Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
gọi là “dự trữ tiền mặt 100%”. Ngân hàng hoạt động như thế gọi là có “tác
động trung tính” đối với lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
Một ngân hàng vào cuối thế kỷ XVII không hành động như thế. Nó tạo
ra tiền và kể cả rủi ro khi nó không giữ đủ 100 đồng của khách hàng đã gửi
trong kho, mà tìm cách cho vay một ít. Vì tiền ngân hàng từ đầu thế kỷ XVII
đã được chấp nhận trong thanh toán như là tiền mặt, quá trình tạo tiền ngân
hàng ảnh hưởng sâu sắc tới tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế.
Từ năm 1609 – 1694 các ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có
hiệu lực pháp lý như nhau trong lưu thông. Tình trạng được phát hành tiền
ngân hàng bị lạm dụng. Các Nhà nước bắt đầu có ý thức “can thiệp vào hoạt
động ngân hàng” để hạn chế việc phát hành. Chỉ sau khi Chính phủ giới hạn
quyền phát hành tiền tệ về một ngân hàng vào cuối thế kỷ XVII, khoảng cách
giữa các ngân hàng bắt đầu phát sinh: đó là việc chỉ có một ngân hàng duy
nhất được phát hành tiền, trong khi những ngân hàng còn lại thì không. Từ đó,
các ngân hàng còn lại chỉ làm nhiệm vụ những “trung gian tài chính” giữa
những người cho vay và những người vay tiền trong nền kinh tế, trong khi
ngân hàng độc quyền phát hành đã trở thành Ngân hàng Trung ương, nó hoàn
toàn biệt lập với công chúng. Mọi hoạt động của nó đều thông qua những
định chế trung gian và Chính phủ để lan ra công chúng. Từ nguyên nhân này,
những ngân hàng còn lại trong nền kinh tế được gọi là “ngân hàng trung
gian”.
1.1.2. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12
tháng 12 năm 2007, định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động
kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động của ngân hàng vì
khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do
Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà Nước định
nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng thương mại sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động kinh
doanh thu lợi nhuận. Các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
bao gồm:
- Hoạt động cấp tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các
hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
6
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi,
và cho vay theo hạn mức tín dụng, và hạn mức tín dụng dự phòng…Trong các
hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ
trọng lớn nhất.
- Góp vốn mua cổ phần
Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,
mua cổ phần các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn,
mua cổ phần và liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng
liên doanh.
- Tham gia thị trường tiền tệ
Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của
thị trường tiền tệ.
- Kinh doanh ngoại hối
Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập
công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước
và thị trường quốc tế.
1.1.3.3. Hoạt động trung gian
Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các dịch vụ
bao gồm: dịch vụ thanh toán, uỷ thác và nhận uỷ thác, cung ứng dịch vụ bảo
hiểm và tư vấn tài chính.
- Dịch vụ thanh toán
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông
qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng
trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
7
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản
tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó
số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM
được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố
nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán của NHTM bao
gồm các hoạt động sau:
+) Cung cấp các phương tiện thanh toán.
+) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+) Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác nhau theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
+) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
+) Thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng.
+) Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
+) Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
- Uỷ thác và nhận uỷ thác
Ngân hàng thương mại được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các
lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn
đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại
lý.
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập
công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của
pháp luật.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
8
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
- Tư vấn tài chính
Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền
tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư
vấn trực thuộc ngân hàng.
1.1.4. Vai trò của Ngân hàng thương mại
1.1.4.1. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành
lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh
nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức
huy động vốn khác nhau, tuy nhiên vốn vay ngân hàng là một trong những
nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp mà
còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các
doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương
mại cung cấp. Không có một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng
hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại
vững chắc trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp
thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất
- kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu
tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp
thông qua các dịch vụ thanh toán: dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế,
dịch vụ thu hộ, chi hộ…giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi
phí, đặc biệt trong thanh toán xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và cớ
sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
9
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
1.1.4.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài
chính quan trọng nhất. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu
hộ tiêu dùng, hầu hết các doanh nghiệp và kể cả các cơ quan chính quyền.
Ngân hàng còn là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô của
Chính phủ. Trên thực tế, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội, vai trò của ngân hàng ngày càng lớn, thể hiện
qua:
- Vai trò thực thi chính sách tiền tệ: Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc
về Ngân hàng Trung ương; để thực thi các chính sách tiền tệ đó phải sử dụng
các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn
mức tín dụng Chính các Ngân hàng thương mại là chủ thể chịu sự tác động
trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc
chuyển tiếp các tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóng
vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách ti tiền tệ
đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua Ngân
hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian khác, tình hình, sản
lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế được phản
hồi về cho Ngân hàng Trung ương để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương
có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể. Hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại gắn liền với các hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế. Trong quá trình hoạt
động đó, ngân hàng thương mại thực hiện vai trò tham gia điều tiết kinh tế vi
mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối
quan hệ giữa ngân hàng thương mại đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân về
mặt tín dụng, tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo hoạt động
của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường. Vai trò điều tiết nền kinh tế
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
10
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
vi mô của ngân hàng Thương mại được thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút
khối lượng tiền mặt từ trong nền kinh tế vào Ngân hàng thương mại, đồng
thời ngân hàng thương mại cũng cung ứng tiền mặt theo nhu cầu khi các
doanh nghiệp rút tiền mặt từ tài khoản của mình để trả lương cho công nhân
viên chức, trả tiền mua nguyên vật liệu, thu mua hàng hoá , khi công chúng
rút tiền gởi để chi dùng cho những nhu cầu của mình. Quá trình thu nhận và
cung ứng khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế đã tạo ra mối quan hệ giữa
lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ trong từng khu vực.
Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và tiền tệ,
ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác, trong nền
kinh tế. Đây là những dịch vụ trung gian, tạo cho ngân hàng thương mại
những nguồn lợi đáng kể, góp phần tăng thêm các khoản thu nhập cho ngân
hàng thương mại, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển toàn diện và thoả mãn các yêu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các chủ thể kinh tế. Với tư cách là trung gian thanh toán không dùng tiền
mặt, ngân hàng thương mại đã giúp các chủ thể tham gia thanh toán, tiết kiệm
chi phí trong mua bán hàng hoá, cung ứng và tiếp nhận các dịch vụ, tiết kiệm
thời gian, đồng thời giúp cho doanh nghiệp thu hồi tiền bán hàng nhanh để
tiếp tục quá trình luân chuyển vốn tiếp theo, tạo thuận lợi cho sự phát triển
của doanh nghiệp , từ đó đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán,
đảm bảo an toàn và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần tạo nên văn
hoá tiền tệ cho xã hội.
- Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền
của Ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô thuộc
về Ngân hàng Trung ương. Chức năng này thể hiện trên hai mặt:
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
11
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Thứ nhất, tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và soạn
thảo chính sách tiền tệ. Với chức năng và vai trò của mình, Ngân hàng Trung
ương có đủ điều kiện thiết lập một kế hoạch tổng thể về việc phân bổ, sử dụng
các nguồn lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, từ đó Ngân hàng Trung ương trở
thành một trong những trung tâm điều độ, mà sự phát triển của nền kinh tế
phụ thuộc rất lớn vào trung tâm điều độ này. Chính sách tiền tệ là loại công cụ
của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và
quy luật vận động của nó. Nhưng Ngân hàng Trung ương không trực tiếp giao
dịch với công chúng, do đó phải dựa vào thông tin phản hồi từ các định chế
tài chính trung gian để làm căn cứ soạn thảo chính sách tiền tệ. Như vậy, rõ
ràng là nếu không có hệ thống Ngân hàng thương mại cung cấp, thì việc
hoạch định chiến lược và soạn thảo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương sẽ không hoàn hảo.
Thứ hai, chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ Ngân hàng
Trung ương, lan ra đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động
dây chuyền của hệ thống ngân hàng trung gian và các tổ chức tài chính trong
nước. Như vậy, nếu không có sự chấp hành của hệ thống ngân hàng trung
gian thì mục đích và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sẽ không
thực hiện được. Trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng
Trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội,
mà trước hết là trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Các công cụ này là
những thao tác hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Vì thế, có thể nói rằng,
mọi hoạt động của Ngân hàng Trung ương đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô
trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ đã vạch ra.
Sự điều tiết tiền tệ (bao gồm chính sách tiền tệ và các công cụ của nó) có
thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh
tế quốc gia từ vĩ mô đến vi mô. Một nội dung quan trọng của điều tiết tiền tệ
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
12
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
là điều hoà khối tiền tệ. Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh
việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một khả năng
kỳ bí của hệ thống ngân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để
ổn định tiền tệ. Do việc phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, nên có
việc phân chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung ương (giấy bạc hay tiền mặt)
và tiền ngân hàng (tiền ghi sổ, bút tệ). Tiền trung ương là tiền do Ngân hàng
Trung ương độc quyền phát hành. Tiền ngân hàng là tiền do các ngân hàng
thương mại tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền
trên các khoản thanh toán sec. Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều
lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền). Tiền của hệ thống Ngân
hàng thương mại chiếm bộ phận lớn nhất trong tổng khối lượng tiền tệ ngày
nay ở các nước có nền kinh tế phát triển. Một nền kinh tế càng đi dần vào
hiện đại, càng phát triển bao nhiêu, nền kinh tế ấy càng sử dụng nhiều hơn
tiền do các Ngân hàng trung gian tạo ra.
Như vậy, bằng việc tạo tiền gắn liền chặt chẽ với công cụ quản lý vĩ mô
của Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh của
mình, Ngân hàng Thương mại đã thể hiện vai trò của mình trong việc góp
phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung ương thông qua
chính sách tiền tệ.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
13
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn xảy ra đối
với một sự việc. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi
ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán xác suất xảy
ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng
xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc
chứ không phải rủi ro.
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp
đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Đối với
ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng
không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc
thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn của khách hàng. Nếu tất cả các
khoản cho vay của ngân hàng đều được thanh toán đầy đủ và đúng hạn cả gôc
và lãi thì ngân hàng không bị rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu người vay tiền
không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ thì rủi ro tín dụng nảy sinh.
Rủi ro tín dụng gắn liền với các hình thức tín dụng, do đó, nó không chỉ
giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính
chất tính dụng khác của ngân hàng thương mại: hoạt động bảo lãnh, chiết
khấu và cho thuê tài chính.
- Rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu:
Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá
ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã
được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Chiết khấu có thể xảy ra rủi ro trong các trường hợp sau:
+) Thương phiếu giả mạo:
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét