Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp tiết của việc nghiên cứu đề tài………………………… … 1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………… … 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………… …… 3
4. Ý nghĩa khoa học………………………………………………… … 4
5. Bố cục của luận văn……………………………………………… …… 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của kinh tế hợp tác và HTX……………… … 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và HTX…………………… … 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình phát triển HTXNN…………… … 17
1.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………… … 35
1.2.1. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết…………………… ….… 35
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………… 35
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu……………………………… … 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTXNN TRÊN ĐỊA
BÀN VĨNH PHÚC
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………… …… 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………… …… 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội …………………………… ……… 42
2.2. Thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc … … 47
2.2.1.Giai đoạn từ năm 1986- 2003 ……………………………… 47
2.2.2.Giai đoạn từ năm 2003 đến 2007………………………… … 56
2.3. Phân tích- Đánh giá …………………………………… ……… 70
2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các HTX ………………………… … 70
2.3.2. Tính chất hợp tác giữa xã viên, giữa các HTX ………… …… 72
2.3.3. Về hiệu quả hoạt động ………………………………… … 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.3.4. Bài học kinh nghiệm …………………………………… …74
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HTXNN TRÊN ĐỊA BÀN
VĨNH PHÚC
3.1. Các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển HTXNN trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc …………………………………………………… ……… 77
3.1.1. Quan điểm phát triển ……………………………… ……… 77
3.1.2. Mục tiêu phát triển 81
3.1.3. Định hướng phát triển 83
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 85
3.2.1. Đổi mới về tư duy nhận thức trong phát triển HTXNN 85
3.2.2. Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa 89
3.2.3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ HTXNN 92
3.2.4. Lựa chọn mô hình HTXNN phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng huyện 94
3.2.5. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý
Nhà nước ………………………………………………… 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH- HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
LLSX : Lực lượng sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
QHSX : Quan hệ sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2007.
Bảng 2.2. Lao động trong các ngành giai đoạn 2005- 2007.
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005,2006, 2007
Bảng 2.4. Số tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2003
Bảng 2.5. Số hợp tácxã trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2003
Bảng 2.6. Thống kê số HTXNN theo nguồn gốc hình thành (đến 4/2007)
Bảng 2.7. Phân loại HTX theo ngành nghề kinh doanh (đến 4/2007)
Bảng 2.8. Phân chia HTXNN theo địa giới hành chính
Bảng 2.9. Thống kê trình độ cán bộ HTXNN (đến 4/2007)
Bảng 2.10. Xếp loại hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh năm 2006
Bảng 2.11. Tình hình vốn của các HTXNN tính đến 1/4/2007
Bảng 2.12. Tình hình công nợ trong các HTXNN từ 2003 về trước
Bảng 2.13. Tình hình công nợ trong các HTXNN từ năm 2004 đến tháng 4/2007
Bảng 2.14. Kết quả kinh doanh năm 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc sống
chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tập quán canh tác,
sản xuất còn mang nặng tính tự phát, tự cung tự cấp, lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp thực sự chưa phát huy được lợi thế của mình và đặc biệt là phát huy sức
mạnh của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ mở cửa, hội
nhập. Chính vì vậy sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước
nói chung và của các tỉnh thành nói riêng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhận thức rõ vấn đề này trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm
và chú trọng tới sự phát triển của nông nghiệp nông thôn nói chung và sự phát
triển của các hệ thống các HTXNN nói riêng để từ đó tạo đà thúc đẩy quá
trình CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đang theo đuổi.
Với quan điểm phát triển rõ ràng, tạo đường hướng cụ thể cho sự phát
triển của HTX, ngày 31 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt “Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm từ 2006- 2010” với quan điểm
phát triển cụ thể: “Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà
nòng cốt là HTX nhằm góp phần tích cực thực hiện CNH-HĐH đất nước” và
trên cơ sở “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế tập thể phát
triển có hiệu quả: tôn trọng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và giá trị đích
thực của kinh tế hợp tác; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể”[17].
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc bộ với dân số 1,19 triệu
người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm 90% và là một tỉnh có truyền thống
về phong trào phát triển các HTX, đi đầu trong việc thực hiện Chỉ thị 100 của
Ban bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Chỉ thị 68 của Ban bí thư Trung
ương Đảng (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về phát triển kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
tế tập thể… Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành các cấp, các đoàn thể xã hội,
các dân tộc trong tỉnh đã kế thừa và phát huy phong trào HTX, tiếp tục thực
hiện và vận dụng đưa các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế tập thể vào cuộc sống và đã thu được những kết quả nhất
định, đời sống của các hộ nông dân được cải thiện rõ rệt, mức sống ngày
một nâng lên, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về y tế, giáo dục ngày
càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế hợp tác trong
thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, thời kỳ phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã làm cho
không ít các HTX gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới cần phải được giải
quyết thấu đáo, triệt để.
Chính vì vậy, tìm ra những khó khăn, vướng mắc và đưa ra những giải
pháp để khắc phục một cách triệt để nhất những tồn tại trong sự phát triển
kinh tế tập thể và đặc biệt là trong hệ thống HTXNN chính là góp phần thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoà nhịp với sự phát triển của các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Do vậy, với mục đích góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công
cuộc xây dựng đất nước, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp
nhằm phát triển kinh tế HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Với đề tài này
tôi tập trung nghiên cứu thực trạng về công tác tổ chức quản lý sản xuất và
hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN trên địa bàn Tỉnh và đặc biệt
là sau khi có Luật HTX năm 2003, qua đó thấy được hiệu quả sản xuất kinh
doanh của của các HTXNN và trên cơ sở đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy những thế mạnh, những mặt tích cực, những cái đã làm được và từng
bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà các HTXNN trên địa bàn tỉnh
đã và đang gặp phải, từng bước đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của hệ
thống các HTXNN của tỉnh nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc đánh giá thực trạng về tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh và
hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm
qua, trên cơ sở đó phát hiện ra những tồn tại, hạn chế và từ đó đề ra các giải
pháp cụ thể về kinh tế và tổ chức nhằm phát triển hệ thống HTXNN nói riêng
và phát triển kinh tế nông thôn Vĩnh Phúc nói chung của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các HTXNN trước và sau khi có Luật HTX 2003 trên cơ sở
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTXNN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Đưa ra các giải pháp chủ yếu, định hướng phát triển nhằm xây dựng mô
hình các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với đặc điểm, điều
kiện và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2015.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung là những vấn đề có liên quan về lý luận và thực tiễn trong tổ
chức quản lý sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, về vốn, tài chính, nguồn nhân lực của các HTXNN).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các hoạt động về
tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, về phương thức điều hành
và thực tiễn hoạt động của các HTXNN.
- Về không gian: Toàn bộ các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Về thời gian: Đánh giá thực tế hoạt động của các HTXNN trong thời
gian qua, đặc biệt từ năm 2003 khi có Luật HTX mới cho đến nay. Từ đó đề
ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần làm hoàn thiện hơn cơ sở lý luận và
thực tiễn cho hệ thống HTX trong quá trình hội nhập và phát triển.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Luận văn phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển
HTXNN tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006-2010 nhằm khắc phục những
khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành hoạt động của các
HTXNN trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt đưa ra những ý kiến chủ quan về
những đề xuất các dự án ưu tiên cho giai đoạn 2006-2010 nhằm góp phần xoá
đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội khu vực nông thôn, giảm chênh lệch
về mức sống giữa nông thôn và thành thị và đặc biệt là góp phần đưa sản
phẩm của các HTXNN trên địa bàn Vĩnh Phúc hội nhập và đứng vững trên thị
trường trong tỉnh và vươn ra thị trường thế giới.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương.
Chương I. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Chương II. Thực trạng tình hình phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Chương III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển HTXNN trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã
1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải các hình thái
kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển của lực
lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì vậy sự hợp
tác giữa con người với con người với nhau trong quá trình sản xuất là một tất yếu
khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộc sống để nương
tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất.
Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớn
mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng rẽ rất khó khăn mà thậm trí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng với
tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và chuyên
môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá trình hợp tác
ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi vùng, quốc gia mà
còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Một minh chứng cụ thể cho quá trình hợp
tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình hội nhập ngày càng
sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá- xã
hội… đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra ở
phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến cho các doanh
nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp
với xu thế mới.
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối
hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên.[1]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Trong nền kinh tế nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp
tác. Mỗi loại hình lại phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động tương ứng. Cụ thể là:
Kinh tế hợp tác giản đơn là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành
trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt
động kinh doanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm,
giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn
loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Theo liên minh hợp tác xã quốc tế được thành
lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh đã định nghĩa HTX như
sau “HTX là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để
đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá
thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ ”. Đến năm 1995, định
nghĩa này được hoàn thiện: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Các xã viên HTX tin tưởng vào ý
nghĩa đạo đức, về tính trung thực, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc
người khác”.[14]
Tổ chức lao động quốc tế định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết
nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó
khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng cách sử dụng các chức
năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần
chung”.[12]
Trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng và phát
triển, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt nam khoá IX kỳ họp thứ IX
đã thông qua Luật HTX. Theo điều 1 của Luật HTX thì HTX là: “Tổ chức kinh tế
tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét