Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Vietj nam

C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
5
 Về phương diện kinh doanh khái niệm “công nghệ” được định nghĩa
như sau: “Công nghệ” là hệ thống các giải pháp mà con người sử dụng trong quá
trình thực hiện, như chế tạo một sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực
hiện một dịch vụ.
Như chúng ta điều biết, khoa học và công nghệ khác nhau về bản chất mặc
dù có quan hệ ngày càng mật thiết. Khoa học nhằm đạt đến sự tiến bộ của nhận
thức trong khi đó công nghệ áp dụng nhận thức nhằm tìm cách biến đổi thực tại.
Khoa học thường gắn với các khám phá, công nghệ gắn với hàng hoá dịch vụ.
Công nghệ luôn là loại hàng hoá vô hình được mua bán trên thị trường thông
qua hoạt động chuyển giao công nghệ.

1.2. Các yếu tố cấu thành công nghệ

1.2.1. Hình thái vật chất của công nghệ
Hình thái vật chất của công nghệ được gọi là phần cứng (hardware) hay gọi
tắt là trang thiết bị (technoware) bao gồm máy móc thiết bị, công cụ, hạ tầng kỹ
thuật (các giải pháp đã được vật chất hoá).

1.2.2. Thông tin (informware)
Thông tin là các sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh, quy trình, phương pháp dự án,
mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật… được thể hiện trong các ấn phẩm và các
phương tiện lưu trữ thông tin khác.
Phần thông tin rất quan trọng nó quyết định phần lớn sự thành công hay
thất bại của chuyển giao công nghệ. Nó được tiến hành tìm kiếm trong một thời
gian dài và được hoàn thiện trước thời gian ký hợp đồng.

1.2.3. Thiết chế (Orgaware)
Thiết chế là cơ cấu tổ chức, quản lý, là động lực quan trọng thúc đẩy
chuyển giao công nghệ bao gồm sự liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ… cho
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
6
các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra,
tiến hành.
1.2.4. Yếu tố con người (Humanware)
Yếu tố con người bao gồm kiến thức, kỹ năng công nghệ, kinh nghiệm sản
xuất, kỷ luật sản xuất và tính sáng tạo.
Ba yếu tố thông tin, thiết chế, yếu tố con người gộp lại gọi là phần mềm
của công nghệ (Software)

1.3. Phân loại công nghệ

1.3.1. Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ
Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ chia làm 3 loại công nghệ chính:
- Công nghệ cao.
- Công nghệ thường.
- Công nghệ thấp.
 Những chỉ tiêu đối với một công nghệ cao là:
+ Tiêu hao một lượng lớn về chi phí (R&D) công nghệ.
+ Áp dụng những giải pháp hoặc kiến thức khoa học mới nhất, sử dụng
nhiều phát minh sáng chế mới.
+ Trình độ tự động hoá cao.
+ Vận dụng phức hợp nhiều giải pháp công nghệ.
+ Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ khác.
Tuy nhiên, khái niêm công nghệ cao chỉ có ý nghĩ tương đối, khái niệm này
biến đổi theo thời gian, và được hiểu không giống nhau ở các nước có trình độ
công nghệ khác nhau.
Một công nghệ cao được hiểu theo những tiêu chí ở trên quá thiên về mặt
kỹ thuật, nó chưa tính đến khía cạnh thương mại, bởi lẽ có công nghệ cao chưa
hẳn đã đảm bảo thành công về mặt thương mại vì nó phụ thuộc và sự chấp nhận
của thị trường. Do đó đứng trên góc độ doanh nghiệp, khi đánh giá công nghệ
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
7
không thể tách rời các yếu tố kỹ thuật ra khỏi các yếu tố thương mại. Tóm lại
một công nghệ được coi là công nghệ cao hiện đại còn cho phép nhà đầu tư đạt
được hiệu quả kinh doanh tương ứng thể hiện ở mức độ sinh lợi, giá trị gia tăng,
năng suất cao hơn các công nghệ tương tự.

1.3.2. Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ
Chia làm 3 loại công nghệ chính:
- Công nghệ có hàm lượng lao động cao (Labour intensive): may mặc, dệt,
lắp ráp.
- Công nghệ có hàm lượng vốn cao (Capital intensive): đóng tàu cơ khí, khai
khoáng.
- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao (Knowledge intensive): phần mềm, công
nghệ sinh học
Các nước phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều
đã trải qua một cách tuần tự trong những “bậc thang công nghệ” đó là chuyển
dần từ công nghệ có hàm lượng lao động cao sang công nghệ có hàm lượng vốn
và tri thức cao. Tuy nhiên việc giải bài toán “nhảy cóc công nghệ” (thực hiện
chu trình công nghệ đứt đoạn: nhảy từ chu trình công nghệ hiện có sang một chu
trình công nghệ cao hơn, tiên tiến hơn của các nước phát triển) là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu đặt ra với các nước đang phát triển trong thời đại ngày nay để rút
ngắn khoản cách về trình độ và năng suất của nền sản xuất so với nền sản xuất
của các nước phát triển.

1.4. Xu hướng phát triển của công nghệ thế giới hiện nay
Hiện nay, trên thế giới theo OECD, những ngành mũi nhọn công nghệ cao
đang được phát triển mạnh mẽ ở những nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, EU và
đặc biệt các nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á; đó là những ngành công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ gia công
chính xác trong chế tạo máy, tự động hoá, năng lượng mới, công nghệ hàng
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
8
không vũ trụ Đây là những ngành thể hiện những xu thế phát triển chủ yếu
hiện nay của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới. Nó đưa vai trò
của các lợi thế so sánh cạnh tranh có tính truyền thống như tài nguyên, vốn, sức
lao động xuống hàng thứ yếu sau trình độ công nghệ. Tổ chức hoạt động khoa
học có tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự phát triển thịnh vượng và giàu có của
mỗi quốc gia và xã hội.
Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba nội dung cơ bản
nhất của cách mạng công nghệ, của hệ thống công nghệ thời đại. Nói đến cách
mạng công nghệ tất nhiên là còn phải đề cập tới các hướng phát triển khác như:
công nghệ vũ trụ, công nghệ đại dương, công nghệ tổng hợp hạt nhân nhưng đó
là những hướng công nghệ đặc trưng cho một số ít siêu cường về kinh tế và khoa
học kỹ thuật không mang tính phổ cập. Hơn nữa những tiến bộ trong các hướng
này phần lớn do những thành tựu mới của điện tử tin học, công nghệ sinh học và
vật liệu mới quyết định. Ba hướng công nghệ cơ bản nói trên phát triển không
tách rời nhau và thâm nhập vào nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển. Cách
mạng công nghệ càng phát triển lên cao thì sự thâm nhập vào nhau của các
hướng công nghệ ấy càng mật thiết. Không có những thành tựu mới của điện tử
và tin học thì không thể có các loại vật liệu có tính năng theo đơn đặt hàng,
không thể tạo ra các cơ thể sống có tình trạng mong muốn, ngược lại không có
vật liệu mới thì cũng không thể có những thành tựu hiện nay của điện tử và tin
học. Sinh điện tử trong tương lai sẽ là một sự lai ghép thực sự giữa công nghệ
sinh học và vi điện tử với sự tham gia của các vật liệu sinh học.
Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba hướng công nghệ
mang tính “generic”có khả năng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực công nghệ
khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Đó là cơ sở công nghệ để thực hiện sự
nghiệp tái công nghiệp hoá tại các nước một mặt vừa tạo những ngành công
nghiệp mới có tốc độ phát triển rất cao từ 17% - 25% (như công nghiệp điện tử
và công nghiệp sinh học) một mặt góp phần hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả
kinh tế của các ngành đã có từ trước (như dệt may, da dầy, luyện kim, công
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
9
nghiệp ô tô) mang lại cho các nước một mức sống mới, những giá trị kinh tế - kỹ
thuật mới.



2. Chuyển giao công nghệ

2.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ luôn được coi là hàng hoá, mà đã
là hàng hoá thì tất yếu sẽ có mua và bán, trao đổi và có thị trường tiêu thụ hàng
hoá đó. Việc mua và bán đó được gọi chung bằng thuật ngữ CGCN, như vậy 4
yếu tố cấu thành CGCN chính là máy móc (machine), thị trường (market), quản lý
(management), tiền (money) gọi tắt là 4 M.
CGCN được hiểu đơn giản là mang kiến thức kỹ thuật vượt qua một giới
hạn trong hay ngoài nước. Thực ra CGCN là việc tiếp nhận công nghệ nước
ngoài và là quá trình vật lý, trí tuệ, một quá trình đi tìm kiếm với việc huấn
luyện toàn diện của một bên về sự hiểu biết học hỏi của một bên khác.
Bên bán là: “bên giao công nghệ” là một bên gồm một hay nhiều tổ chức
kinh tế, khoa học, công nghệ và tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân ở
nước ngoài có công nghệ chuyển giao vào nước khác. Do xuất phát từ nhu cầu
đổi mới và cải tiến công nghệ của các nước chủ công nghệ, các nước thường
xuyên chuyển giao công nghệ và thiết bị đã bắt đầu bão hoà trên thị trường chứ
không phải chuyển giao công nghệ mới nhất.
“Bên nhận công nghệ” là một hay nhiều tổ chức kinh tế, khoa học, công
nghệ khác nhau có tư cách pháp nhân hay cá nhân tiếp nhận công nghệ. Bên
mua công nghệ phải có thông tin, có hiểu biết, có nghiệp vụ kỹ năng cần thiết,
mặt khác cũng cần định hướng, hỗ trợ của các cấp quản lý và sự phối hợp của
các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Trong xu thế thời đại hiện nay, khoa học kỹ
thuật phát triển như vũ bão, công nghệ liên tục được cải tiến và đổi mới. Do đó,
CGCN góp vốn bằng công nghệ thực chất là một cuộc mua bán, xuất nhập hàng
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
10
hoá đặc biệt, có những yếu tố lượng hoá được, có những yếu tố không thể lượng
hoá được, có những ảnh hưởng trực tiếp của tương lai. Tuy nhiên, theo thông lệ
quốc tế, hai bên “mua” và “bán” công nghệ bị ràng buộc lẫn nhau bằng hợp
đồng chuyển giao công nghệ. Trong hợp đồng CGCN, việc xác định giá cả và
phương thức thanh toán hết sức quan trọng. Cần được xem xét và tiếp nhận một
cách có hệ thống. Việc nhận dạng đánh giá và phân tích công nghệ phải đặt
trong tổng thể: Phân tích thị trường, phân tích tài chính và kinh tế của dự án. Chỉ
có như vậy mới đánh giá được công nghệ một cách hợp lý, bảo đảm tính cạnh
tranh và lợi nhuận cho dự án.

2.2. Nội dung chuyển giao công nghệ

2.2.1. Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp
Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các đối tượng sau:
- Sáng chế (invention): là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuật
thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh
và trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
- Giải pháp hữu ích: là các giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật ở
Việt Nam và có khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
- Kiểu dáng công nghiệp (industrial design): là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những
yếu đó, có tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công
nghiệp hay thủ công nghiệp và để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác
cùng loại.
- Nhãn hiệu hàng hoá (trade mark): Nhãn hiệu hàng hoá có thể là dấu hiệu,
biểu tượng, tên gọi, màu sắc, từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố đó để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác
nhau.
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
11
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Origin): là tên gọi của một loại hàng hoá gắn
liền với một địa danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra với các tính
chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lí độc đáo và ưu điểm bao gồm
các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

2.2.2. Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp đối tượng sau:
- Phương án công nghệ, quy trình công nghệ.
- Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.
- Công thức, bản vẽ sơ đồ, bản biểu.
- Thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác.
- Bí quyết kỹ thuật - công nghệ (có thể hoặc không có thiết bị kèm theo).
Bí quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật để sản xuất
những sản phẩm nhất định hoặc để áp dụng một quy trình công nghệ nào đó một
cách tốt nhất hoặc để nâng cao chất lượng một sản phẩm kỹ thuật nào đó mà nếu
không có kinh nghiệm và kiến thức này thì không thể sản xuất được sản phẩm
hoặc không thể tiến hành việc sản xuất một cách chính xác và hiệu quả kinh tế
như thế.

2.2.3. Thực hiện các hình thức dịch vụ và tư vấn sau:
- Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận
hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao.
- Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực
hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao.
- Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý công nhân,
cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả
thi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ.
- Thực hiện dịch vụ về thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường
công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
12
Các hoạt động thuần tuý nhập khẩu máy móc, thiết bị, thông thường không
được coi là CGCN.

2.3. Các hình thức và các dòng chuyển giao công nghệ

2.3.1. Các hình thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Đây là hình thức đang được thực hiện ồ ạt nhất hiện nay và quy mô ngày
càng tăng dần do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là vào các nước
ASEAN, đang tăng rõ rệt.
Các trường hợp CGCN thuộc hình thức này có đặc điểm chung là:
- Công nghệ được đưa vào cùng với hợp đồng đầu tư trực tiếp từ nước
chuyển giao.
- Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người nắm công nghệ và sử dụng
công nghệ.
- Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn dưới một hình thức và mức độ nào đó.
Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (license)
Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền thực chất là hình thức mua bán loại hàng
hoá đặc biệt - đó là công nghệ. Tham gia vào quá trình này là hai bên hoàn toàn
độc lập nhau, không bị ràng buộc về tài chính. Đây chỉ là hình thức CGCN điển
hình và phổ biến nhất.
Hợp đồng “chìa khoá trao tay”
Hợp đồng chìa khoá trao tay là thoả thuận giao cho nhà thầu (bên giao công
nghệ) thực hiện mọi bước từ đầu đến cuối của một dự án đầu tư (kể cả các dịch
vụ tư vấn, quản lý, thiết kế kỹ thuật và các dịch vụ khác) cho đến khi dự án sẵn
sàng đi vào sản xuất thương mại hoặc được sử dụng ngay.
Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
13
Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ là hình thức chuyển giao
công nghệ mà hai bên cùng xây dựng một dự án công nghệ trên cơ sở thế mạnh
vốn có của mỗi bên, các bên cùng tiến hành nghiên cứu phát triển dự án công
nghệ đó theo nguyên tắc cùng đầu tư cùng chịu rủi ro để tạo ra một giải pháp
công nghệ mới.
Đây là hình thức các công ty nước sở tại, các chính phủ rất kỳ vọng và tạo
mọi điều kiện ưu đãi, vì nó thể hiện đầy đủ tính tích cực của một cuộc CGCN
theo đúng nghĩa:
- Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng chịu rủi ro.
- Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thế mạnh chung mà trước đó
mỗi bên không hề có.
- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn
nhau.

2.3.2. Các dòng chuyển giao công nghệ chủ yếu trên thị trường thế giới
Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển sang các nước
đang phát triển (chuyển giao công nghệ Bắc - Nam)
Dòng CGCN Bắc - Nam là dòng CGCN được thực hiện chủ yếu từ các
nước công nghiệp phát triển ở Bắc bán cầu sang các nước đang phát triển ở Nam
bán cầu.
Dòng CGCN này được diễn ra ồ ạt từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20, khi
mà các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và các nước Tây Âu chuyển một số
bộ phận công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên như:
khai khoáng, khai thác dầu khí sang các nước đang phát triển để tập trung đi
vào nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuật
cao. Hơn nữa, vào những năm 70 các nước đang phát triển đang trong giai đoạn
đầu của quá trình CNH - HĐH nên rất cần CGCN từ các nước phát triển. Vì vậy
dòng CGCN này càng có điều kiện phát triển. Cho đến nay dòng CGCN này vẫn
còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bởi lẽ nhu cầu nhập khẩu công nghệ hiện đại từ
C¸c gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ chuyÓn giao c«ng nghÖ n-íc
ngoµi t¹i ViÖt Nam

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Vò thÕ Anh, A1 CN9
14
các nước phát triển để phát triển nền kinh tế đối với các nước phát triển vẫn còn
thiết yếu và tất yếu. Dòng chuyển giao công nghệ này chủ yếu được thực hiện
thông qua hình thức FDI.
Có thể đơn cử một số trường hợp điển hình trong dòng CGCN này như: đầu
tư của tập đoàn IBM, Motorola của Mỹ vào Trung Quốc, đầu tư của tập đoàn
dầu khí BP vào các nước dầu lửa Nam Mỹ, vào các nước Đông Nam Á trong đó
có Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển (chuyển giao Nam
- Nam)
Với nguồn tín dụng của chính phủ Italia, một hệ thống công nghệ pilot về
thông tin (TIPS) đã được hình thành với mạng lưới thông tin phát triển đa ngành,
trong đó thông tin khoa học kỹ thuật cần cho sự phát triển kinh tế của các nước
tham gia được trao đổi thông qua mạng lưới liên lạc bằng vệ tinh. Mười thành
viên ban đầu tham gia vào hệ thống TIPS là: Trung Quốc, Kênia, Peru, Hy Lạp,
Philipin, Mehico, Braxin, Pakistan, ấn Độ Zimbabuê. Mục tiêu của TIPS là thúc
đẩy CGCN và hợp tác kinh tế nhằm khai thác các nguồn lực và khả năng của các
ngành công nghệ thuộc các khu vực của chính phủ, công cộng và tư nhân, các tổ
chức nghiên cứu, các tổ chức tài chính, các cơ quan chuyên ngành về phát triển
TIPS cũng nhằm vào việc phát triển các cơ hội hợp tác và nâng cao công nghệ,
khuyến khích đầu tư và các chương trình phối hợp. Hiện nay TIPS bao gồm các
lĩnh vực sau: máy nông nghiệp sinh khối, công nghệ sinh học, điện tử, nghề cá,
máy dệt, năng lượng mặt trời.
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay dòng CGCN Nam - Nam bắt
đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên khối lượng CGCN theo dòng
Nam - Nam vẫn chưa nhiều, và chủ yếu tập trung vào các nước NICs.
Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển với
nhau
Dòng chuyển giao công nghệ này được đánh giá là dòng chuyển giao công
nghệ lớn nhất. Ví dụ trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài, đầu tư của Mỹ sang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét