Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

Chuyên đề tốt nghiệp
Tuy vậy, về cơ bản Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo. Nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế,
xã hội đang đặt ra đòi hỏi cần phải giải quyết. Những khó khăn chủ yếu của tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay là:
- Kinh tế tăng trưởng ở tất cả khu vực, các ngành và các thành phần kinh tế,
song tốc độ chưa cao, chưa đồng đều, còn nhiều yếu tố chưa ổn định vững chắc, có
ngành và thành phần tăng trưởng rất cao như công nghiệp, xây dựng tăng 55%
trong năm 2005 nhưng bên cạnh đó dịch vụ chỉ tăng 7,6% nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản chỉ tăng 4,3% nên chưa tạo được bước nhảy vọt về kinh tế.
- Lực lượng sản xuất nhỏ bé, phân tán, sản phẩm thiếu cạnh tranh trên thị
trường. Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 897 doanh nghiệp, trong đó có 52 doanh
nghiệp Nhà nước nhưng chỉ có 17 doanh nghiệp là sản xuất công nghiệp chiếm
31,5% còn lại là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và kinh doanh thương
nghiệp - dịch vụ, có 798 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng phần lớn là dịch
vụ. Ngoài ra còn 47 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhìn chung chỉ có
50% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn phần lớn là rất khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước địa
phương chỉ còn lại 11 doanh nghiệp nhỏ giữ lại sở hữu Nhà nước còn lại 30 doanh
nghiệp nằm trong diện sắp xếp lại: Cổ phần hoá, cho thuê, giải thể, phá sản trong
lộ trình đến hết năm 2006.
- Cơ cấu của tỉnh vẫn mang tính thuần nông với 205.064 hộ sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 90,38%, hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có
11.437 hộ chiếm tỷ lệ 5,04% trong khi cả nước hộ làm nông nghiệp chỉ là 61,85%.
Một số doanh nghiệp máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất còn lạc hậu,
muốn nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng lại không có vốn. Đây là điều kiện để
Ngân hàng có thể đầu tư vốn tín dụng. Nhưng thực tế lại đặt ra là các dự án kinh
doanh tính khả thi chưa có tính thuyết phục cao. Hơn nữa trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay đang có 04 Ngân hàng thương mại cấp tỉnh, 01 Quỹ tín dụng TW,
03 chi nhánh ngân hàng cổ phần, các phòng giao dịch của các Ngân hàng thương
- 5 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
5
Chuyên đề tốt nghiệp
mại cũng hoạt động với chức năng huy động vốn để cho vay, tạo nên sự cạnh tranh
quyết liệt. Vì vậy việc đầu tư mở rộng tín dụng của Ngân hàng thương mại
(NHTM) đang gặp nhiều khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn trong đó có NHNo
& PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
- Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo
quyết định số 515/QĐ- NHNo & PTNT – 02 Ngày 16/12/1996 của Tổng giám
đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại Thị xã Vĩnh yên Tỉnh Vĩnh
Phúc. Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc là đại diện pháp nhân,
có con dấu riêng, hạch toán kinh tế nội bộ, có bảng cân đối tài khoản, hoạt động
theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, điều lệ qui chế của Ngân hàng No &
PTNT Việt Nam.
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc được thành
lập đầu năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh Vĩnh Phúc với nguồn vốn 115 tỷ đồng,
dư nợ 222 tỷ đồng, nợ quá hạn 5 tỷ đồng chiếm 2,2 % dư nợ và 340 lao động.
Sau 9 năm đi vào hoạt động đến nay bộ mặt của NHNo&PTNT Tỉnh đã có nhiều
thay đổi đáng kể.
- Về mạng lưới hoạt động
- Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc đã thực hiện mở rộng mạng
lưới kinh doanh. Đến nay ngoài 1 hội sở chính, tại tỉnh có 3 ngân hàng cấp II trực
thuộc tỉnh, 8 ngân hàng huyện, và 15 ngân hàng cấp III với 406 cán bộ.
- Tổng số cán bộ công nhân viên 406 người, trình độ chuyên môn, có 4 cán bộ
có trình độ trên trên Đại học, 223 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng và một
số đang theo học Đại học tại chức, còn lại là trung cấp, sơ cấp.
- Với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc là an
toàn và hiệu quả phấn đấu trở thành ngân hàng loại I, ngân hàng đứng hàng đầu
trong tỉnh, vì sự thành đạt của khách hàng và mọi doanh nghiệp dựa trên việc kinh
- 6 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
6
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo đúng chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Cho đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã nhanh chóng bắt kịp
với những biến động của thị trường và thực hiện đúng chức năng của một Ngân
hàng thương mại, trở thành ngân hàng lớn nhất kinh doanh có hiệu quả, có đóng
góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn
ở Vĩnh phúc.
- Từ một ngân hàng nhỏ bé cả về màng lưới về qui mô nguồn vốn dư nợ và
nguồn lực tài chính, đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã có một hệ
thống ngân hàng cấp I, cấp II, cấp III từ Tỉnh đến tất cả các huyện, thị xã và các
vùng kinh tế tập trung trong toàn tỉnh, đã có tổng nguồn vốn gần 2000 tỷ đồng,
trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương 1.700 tỷ đồng, có tổng dư nợ 1.870 tỷ
đồng, lợi nhuận làm ra năm 2005 là 35 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho
406 lao động, xu hướng phát triển vững chắc, ổn định, thành quả của ngân hàng
No & PTNT Vĩnh Phúc đã khẳng định quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của Ban
lãnh đạo, sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên, tin tưởng thời
gian tới sự nghiệp của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc sẽ tốt đẹp.
2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT có ba chức năng
1. Trực tiếp kinh doanh, tiền tệ và tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa
bàn theo phân cấp của Ngân hàng No & PTNT Việt nam.
2. Tổ chức điều hành kinh doanh quản lý và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo
uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
3.Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2. Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT có các nhiệm vụ sau
* Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng
khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của
- 7 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
7
Chuyên đề tốt nghiệp
các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng
tiền Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi
Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT cho phép.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền
địa phương và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui định
của Ngân hàng No & PTNT.
* Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối
với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Kinh doanh ngoại hối, huy động vốn, cho vay, mua, bán, ngoại tệ
thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản
lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Kinh doanh dịch vụ: Thu phí dịch vụ thanh toán, thu, chi, tiền mặt
mua, bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt,
nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, thẻ thanh
toán, nhận uỷ thác, cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng No & PTNT
Việt Nam cho phép.
- Cân đối, điều hành kinh doanh nội tệ ngoại tệ đối với các chi
nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy
định của NHNo&PTNT.
- 8 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh,
mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp.
- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu
được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao).
- Thực hiện kiểm tra, tổ chức, cán bộ đào tạo, thi đua, khen thưởng
theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế
độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn pháp luật của Nhà nước, ngành
ngân hàng và Ngân hàng No & PTNT liên quan đến hoạt động của các chi
nhánh Ngân hàng No & PTNT.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín
dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của
Ngân hàng No&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và
theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt
Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
* Cơ cấu bộ máy

- 9 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
GIÁM ĐỐC
P. GĐ phụ
trách tài
chính
P.Tổ chức cán
bộ và đào tạo
P. GĐ phụ
trách kinh
doanh
P. GĐ phụ
trách kiểm
soát
Phòng
Kế hoạch
9
Chuyên đề tốt nghiệp

- 10 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
Phòng
thẩm
định
Phòng
hành
chính
Phòng
kiểm
tra
kiểm
Phòng
thanh
toán
quốc tế
kinh
doanh
Phòng
vi
tính
P. kế
toán &
ngân
quỹ
10
Chuyên đề tốt nghiệp
* Cơ cấu về màng lưới


- Chi nhánh câp I, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc có trụ
sở đóng tại thị xã Vĩnh yên tỉnh Vĩnh phúc
+ 11 chi nhánh cấp II, trong đó có 8 chi nhánh cấp II có trụ sở tại trung tâm
các huyện, thị xã trong tỉnh, có 3 chi nhánh cấp II tại khu vực thị xã Vĩnh Yên
trực thuộc chi nhánh tỉnh.
+ 15 chi nhánh cấp III, có trụ sở đặt tại các thị tứ, các cụm kinh tế ở các
huyện, thị xã trong tỉnh.
Màng lưới chi nhánh của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc rộng khắp
trong tỉnh, bình quân cứ 5 đến 6 xã có một chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
phục vụ, có thể đánh giá màng lưới hoạt động của Ngân hàng No & PTNT là gần
dân và phục vụ nhân dân tốt.
- 11 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
Chi nhánh cấp II
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
(Chi nhánh câpI)
Chi nhánh cấp III
11
Chuyên đề tốt nghiệp
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như để phù hợp với đặc điểm kinh
doanh trên địa bàn chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc được cơ cấu tổ
chức như sau:
- Tại hội sở NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
+ Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc (phụ trách kinh doanh,
phụ trách tài chính và kho quỹ và phụ trách kiểm soát)
+ Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: có nhiệm vụ phân công, sắp xếp tổ
chức cán bộ, luân chuyển cán bộ. Thực hiện công tác đôn đốc kiểm tra cán bộ
trong quá trình công tác, đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
+ Phòng Tín dụng: là bộ phận quan trọng của chi nhánh, phòng tín dụng
trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn cho vay, mở L/C, bảo lãnh
chiết khấu và giấy tờ có giá, tư vấn cho khách hàng…
+ Phòng thẩm định: Trực tiếp thẩm định những dự án lớn vượt quyền phán
quyết của các doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, các hộ
sản xuất vay vốn.
+ Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ
kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế mở tài khoản giao dịch với khách hàng,
thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín
dụng và cá nhân, cho vay, mở L/C, mua bán ngoại tệ và giấy tờ có giá, tư vấn cho
khách hàng.
+ Phòng kế toán- ngân quỹ: thực hiện mở tài khoản giao dịch với khách
hàng, thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng và cá nhân. hạch toán thu chi trong toàn bộ chi nhánh và tiến hành các
giao dịch khác. Phòng còn có chức năng bảo quản tiền mặt và các tài sản khác
của chi nhánh. Thực hiện thu, chi, điều chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá, ấn chỉ
quan trọng theo đúng chế độ hiện hành.
+ Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ: nhiệm vụ chính là thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tài sản.
- 12 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
12
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý về mặt hành chính, mua sắm phục
vụ các nhu cầu của công việc.
3. Cơ sở vật chất, tình hình lao động tiền lương, doanh thu và các hoạt động
khác của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị
* Tình hình tài sản cố dịnh
Tổng tài sản cố định của Ngân hàng No & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc có đến
31/12/2005 là 22,6 tỷ bao gồm:
- Nhà cửa kiến trúc: 12 tỷ
- Máy móc thiết bị: 4,3 tỷ
- Phương tiện vận tải: 4,2 tỷ
- Máy vi tính: 2,1 tỷ
+ Tình trạng tài sản cố định
- Nhà cửa vật liệu kiến trúc xây dựng cố định đặt tại trung tâm kinh tế của
tỉnh của huyện và các cụm kinh tế liên xã. Hiện trạng tài sản vẫn bình thường
phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh. Máy móc thiết bị chủ yếu là ôtô, máy phát
điện két sắt lớn nhìn chung còn tốt, các máy vi tính có 13 máy chủ 136 máy
trạm trong đó loại tốt có 86 chiếc loại trung bình 38 chiếc loại kém có 12 chiếc.
* Phân tích và nhận xét tình hình sử dụng vật tư và tài sản cố định
- Việc sử dụng vật tư và tài sản cố định là đúng mục đích và có hiệu quả
đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh ở một ngân hàng lớn.
Hiện tại và tương lai tài sản cố định, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của
NHNo & PTNT Vĩnh Phúc không bị lãng phí, được quản lý theo đúng chế độ kế
toán thống kê và được sử dụng vào những công việc cần thiết của doanh nghiệp.
3.2. Về tình hình lao động tiền lương
Bảng 01 : Tình hình lao động tiền lương
So sánh
- 13 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
13
Chuyên đề tốt nghiệp
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2005/2004 2005/2003
1
Tổng số lao động (người)
393 400 406 + 1% + 3%
2
LĐ có trình độ ĐH (người)
191 207 223 + 7% + 16%
3 Tỷ lệ Đại Học 48.5% 51.75% 55%
4 Tổng quĩ lương(tr đồng) 9.996 11.892 17.282 + 18% + 72 %
(Báo cáo tình hình lao động Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc)
Tổng số lao động toàn chi nhánh đến 31/12/2005 có 406 người chỉ tăng 6
người so với năm 2004 và tăng thêm 13 người so với năm 2003. nhưng lao động
có trình độ đại học tăng thêm 16 người so với năm 2004 và tăng 32 người so với
năm 2006 do số lao động mới đựoc bổ sung có trình độ đại học và số cán bộ học
hàm thụ, chuyển đổi đạt trình độ đại học. Như vậy chất lượng lao động tăng
nhanh hơn số lượng lao động trong doanh nghiệp.
Về tiền lương hàng năm đều tăng do chính sách của nhà nước tăng tiền
lương tối thiểu và tăng hệ số lương cho cán bộ, tốc độ tăng quĩ tiền lương tối
tương đối cao năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 18% bằng + 5.390 triệu, năm 2005
tăng hơn năm 2003 là 72% bằng + 7.286 triệu. Như vậy thu nhập của người lao
động tăng thêm, đời sống của cán bộ được cải thiện, trong khi lao động sống tăng
chậm, nhưng về qui mô của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc tăng
tương đối cao, chất lượng lao động tốt và thu nhập tiền lương tăng.
3.3. Về doanh thu qua ba năm
Bảng 02: Doanh thu năm 2003,2004,2005
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2005/2004 2005/2003
1
Tổng doanh thu (tỷ
đồng)
88 177 297 + 67% + 337%
2
Tổng chi phí
68 152 262 + 72% + 385%
3 Lợi nhuận 20 25 35 + 40% + 75%
( Nguồn: Báo cáo doanh thu Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc)
Về doanh thu 3 năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng 67% so với
năm 2004 và tăng hơn 3 lần so với năm 2003. Tổng chi phí có tăng nhưng lợi
nhuận tăng nhanh năm 2003 là 20 tỷ, năm 2004 là 25 tỷ, năm 2005 là 35 tỷ.
- 14 -
Nghiêm Xuân Dũng lớp QTKDTHK6
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét