Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Cty cổ phần đầu tư xây dựng và XNK Phục Hưng

Chuyên đề tốt nghiệp
- Chủ thầu ( bên mời thầu) là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của
chủ đầu tư.
- Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiện và tư cách pháp nhân
để tham gia đấu thầu.
- Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt
gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm
giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với
mua sắm thường xuyên.
Một gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành theo các
bước trong quy trình đấu thầu do tổ chức quản lý vốn của gói thầu đề ra.
Tham gia một gói thầu có thể là một hoặc nhiều nhà thầu. Một nhà thầu
cũng có thể tham gia nhiều gói thầu trong một dự án.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu cho một gói
thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời
thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ
cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ
mời thầu.
- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu
thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và
các quy định hiện hành.
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự
thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm
giá.
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu
làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
1.2.Các nguyên tắc, hình thức và phương pháp đấu thầu
1.2.1.các nguyên tắc thực thực hiện được sử dụng trong đấu thầu
1.2.1.1.Nguyên tắc cạnh tranh với những điều liện ngang nhau
Bản chất của đấu thầu chính là cạnh tranh, do vậy nguyên tắc đầu tiên
và cũng là quan trọng nhất của đấu thầu chính là nguyên tắc cạnh tranh với
những điều kiện ngang nhau. Điều kiện được đặt ra đối với các chủ đầu tư
là phải đánh giá các đơn vị ứng thầu, thông tin cung cấp cho họ phải ngang
bằng nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử, qua việc cạnh tranh
một cách công bằng như vậy, chủ đầu tư mới có thể đánh giá một cách
khách quan được năng lực thực sự của các nhà thầu, đồng thời lựa chọn
được nhà thầu ưng ý nhất cho dự án của mình. Công tác đấu thầu phải
được tiến hành một cách chặt chẽ, nhà thầu tư vấn cho hoạt động đấu thầu
phải không liên quan tới các nhà thầu tham gia đấu thầu, nghiêm cấm các
hành vi thông đồng giữa nhà thầu và các thành viên hội đồng đánh giá hồ
sơ dự thầu, hội đồng thẩm định kết quả lựa chọn đối với gói thầu.
1.2.1.2.Nguyên tắc công khai, đầy đủ về mặt dữ liệu
Trong đấu thầu, nhà thầu phải dựa vào thông tin mà bên mời thầu hay
chủ đầu tư cung cấp để đưa ra các tài liệu để chứng minh năng lực của
mình.Trong thực tế nhiều nhà thầu đã chiến thắng đối thủ nhờ nắm bắt
được những thông tin về dự án. Nhờ nắm bắt được những thông tin của dự
án mà nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư, thậm chí
còn giảm giá chào thầu, đem lại lợi thế cho mình khi tham gia đấu thầu. Do
vậy để đảm bảo tính công bằng thì thông tin và dữ liệu của hoạt động đấu
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
thầu phải được công khai một cách rộng rãi cho tất cả các nhà thầu được
biêt.
1.2.1.3.Nguyên tắc đánh giá chọn thầu công bằng
Khi xét tuyển chọn nhà thầu thì chủ đầu tư bao giờ cũng thành lập một
hội đồng đánh giá thẩm định đấu thầu, thông qua quyết định của hội đồng
thì nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu sẽ được lựa chọn phù hợp với yêu
cầu của dự án.Các hồ sơ khi tham dự thầu phải được đánh giá một cánh
khách quan không thiên vị theo cùng một chuẩn mực mà nhà đầu tư hay
bên mời thầu đã đề ra. Việc được lựa chọ hay bị loại khi đấu thầu phải
được công bố giải thích một cách rõ ràng để tránh nghi ngờ.
1.2.1.4.Nguyên tắc kết hợp ba chủ thể
Ba chủ thể có mặt trong đấu thầu và trong suốt hoạt động của dự án
chính là Chủ đầu tư, nhà thầu và nhà tư vấn.Chủ đầu tư thông qua nhà tư
vấn có thể nắm bắt được chất lượng , tiến độ của dự án, vì thông thường
nhà đầu tư không phải hoàn toàn có thể nắm bắt được mọi yếu tố của dự
án. Vai trò của nhà tư vấn ngày càng trở nên quan trọng,vai trò tư vấn về
mặt kĩ thuật tiến độ thì nhà tư vấn có vai trò hạn chế tối đa những âm mưu
thông đồng châm chước gây ra thiệt hại với chủ đích thực của dự án.Vì vậy
việc tuyển chọn nhà tư vấn hợp lí, có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết
sức quan trọng, nhà tư vấn phải làm việc như một trọng tài hết sức công
minh vì chất lượng của dự án.
1.2.1.5.Nguyên tắc nghĩa vụ và trách nhiệm phân minh
Trong đấu thầu thực hiện dự án, không chỉ nghĩa vụ quyền lợi của các
bên nhà thầu, chủ đầu tư phải được phân chia một cách rõ ràng, mà phần
trách nhiệm của mỗi bên cũng phải được phân chia một cách chính xác, đề
phòng khi có sai xót sảy ra thì mọi sai xót phải có người chịu trách
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
nhiệm.Mỗi bên liên quan đều phải biết mình chịu trách nhiệm gì nếu để
xảy ra sai xót và phải biết hậu quả do mình gánh chịu là như thế nào.Do đó
mỗi bên phải nỗ lực trong việc kiểm soát các bất trắc và phòng ngừa các
rủi ro có thể xảy ra, vì vậy chất lượng và tiến độ của dự án sẽ được nâng
cao và đẩy nhanh hơn.
1.3.Các hình thức và phương pháp đấu thầu hiện nay
1.3.1.Hình thức lưa chọn nhà thầu
Hiện nay đấu thầu là một hoạt động kinh tế phổ biến trên khắp thế
giới, các hình thức lựa chọn nhà thầu cũng tương đối đa dạng, phụ thuộc
vào số lượng các nhà thầu tham gia trong điều kiện cụ thể của gói thầu mà
bên mời thầu lựa chọn một trong những hình thức đấu thầu như sau:
- Cạnh tranh rộng rãi ( competitive bibbing) : là hình thức đấu thầu
không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Đây là hình thức lựa chọn nhà
thầu có tính cạnh tranh cao nhất. Đối tượng áp dụng hình thức đấu thầu này
bao gồm các dự án, công trình không có đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật đặc biệt,
giá trị không lớn, không có ảnh hưởng gì tới an ninh quốc phòng. Việc đấu
thầu không có yêu cầu gì quá đặc biệt và có nhiều nhà thầu có khả năng
đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư cũng như bên mời thầu.
- Chào hàng cạnh tranh ( shopping) : đây là một dạng của hình thức
cạnh tranh rộng rãi, hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu
có tính chất kĩ thuật đơn giản và giá trị nhỏ, chủ đầu tư có thể thực hiện
đấu thầu một cách nhanh tróng và gọn nhẹ để tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Chỉ định thầu (single bidder): Bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu
để thực hiện các gói thầu có đặc điểm sau :
+ phải đảm bảo an ninh quốc gia
+Công việc phải được tiến hành ngay như khắc phục các sự cố
+Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu công việc đơn giản.
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
+quy định của nguồn vốn
+Công việc có tính thử nghiệm
- Cạnh tranh hạn chế (limited competitive bibbing): Trường hợp này
nhà thầu lựa chọn một số nhà thầu nhát định để tham gia đấu thầu, những
nhà thầu nay đáp ứng được một số yêu cầu của gói thầu như về tính chất kĩ
thuật,uy tín, thương hiệu…
- Mua sắm trực tiếp ( Direct contrading) : Đây là hình thức được áp
dụng trong trường hợp bổ xung hợp đồng cũa đã thực hiện xong trong vòng
thời gian gần nhất do luật định hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện
chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa và dịch vụ mà trước đó
đã được tiến hành đấu thầu nhưng phải đảm bảo không vượt mức giá hoặc
giá trong hợp đồng đã kí. Đây là hình thức có nội dung tương tự như chỉ
định thầu.
- Tự thực hiện (force account): áp dụng các loại dự án mà chủ đầu tư
có đủ năng lực thực hiện, có đủ khả khả năng sử dụng nhân công và
phương tiện làm việc của mình để tự thực hiện.Đây cũng là trường hợp đặc
biệt của chỉ định thầu, được áp dụng khi:
+Khối lượng công việc không xác định trước
+Công việc thực hiện có giá trị nhỏ và có tính đặc thù nên không có
nhà thầu nào quan tâm
+Công việc có tính gián đoạn, rủi ro cao
+Sự cố phải khắc phục ngay.
1.3.2.Các phương pháp đấu thầu phổ biến hiện nay:
1.3.2.1. Đấu thầu một túi hồ sơ ( một phong bì).
Đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu
EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong cùng một túi hồ sơ. Việc mở
thầu được tiến hành một lần.
1.3.2.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ ( đấu thầu hai phong bì)
Đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất
về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ
được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có
đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh
giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về
tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem
xét, thương thảo.
1.3.2.3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ.
Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có
kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự
sau đây:
a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà
thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự
thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác
định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu
đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao
gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu;
biện pháp bảo đảm dự thầu.
1.4. Các đặc điểm riêng trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp
1.4.1.Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây lắp:
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Khi tham gia đấu thầu, mục tiêu của các nhà thầu là kí kết được hợp
đồng thực hiện dự án hay một phần công việc của dự án với chủ đầu tư hay
bên mời thầu nhằm tìm kiếm lợi nhuận, mở rộng thị trường…
Mỗi nhà thầu khi tham gia đấu thầu đều phải nộp cho nhà thầu bản hồ
sơ dự thầu để tham gia đấu thầu cạnh tranh với các nhà thầu khác, hồ sơ dự
thầu chính là căn cứ để nhà đầu tư hay bên mời thầu đánh giá, lựa chọn nhà
thầu phù hợp với dự án. Do vậy hồ sơ dự thầu hết sức quan trọng đối với
các nhà thầu cũng như đối với chủ đầu tư.Theo quy định của Luật đấu thầu
thì hồ sơ dự thầu bao gồm những nội dung như sau
Bảng 1: Hồ sơ dự thầu
STT Tiêu chuẩn đánh giá
1 Đơn xin dự thầu
2 Giấy ủy quyền
3 Thuyết minh tài liệu đấu thầu
4 Giấy đảm bảo dự thầu
Thông tin chung: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép
kinh doanh, Quyết định thí nghiệm.
Quyết định xếp hạng doanh nghiệp
6 Hồ sơ năng lực nhà thầu
+ Thông tin chung
+ Giới thiệu tổng quát nhà thầu
+ Số liệu tài chính
+ Công trình đang thi công
+ Hồ sơ kinh nghiệm
7 Tổ chức công trường và giải pháp kĩ thuật thi công
+ Biện pháp tổ chức thi công
+ Biểu tiến độ thi công
+ Thiết bị thi công
+ Bố trí nhân lực
+ Danh sách cán bộ chủ chốt và năng lực cán bộ
+ Dự kiến danh sách công nhân
+ Sơ đồ tổ chức điều hành hiện trường
8 Giá dự thầu
+ Biểu tổng hợp giá dự thầu
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Bảng phân tích chi tiết đơn giá
+ Biểu dự kiến giá trị thanh toán hợp đồng
Nguồn: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
+ Đơn dự thầu là một lá đơn tóm tắt những nội dung chính của bộ hồ
sơ dự thầu, trong đó quan trọng nhất là đưa giá dự thầu của xí nghiệp và
thời hạn của bộ hồ sơ dự thầu đó.
+ Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp
đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của
nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Bảo
lãnh dự thầu là phần bắt buộc phải có trước thời điểm đóng thầu trong hồ
sơ dự thầu. Nó bao gồm xác nhận tên Ngân hàng cung cấp tín dụng cho
công ty, khoản tiền bảo lãnh và thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu.
Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một
mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt
quá 3% giá gói thầu được duyệt. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự
thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày.
Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà
thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định.
Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu
thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các
biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm
thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp
bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực. Giá trị bảo
đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng
10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm
thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và
phải được người có thẩm quyền cho phép.
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Giới thiệu chung về nhà thầu: giới thiệu về lịch sử hình thành và
phát triển của xí nghiệp, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của xí nghiệp,
cơ cấu tổ chức, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.
+ Thông tin năng lực nhà thầu: Trình bày tình hình tài chính của công
ty trong ba năm gần nhất thông qua bản cân đối kế toán và các báo cáo tài
chính hàng năm. Trình bày năng lực chuyên môn, năng lực máy móc thiết
bị chủ yếu.
Giới thiệu kinh nghiệm của công ty: số năm kinh nghiệm trong ngành
kinh doanh, các hợp đồng tương tự đã thực hiện và đạt giải thưởng cao, có
chất lượng.
+ Thuyết minh giải pháp kĩ thuật thi công và tổ chức công trường:
Giới thiệu chung về gói thầu, địa điểm thực hiện, nguồn vốn, quy mô
và nội dung xây dựng, những căn cứ để lập biện pháp thi công, biểu tiến độ
thi công và các thiết bị thi công
Bố trí lực lượng thi công: tùy theo từng hạng mục công trình mà có sự
bố trí cho phù hợp. Cần đưa ra danh sách các cán bộ chủ chốt, năng lực cán
bộ, danh sách công nhân dự kiến và sơ đồ tổ chức điều hành hiện trường.
+ Giá dự thầu: đối với thầu xây lắp, giá gói thầu được xác định trên cơ
sở tổng dự toán đã được phê duyệt hoặc tổng mức đầu tư của dự án nếu nếu
chưa có tổng dự toán/dự toán phê duyệt. Giá dự thầu được tính chi tiết theo
đơn giá được tính trong hồ sơ dự thầu.
- Các tiêu chuẩn kinh nghiệm thực hiện, năng lực tài chính, năng lực
kĩ thuật được sử dụng theo thang điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không
đạt”. Nhà thầu đạt cả ba nội dung thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về
năng lực và kinh nghiệm.
1.4.2.Quy trình đánh giá nhà thầu xây lắp
- Việc đánh giá nhà thầu xây lắp được tiến hành theo ba bước chủ yếu
đó là: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết và đánh giá tổng hợp.
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
* Đánh giá sơ bộ: trong đánh giá sơ bộ thì bên chủ đầu tư hay bên mời
thầu xem xét một số khía cạnh chính như sau
- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: đối với những hồ sơ đã qua
sơ tuyển cần kiểm tra thông tin cập nhật mới nhất của các nhà thầu kê khai
ở thời điểm nhà thầu tham gia sơ tuyển, xem xét về các khía cạnh như năng
lực tài chính và kĩ thuật.Những thông tin mà không thống nhất với hồ sơ
dự thầu cần được kiểm tra và xem xét lại.
Đối với các hồ sơ không tham gia sơ tuyển cần kiểm tra năng lực và
tư cách của nhà thầu ở các mặt :
- Kiểm tra giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề
- Kiểm tra năng lực tài chính, kĩ thuật cũng như kinh nghiệm của nhà
thầu trong lĩnh vực xây lắp theo yêu cầu của hồ sơ dự thầu.
- Kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận trong hồ sơ dự thầu, bảo
lãnh dự thầu
- Kiểm tra số lượng đơn dự thầu.
•Đánh giá chi tiết :
+ Sửa chữa các lỗi số học : bên mời thầu sẽ xem xét và sửa chữa các
lỗi số học nếu có cho chuẩn xác và thông báo kịp thời lại cho nhà thầu.Giá
dự thầu nêu trong hồ sơ sẽ được bên mời thầu điều chỉnh lại nếu nhà thầu
không chấp nhận thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại và nhà thầu sẽ
không được nhận lại số tiền bảo lãnh dự thầu.
+ Điều chỉnh các sai lệch: trường hợp hồ sơ dự thầu có những sai lệch
không cơ bản bên mời thầu phải tiến hành điều chỉnh bổ sung giá dự thầu
để có được giá dự thầu hiệu chỉnh nhằm so sánh các hồ sơ trên cùng một
mặt bằng.
+ Nếu trong trường hợp đấu thầu quốc tế thì bên mời thầu cần chuyển
đổi giá dự thầu sang đồng tiền chung.
+ Đánh giá theo những tiêu chuẩn định trước: sau khi sửa lỗi số học
và sửa các lỗi sai lệch cũng như chuyển đổi giá dự thầu sang đồng tiền
Phạm Tùng Lâm Lớp: Quản lý kinh tế 47A
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét