Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
38 Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách Nhà nước tỉnh Đồng Nai
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
KCHT: Kết cấu hạ tầng
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XDCB: Xây dựng cơ bản
CTXH: Chính trị xã hội
GDP: Giá trị sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
UBND: Ủy ban nhân dân
ASEAN:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Association of South-East Asian
Nations)
APEC:
Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bì̀nh Dương ( Asia-Pacific
Economic Co-operation)
WTO:
Tổ chức mậu dịch quốc tế ( World Trade Organization)
OECD:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( Organization for Economic Co-
operation and Development)
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank )
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước,
đồng thời là một công cụ kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường
pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước và
thực hiện dân chủ xã hội.
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế
chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu
cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất
thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho
đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và từ
nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngoài. Do vậy, nếu như tệ nạn tham ô,
tham nhũng lãng phí, thất thoát không bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏ ra
không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà còn tạo ra một
sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của nước phát triển dành
cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau.
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác
xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới có nêu: “ đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ
trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp ủy và tổ
chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu
tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong
Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu
lực về tuyên truyền, giáo dục về hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về
thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Ðảng ”
Diễn văn bế mạc đại hội X của Đảng có đoạn: “ Chúng ta đặc biệt coi trọng các
biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy cao nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng
sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh
6
phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi các tệ nạn này làm lành mạnh tổ chức và bộ máy của chúng ta. Chúng ta nhất
quyết tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc
thực hiện nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là
đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân ”.
Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010 được trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng bộ
Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010, một trong những giải pháp để đạt được
các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “
Nâng cao năng lực và hiệu quả
giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo
thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều công khai minh bạch.
”
Như vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát hiện nay được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của
Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được
rằng ngành thanh tra đóng góp một phần không thể thiếu được trong việc thực hiện
các biện pháp để đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội.
Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ
quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những
vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của của mình trong công cuộc phòng chống tham
nhũng, lãng phí và thất thoát mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện, cũng
như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ X đã đưa ra, tác giả chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH
TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI” để làm đề tài
cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như:
- Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách
nhà nước. Nêu lên các cơ quan có chức năng thanh tra ngân sách nhà nước, mục
tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.
7
- Phân tích thực trạng về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại
tỉnh Đồng Nai trong những năm qua. Trong đó nêu lên kết quả thanh tra đã đạt
được, những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.
- Phân tích những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân
sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm kiến nghị nhà nước tăng
cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách, làm cho công tác thanh tra có hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt công tác phòng
chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thanh tra hoạt động thu, chi
ngân sách nhà nước của các cơ quan có chức năng thanh tra đối với những đơn vị
thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Từ đó đi sâu nghiên cứu những sai
phạm, gian lận chủ yếu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian
vừa qua, từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà
nước cần khắc phục kịp thời.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong thực tiễn công tác thanh tra
thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số liệu thống kê, tài liệu
nghiên cứu, chủ yếu tham khảo từ những cơ quan quản lý nhà nước ở Đồng Nai
trong thời gian từ năm 2003-2005 và một số sách báo, tài liệu khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu của luận văn như đã trình bày, tuỳ vào đối tượng,
nội dung nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, tổng
hợp, so sánh và phân tích.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công tác thanh tra
Chương II: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh
Đồng Nai.
Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà
nước tỉnh Đồng Nai.
8
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
1.1. Quan niệm về công tác thanh tra
1.1.1. Khái niệm về thanh tra
Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn
vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng
nhất định. Là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền
(quyền hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh tra
mang tính quyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn
những gì trái với quy định.
Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại
chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều
hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt
động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý,
nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó
có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét
tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý. Bản
chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều
quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và
áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng
với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những
việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự
trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra
Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra.
Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai”. Người cho rằng mục
9
đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản
lý”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng dựa trên
những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Người nói: “Thanh tra là tai mắt
của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ
thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay
gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa
xuống”.
Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của
công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho rằng: “Tổ
chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra sự
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước”. Gần
đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm
coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm “thiết lập kỷ cương xã
hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”.
Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét đặc
thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với
toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo
thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà nước thể
chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra việc chấp
hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng chính vì vậy, hoạt động thanh tra với
tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Thanh tra là một phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân: Nhà
nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong các văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc đều khẳng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn gắn với mục tiêu phát huy quyền dân chủ của
nhân dân. Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyền dân chủ của
nhân dân thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền dân chủ của
nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền.
10
- Thanh tra góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho quá
trình thực hiện quyền dân chủ.
- Thanh tra đóng vai trò là “chiếc cầu nối” giữa nhân dân với Nhà nước.
Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (được hình thành trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì thanh tra là một nội dung, là một chức
năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của
Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra
Tại điều 3 của Luật Thanh tra ghi rõ: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quy định này cho thấy hoạt động thanh tra có những mục tiêu cụ thể sau
đây:
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là mục
tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thanh tra là hoạt động thường xuyên
của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp
hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp
luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai
phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả
những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm.
- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt
động thanh tra. Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế,
kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức
hành xử của mọi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện
nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của
các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc
11
làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó.
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh
tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp l uật, mà còn giúp cho
cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định
của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn
cuộc sống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở,
khuyết điểm đó.
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây là
những mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động
thanh tra.
1.2. Phân loại hoạt động thanh tra
Tại Điều 4 Luật Thanh tra ghi rõ: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh
giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình
tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh
tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”.
Quy định trên đây đã đưa ra những đặt trưng quan trọng của thanh tra nhà
nước như sau:
- Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra được coi là
chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản
lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do
một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các
cơ quan thanh tra nhà nước.
- Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý. Có thể
thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý.
- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính
sách, pháp luật. Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm từ việc
xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá
12
những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời
bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.
1.2.1. Thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Thanh tra hành chính có những trưng cơ bản như sau:
- Về tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm bởi các cơ
quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính. Ở trung ương là Thanh tra Chính
phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị
xã thuộc tỉnh là thanh tra huyện.
- Về nội dung thanh tra: Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
1.2.2. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý.
Thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan
quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực. Ở cấp trung ương có thanh tra của Bộ và
cơ quan ngang bộ; ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có thanh tra của
Sở và các Ban, ngành.
- Về nội dung thanh tra chuyên ngành: Đó là việc thanh tra chấp hành pháp
luật, chấp hành những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của
ngành, lĩnh vực.
1.3. Công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước
1.3.1. Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước.
Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là một phần trong hoạt động thanh tra
tài chính, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước. Trong thời gian qua, xã hội đã chứng
kiến rất nhiều vụ án với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực
13
chi tiêu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng tiền
của Nhà nước chi ra đã không mang lại hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của đất
nước, bị thất thoát và lãng phí rất nhiều. Từ những thực trạng đó, Đảng và Nhà
nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanh tra
thu, chi ngân sách nhà nước được dư luận đặt biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần
thiết nhất đối với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta.
Tại điều 1 và 2 của Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XI kỳ họp
thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 có nêu: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà
nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử
lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của
nhà nước về công tác thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo công
tác thu chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý
những sai phạm nếu có.
1.3.2. Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước được ghi rõ tại điều 2 và 3, Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước
như sau:
- Thu ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí,
lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp
luật, gồm :
* Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;
14
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét