
phòng chống viêm khớp về mùa lạnh.
Bài 1: Thổ ngưu tất (rễ cỏ xước) 30g, kê huyết đằng 30g. Hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30
phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt khứ thấp, hoạt huyết thư cân, dùng cho bệnh
viêm khớp có dấu hiệu sưng nóng. Trong bài, thổ ngưu tất vị đắng chua, tính bình, có công dụng hoạt huyết hóa ứ, trừ
thấp lợi niệu, thanh nhiệt giải độc; kê huyết đằng vị đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết bổ huyết, thư cân hoạt lạc.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy cả hai vị đều có tác dụng chống viêm khá tốt, riêng thổ ngưu tất đã có những công trình
nghiên cứu ứng dụng điều trị viêm họng và bệnh bạch hầu đạt hiệu quả cao.
Bài 2: Thổ phục linh 40g, uy linh tiên 30g, phòng kỷ 10g. Các vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong
bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: trừ thấp hoạt lạc, giải độc giảm đau, dùng
cho bệnh viêm khớp có triệu chứng đau cố định, tại chỗ nề nhẹ. Trong bài, thổ phục linh vị ngọt, tính bình, có công dụng
giải độc, trừ thấp, lợi quan tiết; uy linh tiên vị cay mặn, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc và giảm
đau; phòng kỷ vị cay đắng, tính lạnh, có công dụng trừ phong thấp, lợi niệu giảm đau. Nghiên cứu hiện đại đã chứng
minh cả 3 vị đều có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, uy linh tiên và phòng kỷ còn có tác dụng giảm đau rất thích hợp
đối với việc trị liệu viêm khớp.
Bài 3: Sinh địa 50g, khương hoạt 30g, độc hoạt 30g, kê huyết đằng 40g, đương quy 30g, thiên ma 20g, ngưu tất
20g, tỳ giải 20g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày lấy 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng
được, uống thay trà trong ngày, người uống được rượu có thể pha thêm chút ít hoàng tửu thì càng tốt. Công dụng: khu
phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, dùng cho bệnh viêm khớp lâu ngày, khí huyết suy nhược, các khớp có biểu hiện
viêm dính và biến dạng. Trong bài, sinh địa và đương quy có tác dụng tư âm bổ huyết; khương hoạt trừ phong thấp nửa
trên, độc hoạt trừ phong thấp nửa dưới cơ thể; ngưu tất và kê huyết đằng hoạt huyết bổ thận; tỳ giải thải thấp qua
đường tiết niệu. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh thiên ma, ngưu tất và độc hoạt đều có tác dụng chống viêm và
giảm đau rõ rệt.
Bài 4: Dâm dương hoắc 30g, uy linh tiên 30g, xuyên khung 30g, nhục quế 30g, ké đầu ngựa 30g. Tất cả tán vụn,
mỗi ngày lấy 30 - 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể
12
pha thêm một chút rượu thì càng tốt. Công dụng: tráng dương hoạt huyết, khứ phong trừ thấp, dùng cho chứng viêm
khớp giai đoạn muộn khi các khớp đã biến dạng, thể trạng suy yếu, toàn thân đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh Trong
bài, dâm dương hoắc vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, khứ phong trừ thấp; nhục quế vị ngọt, tính
nóng, có công dụng bổ nguyên dương, ấm tỳ vị, trừ hàn, thông huyết mạch; xuyên khung hoạt huyết; uy linh tiên và ké
đầu ngựa trừ phong thấp. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh dâm dương hoắc có tác dụng chống viêm; xuyên khung,
nhục quế, uy linh tiên và ké đầu ngựa đều có khả năng giảm đau rõ rệt.
Bài 5: Hoàng kỳ sống 10g, quế chi 4,5g, bạch thược sao 7,5g, ngũ gia bì 6g, gừng tươi 2 lát. Các vị thái vụn hãm
với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí huyết, trừ
phong thấp, dùng cho chứng viêm khớp ở người suy nhược cơ thể, thiếu máu, các khớp đau nhưng không sưng nóng,
chườm nóng đỡ đau.
Nhìn chung, các phương trà dược nói trên đều rất đơn giản, dễ chế, dễ dùng, rẻ tiền và đạt hiệu quả ở một mức độ
nhất định. Có thể sử dụng để điều trị dự phòng, điều trị hỗ trợ các thuốc khác trong giai đoạn bệnh tái phát và điều trị
duy trì khi bệnh đã ổn định.
Sức khoẻ & đời sống
18. Công dụng của Tía tô
Nếu bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thực phẩm như cua cá, có thể lấy một nắm lá tía tô giã lấy nước
cốt để uống. Nếu có ngứa, nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát lên da.
Ngoài ra, có thể dùng bài "Tử tô giải độc thang" gồm lá tía tô 10 g, gừng tươi 8 g, sinh cam thảo 2 g. Nước 600 ml sắc
còn 200 ml, chia 2-3 lần trong ngày, uống nóng.
Để tránh rối loạn tiêu hóa, nên ăn kèm tía tô tươi trong bữa ăn có các loại thủy hải sản tanh lạnh. Không ăn lá tía tô
với cá chép vì có thể sinh nhọt.
Chữa táo bón ở người già suy nhược:
Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng, lấy nước nấu
chín để uống. Hoặc hạt tía tô, hạt vừng đều 10 g, giã nhuyễn, cho nước để gạn lấy nước nấu cháo, dùng cả khi táo bón
do ung thư ruột.
Ngoài việc chữa các rối loạn ở đường tiêu hóa, tía tô còn có rất nhiều công dụng khác.
Giải cảm
Xông:
Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá xông được rửa sạch kỹ thì có thể
lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người, đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi
mới cho lá xông vào nồi - đậy kín và khi xông mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi trong chăn.
Thận trọng với người già yếu và trẻ em.
Cháo tía tô:
Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Xông
xong nghỉ một lúc, dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Uống nước tía tô:
Tía tô tươi 15-20 g giã nát, chế nước sôi, gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi
uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này đều kém ra mồ hôi. Dùng cho trẻ em người già yếu.
Ngâm chân:
Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu, đậy bằng 1 cái rổ thưa, đặt 2
bàn chân lên xông. Khi nước nguội, cho 2 chân vào ngâm rửa… công hiệu vô cùng.
Chữa ho hen
Thương hàn, ho hen:
1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn hen suyễn (Thiên kim phương).
Người lớn hay có cơn hen:
Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn
lúc đói.
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:
Hạt tía tô 20 g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã
cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi
hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.
Ho do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực:
Hạt tía tô 90 g sao thơm, tán bột, ngâm với 1 lít rượu gạo ngon
trong 10 hôm, chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30 ml. Ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối (nếu đàm vàng, cổ
khô, miệng khát, môi đỏ thì không dùng).
An thai
Động thai:
Sắc cành lá cây tía tô để uống. Hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn.
13
Có thai sắp sinh bị phù:
Cành, lá tía tô 80 g, vỏ gừng tươi 30 g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ (đậy vung kín) lấy nước
uống và xông. Công thức này cũng có tác dụng an thai.
Có thai cảm sốt:
Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn cháo trứng gà nóng. Trứng gà
đen tốt nhất.
Vú sưng:
Lá tía tô 1 nắm nấu nước nóng, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp lên vú sưng.
Nôn mửa dữ dội khi có thai, động thai:
Cành tía tô 12 g, sắn dây 12 g. Sắc chung lấy nước uống.
Thiếu máu:
Uống nước lá tía tô (30 lá xay nhuyễn). Để cho dễ uống, xay kèm vài quả táo, ít đường phèn. Nước này
cũng có tác dụng an thai tuy có kém hơn cành tía tô.
Chăm sóc da
Người Nhật rất chuộng trà tía tô dùng uống thay trà, đồng thời dùng nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ
da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa da, vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất.
Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu bằng tía tô làm tóc bền mượt, tóc không rụng
và không bị chẻ, sạch gầu.
Da mẩn ngứa, mụn cóc, dùng lá tía tô xoa sát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.
Theo SK
19. Năm bài thuốc hay từ nghệ đen
Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết Xin giới thiệu năm bài
thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”, thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%,
tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng. Nghiên cứu
thực nghiệm trên động vật cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng
thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, nghệ đen
còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa.
Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng nghệ đen
để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đởm thảo, đại hoàng, phan hồng
hoa và tá dược.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen (nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết,
thông kinh, tiêu tích, hóa thực.
Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không
thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen.
Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành
khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.
Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý
chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc
uống ngày 1 thang.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét