Chuyên đề thực tập
lớn DNV&N. Việc sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới hiện
đại hóa dây chuyền sản xuất đã kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp, đồng
thời chi phí sản xuất tăng. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay vấn đề này càng
được thể hiện rõ. Theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay phần lớn công
nghệ mà các DNV&N Việt Nam đang sử dụng đã lạc hậu hàng chục năm,
có khi vài chục năm: 76% thiết bị máy móc thuộc về những năm 50-60,
trong đó hơn 70% đã khấu hao hết, gần 50% máy móc cũ được tân trang
dùng lại. Trình độ kỹ thuật, công nghệ được xem xét qua việc trang bị tài
sản cố định của doanh nghiệp cũng ở mức khá thấp, bình quân 1 lao động
chỉ đạt 152,7 triệu đồng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Số doanh
nghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 86% tổng số
doanh nghiệp. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt
Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Tình trạng này khiến các
doanh nghiệp chưa đủ năng lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao
và có khả năng cạnh tranh thắng lợi (ngay cả trong thị trường nội địa) và là
một bất lợi lớn của các DN khi muốn tiếp cận với nguồn vốn vay từ NH.
Thứ năm, DNV&N có năng lực quản lý và trình độ lao động còn hạn chế.
Năng lực của ban lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong việc lập
chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý DN. Nhưng thực
tế cho thấy phần lớn chủ các DNV&N thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật
viên tự đứng ra thành lập và vận hành DN. Họ vừa là người quản lý lại vừa
tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn hóa trong quản lý
không cao.
Theo số liệu thống kê, DNV&N nước ta có tới 55,63% số chủ doanh
nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ
doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể,
số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học
37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
5
Chuyên đề thực tập
Xét về trình độ của người lao động, nếu đứng trên phương diện lợi ích
xã hội thì DNV&N đã mang lại công ăn việc làm cho một số lượng lớn người
lao động nhưng đứng trên lợi ích DN thì đây là một trong vấn đề các DN cần
phải quan tâm đến hiện nay. Có tới 63% DN đang vướng phải chuyện không
tuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi…
Nguyên nhân của tình trạng này là do DN không đủ khả năng trong việc cạnh
tranh với các DN lớn trong việc thuê những lao động có tay nghề cao do hạn
chế về tài chính, do định kiến của bản thân người lao động, họ cho rằng cơ hội
để phát triển ở các DN này là thấp làm cho nhiều lao động có kỹ năng không
muốn làm việc cho DN ở khu vực này. Đội ngũ lao động hiện nay trong các
DNV&N phần đông có trình độ văn hóa cấp II (40-45%), trình độ trung học trở
lên là 20-30%, trình độ tiểu học và chưa biết chữ khá lớn 25-30%. Kỹ năng tay
nghề của đội ngũ lao động này cũng không cao, số lao động có tay nghề đơn
giản, chưa qua đào tạo bình quân chiếm 60-70%, đây là một con số khá lớn.
Những nguyên nhân này đã khiến DN gặp khó khăn trong việc tạo lập chỗ
đứng nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNV&N có thể giữ
những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò
tương đồng như sau:
Thứ nhất, DNV&N giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng
số doanh nghiệp. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc
làm là rất đáng kể. Với những đặc thù riêng của mình các DNV&N tồn tại
ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội.
Ngay tại nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ DNV&N chiếm
97% công ty xuất khẩu, và đóng góp 29% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là
những điểm quan trọng nếu chúng ta biết rằng trong suốt 10 năm qua, tại
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
6
Chuyên đề thực tập
Mỹ, xuất khẩu đóng góp khoảng 25% vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra
khoảng 12 triệu công ăn việc làm. Đối với Việt Nam số lượng DNV&N
không ngừng phát triển theo thời gian. Kết quả điều tra của Tổng cục
Thống kê cho thấy, các DNV&N hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở
sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng
77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Không chỉ tăng lên về số lượng mà các DNV&N đã có bước phát
triển về chất. Nếu như năm 2006 các DNV&N đóng góp khoảng 25% tổng
sản phẩm xã hội (GDP) thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 40% GDP.
Không những vậy tỷ trọng DNV&N tham gia vào các ngành sản xuất cũng
rất lớn như trong công nghiệp chế biến chiếm 86%, trong công nghiệp khai
thác mỏ khoảng 84%, trong sửa chữa lắp ráp cơ khí nhỏ, mô tô-xe máy đồ
dùng chiếm 93%, trong phân phối điện, khí đốt và nước khoáng chiếm
93%.
Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu phụ cho
các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm
cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNV&N được ví là thanh
giảm sóc cho nền kinh tế.
Những điều này cho thấy các DNV&N hiện nay đang ngày càng giữ
một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia nói chung và Việt
Nam nói riêng. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này phát triển là
điều vô cùng cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, DNV&N góp phần làm năng động nền kinh tế.
DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý
thuyết). Với một số lượng lớn và không ngừng gia tăng hoạt động trong
nhiều lĩnh vực các DNV&N đã tạo nên một sự linh hoạt trong kinh doanh
đồng thời tạo nên môi trường cạnh tranh sôi động. Trước sức ép bởi một
khối lượng lớn các DN trên thị trường các DN sẽ phải tích cực nâng cao
năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
7
Chuyên đề thực tập
chất lượng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp bền
vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì các DN càng phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh rất lớn, nó đòi hỏi các DN cần có sự linh hoạt năng động
trong hoạt động kinh doanh mới có thể có được chỗ đứng vững chắc.
Thứ ba, DNV&N là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho các DN lớn.
Các DNV&N tạo nên ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng bằng
việc chuyên môn hóa sản xuất một vài chi tiết dùng để lắp ráp thành một
sản phẩm hoàn chỉnh. Vừa tham gia thực hiện hợp đồng gia công, hình
thành nên mối quan hệ phân công chuyên môn hóa, làm tăng năng suất lao
động, tính đồng bộ và hiện đại hóa trong sản xuất vừa tham gia giữ vai trò
là kênh phân phối hàng hóa hiệu quả cho các DN lớn. Nhờ đó tổng chi phí
sản xuất kinh doanh, chi phí lưu thông hàng hóa của các DN lớn nói riêng
và của cả nền kinh tế nói chung sẽ được giảm đi đáng kể nếu các DN lớn
biết sử dụng, liên kết một cách hiệu quả với các DNV&N. Với những đóng
góp này các DNV&N đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của các
DN lớn.
Thứ tư, DNV&N là trụ cột của nền kinh tế địa phương.
Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh
tế của đất nước, thì DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là người
đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc
làm ở địa phương. Phần lớn các DNV&N xuất phát từ thành phần kinh tế
tư nhân và cần một số vốn đầu tư không lớn, đây chính là lý do có rất nhiều
DN đặt trụ sở nhà xưởng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ, từ thành thị đến
nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Với việc am hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội
của địa phương mình các DN có thể khai thác tiềm năng thế mạnh từng
vùng bên cạnh đó DN cũng góp phần đa dạng hóa ngành nghề, duy trì và
phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Qua đó giúp nâng cao đời
sống, trình độ phát triển của địa phương. Cùng với đó có thể hạn chế được
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
8
Chuyên đề thực tập
tình trạng mất cân đối về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữa
các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Thứ năm, DNV&N tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho
người lao động, từ đó góp phần tăng thu nhập dân cư, ổn định xã hội.
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức thiết của các quốc gia và các
DNV&N luôn là cửa ngõ đón nhận lực lượng nhân công mới hoặc trước
đây đã bị gạt bỏ trong nền kinh tế. Nếu như ở Mỹ, các DNV&N chiếm tới
99,7% lực lượng sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho một nửa số
người Mỹ không làm việc trong nhà nước trong khi hàng năm tạo thêm
60% đến 80% số công ăn việc làm mới (ngoài chính phủ) thì tại Việt Nam
các DNV&N đã thu hút 77% lượng lao động. Theo đề án của Chính phủ,
đến năm 2010 cả nước sẽ có 500.000 DNV&N và phấn đấu tạo việc làm
cho khoảng 20 triệu lao động. Đây là một điều có ý nghĩa hết sức to lớn về
mặt phúc lợi xã hội. Việc tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động
không chỉ hạn chế được tình trạng thất nghiệp mà còn góp phần tăng thu
nhập dân cư từ đó tiến tới xóa đói giảm nghèo, phòng tránh được tệ nạn xã
hội. Như vậy, DNV&N là một trong những loại hình mang tính xã hội hóa
cao cần được có sự hỗ trợ và khuyến khích tạo điều kiện phát triển.
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.1.1. Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại
người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng
với các cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội,
trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp chủ yếu là cho vay, trong đó
ngân hàng chuyển quyền sử dụng vốn cho doanh nghiệp trong một khoảng
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
9
Chuyên đề thực tập
thời gian nhất định theo thỏa thuận, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
1.2.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, TDNH là sự cung cấp một lượng giá trị giá trị dựa trên cơ
sở lòng tin. Ở đây ngân hàng tin tưởng vốn vay được sử dụng hiệu quả sau
một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ. Cơ sở của sự tin
tưởng này sẽ bắt nguồn từ uy tín của người đi vay, từ giá trị của tài sản đảm
bảo hoặc từ sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Thứ hai, TDNH có tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải
được hoàn trả đúng hạn về thời gian và về giá trị. Trong đó, giá trị hoàn trả của
khoản vay phải lớn hơn giá trị ban đầu, lượng chênh lệch này chính là giá phải
trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Trong quan hệ TDNH tiền vay được cấp
trên cơ sở hoàn trả vô điều kiện.
Thứ ba, TDNH có tính thời hạn. Đó là sự thỏa thuận giữa NH và bên
đi vay về thời gian sử dụng lượng vốn vay, đảm bảo cho sự phù hợp giữa
thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng.
Thứ tư, TDNH có tính rủi ro. Bởi TDNH luôn phải đối mặt với tình
trạng thông tin không cân xứng giữa NH và bên đi vay dẫn đến rủi ro đạo
đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch.
1.2.1.3. Phân loại TDNH
Phân loại TDNH là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm
dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại có cơ sở khoa học là
tiền đề để thiết lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ:
a. Theo mục đích
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm
và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn bổ sung
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
10
Chuyên đề thực tập
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản
xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao
động, nhiên liệu.
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân
hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ
tín dụng và các định chế tài chính khác.
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản vay để trang trải các chi
phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
- Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại: cho thuê vận
hành và cho thuê tài chính.
b. Theo thời hạn cho vay
Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại sau:
- Cho vay ngắn hạn
Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù
đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung
hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm.
Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố
định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh xây
dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn
hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là
những doanh nghiệp mới thành lập.
- Cho vay dài hạn
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
11
Chuyên đề thực tập
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối
đa có thể lên đến 20 – 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40
năm.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu
cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy
mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
c. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này, cho vay được chia làm 2 loại:
- Cho vay bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
như thế chấp, cầm cố tài sản, hoặc phải có sự bảo lãnh bằng tài sản, uy tín
của bên thứ ba.
d. Theo phương thức hoàn trả
Dựa vào căn cứ này cho vay của Ngân hàng thương mại được chia làm
2 loại:
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ
cụ thể theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau:
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (hay còn gọi là phi trả góp) là
loại cho vay thanh toán một lần khi đến hạn theo thời hạn đã thỏa thuận.
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp:
là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
+ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể,
mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. Hoặc
cho vay này được áp dụng theo kỹ thuật thấu chi.
- Cho vay không có thời hạn cụ thể:
Đối với loại cho vay không có thời hạn thì ngân hàng có thể yêu cầu
hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
12
Chuyên đề thực tập
một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.
e. Theo xuất xứ tín dụng
Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại.
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu
cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
thanh toán.
Các loại cho vay gián tiếp:
+ Chiết khấu thương phiếu.
+ Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp.
+ Nghiệp vụ thanh tín hay là nghiệp vụ mua các khoản phải thu.
Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ
bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình.
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao khả năng khả năng tiếp cận vốn
TDNH của các DNV&N
1.2.2.1. Các hình thức TDNH áp dụng đối với DNV&N
a. Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn của NH dành cho DN thường dùng để đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua các hình thức:
- Cho vay ứng trước: là phương thức tài trợ trực tiếp cho người đi
vay để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Bao gồm:
+ Cho vay từng lần: là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu
tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể, như: cho vay để mua nguyên vật
liệu đối với các doanh nghiệp sản xuất, cho vay dự trữ hàng hóa để bán đối
với các doanh nghiệp thương mại.
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
13
Chuyên đề thực tập
Loại hình cho vay này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp mới
thành lập, các doanh nghiệp nhỏ có trình độ quản trị tài chính yếu, có nhiều
rủi ro, không có quan hệ tín dụng thường xuyên với NH.
+ Cho vay hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay để đáp ứng
toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết.
- Chiết khấu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng
chuyển nhượng các giấy tờ có giá ngắn hạn nhưng chưa đến hạn cho NH để
đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá trừ lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có).
b. Cho vay trung, dài hạn
Nguồn vốn vay trung, dài hạn là một nguồn vốn quan trọng đáp ứng
được nhu cầu tài trợ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên là
chính yếu nhất. Bao gồm:
- Cho vay theo dự án đầu tư: là loại cho vay tài trợ vốn cho dự án.
- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổ
chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay.
Hình thức cho vay này là cần thiết khi nhu cầu vay của khách hàng vượt
quá khả năng cho vay của một tổ chức tín dụng, hoặc muốn phân tán rủi ro.
1.2.2.2. Vai trò của TDNH đối với DNV&N
Khó khăn lớn nhất của các DNV&N hiện nay chính là sự thiếu hụt
nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữu
thấp các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được điều kiện huy động vốn trên
thị trường chứng khoán. Thêm vào đó khả năng tiếp cận các nguồn vốn của
Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các
nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp cổ phần hoá, 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số
doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó theo ước tính 80% lượng
vốn cung ứng cho DNV&N là từ nguồn vốn TDNH. Điều này cho thấy
nguồn TDNH với các hình thức đa dạng đang ngày càng giữ một vị trí
quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các DNV&N.
Nguyễn Ngọc Bích Lớp NHD – CD 22
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét