Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Tìm hiều di tích đình Triều Khúc

CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1 - Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại.
1.1.1 - Vị trí địa lý.
Làng cổ Triều Khúc nằm giữa hai triền sông Tô và sông Nhuệ, cho đến
nay vẫn mang những sắc thái đậm nét của một làng cổ ven đô với mái đình, mái
chùa, cây đa, giếng nước.
Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, toạ lạc trên mảnh đất Triều
Khúc xã Tân Triều. Triều Khúc là một trong 26 xã của huyện Thanh Trì. Xã
Triều Khúc gồm có 2 thôn Yên Xá và Triều Khúc, nguyên trước cách mạng
tháng 8 - 1945 là hai xã Tổng Phượng - Thanh Oai, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà
Đông sau này thuộc huyện Thanh Trì - Hà Đông.
1
Triều Khúc nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội
khoảng 10km. Phía Tây giáp với đường quốc lộ số 6 (bên kia là phường Nhân
Chính – quận Thanh Xuân và xã Trung Văn – huyện Từ Liêm - Hà Nội) Phía
Tây Nam giáp Văn Quán - Hạ Trì - thị xã Hà Đông. Phía Bắc giáp với phường
Thanh Xuân Nam và phường Hạ Đình – quận Thanh Xuân. Phía Đông giáp xã
Đại Kim – Thanh Liệt – Thanh Trì.
Triều Khúc xưa vốn có tên là Trang Khúc Giang. Tục truyền, trước đây
cư dân sinh sống thành từng cụm ở quanh khu vực giếng Liên (nay là trường Đại
học An ninh nhân dân Hà Nội). Giếng Liên là giếng nước ăn của dân Trang
Khúc Giang, chứng tích của một khu cư dân
2
. Trước đây khu vực này vốn là nơi
uốn khúc của dòng sông Nhuệ nên dân cư ở đây đặt tên là Trang Khúc Giang.
Về tên gọi “Triều Khúc” có nghĩa là: (do thủy triều lên xuống ở khúc sông này)
nên gọi là Triều Khúc. Theo cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ đô thị
hoá” thì vào khoảng 2.700 năm cách ngày nay, biển còn nằm sát khu vực
1
1+ 2
- Triều Khúc những chặng đường lịch sử Nxb H Nà ội - 2000
2
Thường Tín bây giờ. Qua những biến thiên của lịch sử Trang Khúc Giang từ
giếng Liên chuyển về vị trí làng Triều Khúc hiện nay có thể và hai lý do:
+ Trang Khúc Giang – Giếng Liên hẹp, ruộng ít lên phải chuyển vệ vùng
đất cao rộng hơn, sau này có tên là Gò Cây Táo. Đất ở đây cao ráo, đồng ruộng
dài tốt tươi, tiện cho việc khai hoang trồng trọt.
+ Ở giếng Liên gần đường cái quan giặc dã luôn quấy phá nên dân Trang
Khúc Giang – Giếng Liên di dời đến nơi ở hiện nay. Cách nhìn xa trông rộng ấy
của tổ tiên làng Triều Khúc về sau được thủ lĩnh nghĩa quân Phùng Hưng chọn
làm nơi đặt đại bản doanh chuẩn bị cho trận đánh giải phóng thành Tống Bình
khả ách đô hộ nhà Đường vào nửa sau thế kỷ VIII mà sử sách đã nhắc đến (766
– 791)
3
.
Làng Triều Khúc ngoài tên thuở xưa là Trang Khúc Giang còn có tên nôm
là Đơ Đồng vì lúc ấy dân làng sống chính bằng nghề nông nghiệp, sau khi có
nghề dệt qoai thao mới gọi là Đơ Thao, cạnh làng Triều Khúc có làng Yên Xá
tên nôm là Đơ Bùi (chưa cón tài liệu nào ghi chép về việc đặt tên này). Song
việc ghép tên Đơ trước tên của hai làng là do Hà Đông xưa có thời mang tên tỉnh
Đơ, hai làng này gần tỉnh lỵ Đơ nên gọi Đơ Thao, Đơ Bùi.
Toàn bộ đất đai của làng Triều Khúc và Yên Xã xưa kia cũng giống như
các làng xã châu thổ sông Hồng trước thế kỷ XII khi nhà Lý chưa đắp đê Cơ Xá
và có kế hoạch bồi trúc đê, chịu ảnh hưởng của lũ sông Hồng. Chính lũ sông
Hông đã đưa phù sa bồi đắp lên vườn ruộng tươi tốt của Triều Khúc và Yên Xã
dấu tích của phù sa và dòng chảy còn tạo nên đầm hồ, gò đống do đó tạo nên
cảnh quản thiên nhiên hữu tình sông Tô, sông Nhuệ, ao chùa Triều Khúc, Gò
Cây Táo, và mỗi Gò đều gắn với những sự tích lịch sử văn hoá ở địa phương
như : đống Ngũ Nhạc ,đống Nghiên, đống Bút, gò Quy (Triều Khúc); gò Mả
Yển, đống Vua Ngự, đống Tầm Cấp (Yên Xá)
4
.
3
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử NXB H Nà ội - 2000
4
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử NXB H Nà ội - 2000
Theo “Lịch triều hiến chương loại chí ” của Phan Huy Chú thì vào triều
Minh Mệnh 1820 – 1840) xã Triều Khúc thuộc tổng Thượng Thanh Oai, xã Yên
Xá thuộc tổng Trung Thanh Oai đều nằm trong huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hoà
(trước đó gọi là phủ Ứng Thiên) Trấn Nam Sơn Thượng.
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Triều Khúc là xã lớn, đông dân nên vẫn là
một xã, còn Yên Xá là làng nhỏ, nên đã nhập với làng Xa La, Phùng Khoang lập
thành xã mới, tên là xã Duy Tân (tên một vị Vua triều Nguyễn có tư tưởng bài
Pháp). Cả hai xã này đều thuộc huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông.
Từ tháng 5 – 1948, chính phủ cách mạng nhập Hà Nội và Hà Đông thành
tỉnh Lưỡng Hà, nhập 3 huyện Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì thành huyện
Liên Nam và ba huyện Quảng Oai, Hoài Đức, Từ Liêm thành huyện Liên Bắc.
Tháng 5 – 1949, thị xã Hà Đông được tái lập gồm nội thị và 4 xã lớn. Xã
Tân Triều được thành lập trên cơ sở xác nhập hai xã cũ là Tân Triều và Duy
Tân.
Từ năm 1955 đến cải cách ruộng đất 1956, Tân Triều vẫn là một trong
bốn xã thuộc ngoại thị, thị xã Hà Đông. Sau cải cách ruộng đất, Tân Triều gồm
cả Yên Phúc, Xa La thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Đến tháng 4 – 1961, huyện thanh Trì thuộc về Hà Nội, xã Tân Triều vấn
thuộc Thanh Trì nhưng cắt hai thôn Yên Phúc và Xa La về thị xã Hà Đông.
Làng Triều Khúc nằm ở trung tâm xã và được hội tụ bởi 5 xóm: xóm
Đình, xóm Cầu, xóm Án, xóm Chùa, xóm Lẻ. Bản thân địa danh Trang Khúc
Giang đã nói lên đây là vùng đất cổ có từ đời vua Hùng thứ VI. Để chứng minh
cho ngôi làng cổ này, ở làng Triều Khúc còn có di chỉ Gò Cây Táo và khu mộ cổ
Giếng Liên … Cả hai dấu tích “Gò cây táo” và “Giếng Liên” đều nằm ngoài khu
vực cư dân làng Triều Khúc hiện nay. Sở dĩ gọi là Gò Cây Táo vì đây là khu đất
cao, có lẽ người xưa đã từng trồng táo, nên từ lâu dân làng gọi khu đất này là Gò
Cây Táo. còn Giếng Liên tương truyền nơi đây xưa kia có nhiều ao hồ xen bên
cạnh giếng, vì thế gọi là Giếng Liên. “Liên” có nghĩa là Sen
5
.
5
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử. NXB H Nà ội - 2000
Theo sách Hà Nội nghìn xưa do Sở Văn Hoá- Thông Tin Hà Nội xuất bản
năm 1975, sau 18 năm khai quật kể từ sau năm 1954, các nhà Khảo cổ học đã
tìm được dấu tích cuộc sống xưa nhất của người Việt thời dựng nước trên đất Hà
Nội. Sách “Hà Nội nghìn xưa” viết : Nghiên cứu thời đại các vua Hùng dựng
nước trên lưu vực sông Hồng, giới khảo cổ học miền Bắc đã khắc hoạ được sự
diễn biến văn hoá và lịch sử liên tục từ khoảng cuối thời đại đồ đá mới, qua thời
đại đồng thau đến đầu thời đồ sắt. Hà Nội có đủ các di tích tiêu biểu cho dòng
diễn biến liên tục về văn hoá và lịch sử suốt 2000 năm trước công nguyên, đã
xây dựng được một phổ hệ các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:
Trước hết, giai đoạn Phùng Nguyên, hay đầu thời đại đồng thau từ khoảng
4000 năm đến 3500 cách ngày nay. Đại diện cho giai đoạn này ở Hà Nội là các
di chỉ Đồng Vông (Đông Anh), gò Cây Táo, Văn Điển (Thanh Trì).
Di chỉ Gò Cây Táo đã được biết đến như thế nào? sách “Những phát hiện
mới về khảo cổ học” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Hà Hùng Tiến, do
Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1973 cho biết: Tháng 8 – 1970 do
nhân dân đào mương ở cách Đồng Miễu và Đồng Đỗi phát hiện có những dấu
vết của những ngôi mộ cổ, sau đó các nhà khảo cổ học gặp gỡ một số cụ già
trong làng, thăm từ đường họ Giang Nguyên và biết được 4 hiện vật bằng đá là
những chiếc bôn, mảnh bôn bị gẫy được tìm thấy ở cánh đồng làng.
Dựa trên cơ sở ấy, các cán bộ khảo cổ học đã đi khảo sát điền dã ở một số
cánh đồng, khi tới cánh đồng Miễu, khu vực gò Cây Táo quả nhiên có dấu tích
khảo cổ học.
Ngày 12-1-1972, Bộ văn hoá - Thông tin ra quyết định số 10/VH - QĐ cho
phép khoa Sử trường Đại học tổng hợp Hà Nội được khai quật di chỉ gò Cây
Táo. Di chỉ gò Cây Táo nằm trên cánh đồng Miễu thôn Triều Khúc, xã Tân
Triều, Bắc giáp xóm Án, Nam giáp cánh đồng làng Kim Lũ xã Đại Kim, Tây
giáp khu đồng Dọc Kiều, Giò Gà của làng. Nhiều hiện vật thu được qua đợt khai
quật và bước đầu giám định niên đại, các nhà khảo cổ học đã xếp di chỉ gò Cây
Táo (Triều Khúc) cùng chung giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, tức thời đại các
Vua Hùng dựng nước, cách ngày nay từ 4200 - 3500 năm.
Nghiên cứu di chỉ gò Cây Táo và di chỉ Văn Điển cạnh đó, cho phép chúng
ta đoán định rằng từ thời các vua Hùng dựng nước trên mảnh đất Triều Khúc
hiện nay đã có người Việt cổ sinh sống
6
1.1.2. Lịch sử làng Triều Khúc
Qua các tài liệu khảo cổ học đã dẫn ở phần trên cho ta biết, từ trên 2000
năm về trước, mảnh đất Triều Khúc đã có cư dân người Việt cổ sinh sống, về cơ
bản lịch sử làng Triều Khúc đã trải quả các thời kỳ sau:
Vào giữa thế kỷ VIII. Khi nghĩa quân Phùng Hưng từ Đường Lâm về lập
quân doanh ở Triều Khúc, trong đó có vị gia tướng họ Giang của Phùng Hưng.
Người này trở thành ông tổ họ Giang ở làng Triều Khúc. Hiện nay ở cổng từ
đường họ Giang ở Triều Khúc vẫn còn 3 chữ “Dân sơ sinh” ý nói đây là những
người đầu tiên của họ Giang đến sinh sống cùng dân làng Triều Khúc.
Người họ Giang Văn, Đường Lâm ở lại sinh cơ lập nghiệp cùng nhân dân
làng Triều Khúc đã mang theo đặc trưng giọng nói vốn là thổ ngữ vùng Sơn Tây
mà các nhà ngôn ngữ học thường gọi là tiếng “Trại”. Họ Giang ở Triều Khúc
được đổi thành Giang Nguyên không rõ vì sao nhưng mãi tới năm Canh Tý
(1900) mới có cụ Giang Nguyên Phi, đỗ tú tài. Cụ có nhiều công lao trong việc
biên soạn hoành phi câu đối ở đình, chùa làng, sưu tập và chép ngọc phả, tộc
phả cho các dòng họ, viết gia phả cho một số gia đình trong làng. Năm 1926 cụ
được phong là (Hàn Lâm Viện Thị Hiếu).
Nhờ những ngọc phả, tộc phả, gia phả này mà ngày nay ta biết được các
dòng họ ở Triều Khúc đã phát triển và có các vị khoa cử, dưới triều Lê (1428–
1433) họ Nguyễn Huy có hai cụ đỗ Hiếu Lâm được bổ làm Tri Huyện.
Đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) họ Bùi có ba cụ đỗ cao được làm
đến Tri Phủ, phong tước là Thập Lý Hầu
7
.
6
Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1972. Nxb Khxh – HN. 1973
7
-Theo t i lià ệu của cụ Giang Nguyên Đằng người l ng Trià ều khúc v tà ộc phả họ Bùi
Theo sách các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919) niên hiệu Hồng
Đức thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông, có cụ Nguyễn Nghiễm người Đông Ngạn
huyện, Bình Sơn xã
8
đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Quý Sửu (1493) làm
quan đến chức Thừa Chính Sứ, đến ở làng Triều Khúc. Tại đây cụ Nguyễn
Nghiễm sinh ra Nguyễn Gia Du là đời thứ 8, cụ Nguyễn Gia Du đỗ Đệ tam giáp
đồng tiên sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời vua Lê Uy Mục ở
Triều Khúc, khi cụ mất dân làng đã đặt bài vị thờ ở Đại Đình. Bài vị ghi là “Chủ
bộ văn ban Nguyễn Tiến Sĩ vị tiền” (gian bên tả). Còn gian bên hữu được phối
thờ cụ Mai Quận Công với bài vị: “Chư bộ Võ ban Mai Quận Công vị tiền”.
Theo tài liệu ghi chép của cụ Giang Nguyên Đăng để lại thì cụ Mai Quận
Công, người Thanh Hoá, làm quan trong triều, vì mến Cảnh nơi đây cụ xin cư
trú, dựng “tư dinh” trên đường nối giữa làng Triều Khúc và làng Phùng Khoang.
Về họ Cao Xuân, theo cụ Cao Xuân Cốt và tộc phả có ghi lại: có 1 người
của họ Cao Xuân tên Ấm vào định cư ở Hà Tĩnh, sau sinh hạ được 2 người con
là Cao Xuân Dục và Cao Xuân Tú. Cao Xuân Dục đỗ cử nhân làm Chi Phủ sau
thăng đến chức tổng đốc Sơn Tây
9
Đầu thế kỷ XX, Triều Khúc mới có 13 dòng họ được hội tụ trong các
xóm: Quy Sơn (nay là xóm Đình), xóm Xuân Đài (nay là xóm Chùa), xóm Long
Tân (nay là xóm Lẻ), xóm Thọ Vực (nay là xóm Án), xóm Hồ Khê (nay là xóm
Cầu)
10
Hiện nay Triều Khúc có tới 23 dòng họ, trong đó có những họ được chia
thành họ mới, chỉ khác tên đệm.
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
8
-Nay l l ng à à đồng Dưng xã Đông Mai, Huyện Thanh Oai ,Tỉnh H Tâyà
9
-Theo lời kể của cụ Cao Xuân Cốt (đã quá cố)
10
-5 họ Triệu: Triệu Khắc, Triệu Đình, Triệu Quang v 2 hà ọ Triệu Văn; 8 họ Nguyễn: Nguyễn Gia,
Nguyễn Duy, Nguyễn Huy, Nguyễn Quang , Nguyễn Đăng, Nguyễn Hữu v 2 hà ọ Nguyễn Văn
Do vị trí 2 làng gần trung tâm đô thị Hà Nội, Hà Đông và gần đường giao
thông, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng nên đã giúp Triều Khúc
và Yên Xá sớm mở mang để phát triển ngành nghề thủ công và tiểu thương.
Vào thời Lê Cảnh Hưng (cuối thế kỷ XVIII), Triều Khúc đã có nghề thủ
công nổi tiếng Bắc Kỳ. Theo sách xưa chép về các làng nghề ở vùng Hà Đông
cũ, thì lúc đương thời, làng Triều Khúc ngoài nghề làm thao cho nón thúng, còn
may áo the, dệt nái, may váy yếm, bao thắt lưng, nghề nhuộm tơ, làm độn tóc
đuôi gà, Nhưng đặc biệt nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất là làm qoai thao.
Qoai thao do những bàn tay khéo léo của dân làng Triều Khúc tận dụng
mua từ các vùng canh cửi có tiếng ở Hà Đông và vùng Bưởi làm nên. Ngoài
qoai thao, Triều Khúc đã tận dụng các vật liệu khác như tóc rối, lông vịt …. làm
nên các sản phẩm không những phục vụ nhân dân Kinh Bắc mà còn xuất khẩu
ra nước ngoài, vì thế có câu :
“ Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho
Tóc rối, vông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời”
Dân làng Triều Khúc vừa có bàn tay khéo léo lại giàu trí sáng tạo trong
việc tạo ra những sản phẩm mới, để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Về sau này
Triều Khúc đã phát triển thêm rất nhiều nghề mới như : Kim hoàn, dệt khăn mặt,
thêu ren, dệt thổ cẩm, diềm, chân chỉ y môn…
Vào những năm 1930 cụ Nguyễn Hữu Dị mang hàng vào kinh đô Huế
được vua Bảo Đại phong “Hàn Lâm Công Nghệ”.
Hoà bình lập lại, nghề dệt băng, huân huy chương, quân hàm, xuất hiện
vào năm 1957. Cục quân nhu còn đặt dân Triều Khúc dệt dây đeo súng, vải màn,
khăn len. Có năm nghề dệt có tìm ra tới vài ba chục mặt hàng. Gần đây phát
hiện thêm nghề dệt tơ tằm có giá trị xuất khẩu cao.
Để ca ngợi về làng nghề truyền thống của quê hương mình cụ Dương
Xuân Lạc có viết một bài thơ : “ Làng nghề Triều Khúc”
“ Hà Đông công nghệ đâu bằng
Có làng Triều khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ Sứ thần dạy cho
Tóc rối, lông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời
Khăn san kiểu mới tân thời
Cây tua chân chỉ đủ mùi văn minh
Tua cờ nhà đạo nhà binh
Bán ra Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn.
Hạt bột chân chỉ y môn
Chỉ tơ, chỉ gốc, lại còn chỉ thêu
Dây đàn dây rút thật nhiều
Chỉ qủa chữ thọ có điều tinh thông
Khéo tay những giải kim tông
Được băng thưởng nhất Hà Đông bảo tàng
Fula – Tơ lụa - Đăng ten
Tiêu thụ các xứ bán buôn được nhiều
Buồng chơi dùng thảm lông cừu
Hỏi thăm Triều Khúc, có người tài hoa
Thắng đai ngựa - chổi lông gà
Thắt lưng, khăn mặt của ta thường ngày
Len đan mũ trẻ ít công
Tích cô dệ máy, tiêu thông mùa hè
Hoa bằng lông vịt mới kỳ
Giỏ đựng tích nước bằng tre khéo làm
Nghề keo mạ thợ kim hoàn
Những điều tinh xảo khôn ngoan ai tày
Quai túi dết, sợi dây tây
Vẽ tranh sơn thuỷ trưng bày buồng chơi.
Hai mươi ba nghệ kim thời
Sĩ, nông công cổ mọi người đều hay
Nghề nào khôn khéo chân tay
Nhất thân vinh hiển buổi ngày cạnh tranh
Đơ Thao Triều Khúc rành rành
Tiếng khen công nghệ nổi danh Bắc kỳ”
Bài thơ là chứng tích ghi nhận sự vinh hiển “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh” của làng Đơ Thao - Triều Khúc lúc bấy giờ.
“Dầu nổi đến đâu bấc nổi đến đấy” câu cổ ngữ này được phản ánh hùng
hồn ở làng Triều Khúc - Đỏ Thao. Nghề tổ được giữ vững và phát triển đã thúc
đẩy đời sống văn hoá vật chất ngày càng tươi đẹp và phong phú.
1.1.4. Truyền thống văn hoá
Triều Khúc thờ thành hoàng làng là đức Phùng Hưng, thờ phật, thờ đức
Nghệ sư, tam thánh và một bộ phận nhỏ theo đạo thiên chúa. Về thờ đức Phùng
Hưng, dân làng tổ chức lễ vào các ngày 25\11, ngày khởi nghĩa 12\2, ngày lên
ngôi 10\1, ngày hoá 13\8 âm lịch.
+ Về tục thờ cúng tổ tiên được tổ chức theo các dòng họ kèm theo tục lệ
“Việc quan họ”. Ngày giỗ tổ cũng là dịp để các cụ khuyên răn con cháu làm việc
tốt, giữ gìn thanh danh cho dòng họ.
+ Kiến trúc nhà ở của làng Triều Khúc mang đậm nét kiến trúc Phương
Đông và đường nét kiến trúc đình làng. Hầu hết các gia đình ở Triều Khúc hiện
nay còn giữ được nếp nhà xưa, đó là các nhà gỗ, tường xây bao quanh, mái lợp
ngói ta. Chiều dài, rộng của ngôi nhà tuỳ thuộc vào đất ở rộng hẹp, nhưng phổ
biến là 3 gian, 5 gian nhà chính cộng thêm nhà “ngang” và công trình phụ. Sân
nhà cũng tuỳ thuộc vào đất, song nói chung cũng tương xứng và hài hoà với kiến
trúc nhà.
Ngôi nhà chính 5 gian hoặc 3 gian có phần kiến trúc rất đáng chú ý. Đặc
biệt gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, có hai cột cái, hai cột con, qúa giang. Bộ kèo
nhà phổ biến nhất là kẻ chuyền hoặc chồng rường, cầu kỳ hơn thế rường cánh
trạm trổ hoa lá, chim muông, hiên nhà phần nhiều rộng rãi có cột chống, có mái
bẩy, cũng được trạm trổ hoa văn đẹp. Nhiều nhà có hoành phi, câu đối, cửa
võng, ngai thờ tổ tiên sơn son thiếp vàng.
1.1.5. Truyền thống cách mạng:
Nói tới làng Triều Khúc là nói tới vùng đất giàu truyền thống cách mạng,
truyền thống yêu nước. Truyền thống này được rèn đúc từ xa xưa và trở nên bền
vững qua nhiều cuộc triến tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ
Quốc lâm nguy truyền thống đó lại trỗi dậy, tạo nên sức mạnh quật cường góp
phần cùng toàn dân tộc chiến thắng ngoại xâm.
Sau khi được thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam chủ chương xây dựng tổ
chức Ái hữu, công hội đỏ, nông hội để vận động tập hợp quần chúng. Phong trào
đó từ các xã lân cận ở Hà Nội , Hà Đông đều ảnh hưởng lan truyền đến Triều
Khúc.
Đến tháng 8-1945, tổ chức thanh niên cứu quốc xã Triều Khúc do đồng
chí Nguyễn Hữu Mai lãnh đạo đã tập hợp nhân dân với khí thế mạnh mẽ, được
sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Thanh Oai gọi lý trưởng ra đình làng nộp bằng,
triện cho chính quyền cách mạng… ,
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc của Bác Hồ, chi bộ đảng xã Tân Triều
đã thực hiện vườn không nhà trống, nhân dân làng Triều Khúc đã gồng gánh tản
cư đến các vùng xa như Thạch Nham, Siêu Quần, Chuông Vác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét