Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

567 Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển (63tr)

nước ngoài, các hình thức đầu tư khác làm tăng hoặc giảm tài sản Có hoặc tài
sản Nợ giữa người cư trú và người không cư trú .
Dòng vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp thường có tính ổn định tương đối, do
đó các nước đang phát triển và kém phát triển thường có những chính sách
nhằm thu hút tối đa trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Còn nguồn VĐT gián tiếp
vào các GTCG lại có tính nhạy cảm cao với những biến động kinh tế chính trị,
do đó rất dễ bị đảo chiều với sự rút vốn ồ ạt, dễ gây ra những “cú sốc” cho nền
kinh tế. Vì vậy, các nước đang và kém phát triển luôn có quy định chặt chẽ để
quản lý chặt chẽ, hạn chế tác động xấu của luồng vốn gián tiếp đến nền kinh tế.
c/ Các GD ngoại hối trong phạm vi một quốc gia.
Thông thường, các GD ngoại hối trong một quốc gia đề cập đến những vấn đề
về quyền sở hữu, mua, bán và phạm vi sử dụng ngoại tệ của người cư trú và
người không cư trú; hoạt động ngoại hối của các NHTM như mua bán ngoại tệ,
vay và cho vay ngoại tệ trong nước, thực hiện các quy định về trạng thái ngoại
tệ.
Đối với các nước đang và kém phát triển, khi đồng bản tệ chưa có khả năng
chuyển đổi và luôn phải đối mặt với sự biến động của tỷ giá, lạm phát cao luôn
đe doạ, việc sử dụng ngoại tệ làm công cụ cất trữ, thanh toán rất phổ biến dẫn
đến tình trạng đôla hoá nền kinh tế; mặc dù các nước này đã áp dụng các quy định về
hạn chế việc thanh toán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ.
1.1.3 NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GD NGOẠI HỐI THEO
TIÊU CHÍ CỦA IMF.
Các nước tuỳ theo mức độ phát triển của thị trường Tài chính-Tiền tệ nói riêng
và nền kinh tế nói chung đều có những quy định về một số hạn chế đối với GD
ngoại hối. Các nước phát triển với chính sách tự do hoá thương mại, dịch vụ và
đầu tư thì các GD ngoại hối căn bản được tự do hoá, các hạn chế ngoại hối được
dỡ bỏ gần như hoàn toàn; nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế ngoại hối liên quan
đến những vấn đề như mang ngoại tệ khi xuất nhập cảnh với mục đích chống
5
rửa tiền hoặc những hạn chế về thanh toán, đầu tư liên quan đến lý do an ninh
quốc phòng, chính trị Đối với các nước kém phát triển hoặc đang phát triển,
nhu cầu ngoại tệ để trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
luôn lớn hơn nguồn thu từ XK; cán cân thương mại thường xuyên trong tình
trạng bội chi và phải tài trợ bằng vốn nước ngoài Trong bối cảnh đó, cần phải
áp dụng các hạn chế ngoại hối nhằm thu hút nguồn ngoại tệ vào, hạn chế nguồn
ngoại tệ ra và kiểm soát các GD vay trả nợ nước ngoài góp phần ổn định tỷ giá
và hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Các hạn chế ngoại hối đối với
các nước này được quy định bằng hệ thống các văn bản pháp lý cùng với các
quy định về quyền và phạm vi sử dụng ngoại tệ được gọi là chính sách QLNH.
Để có những thông tin cần thiết về cơ chế QLNH và cơ chế tỷ giá của các
nước thành viên, IMF hàng năm biên soạn và phát hành Báo cáo thường niên về
các hạn chế ngoại hối và chế độ tỷ giá; trong đó mô tả những nét khái quát về
những hạn chế liên quan đến ngoại hối và chế độ tỷ giá theo những tiêu chí
chung sau.
a/ Những hạn chế liên quan đến các GD vãng lai
* Quy định chế độ thanh toán và nhận thanh toán
- Các quy định ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền và phương pháp thanh
toán các GD với nước khác. Khi một nước đã kí kết Hiệp định thanh toán với
các nước khác thì những điều kiện của các Hiệp định thường bao gồm các nội
dung quy định về đồng tiền thanh toán với nước liên quan. Ví dụ Hiệp định
thanh toán của Việt Nam kí với Trung Quốc trong đó quy định đồng tiền thanh
toán là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và CNY, sử dụng các hình thức
thanh toán qua ngân hàng và theo thông lệ quốc tế.
- Về tổ chức kiểm soát ngoại hối đưa ra một số thông tin về cơ quan chịu
trách nhiệm đối với chính sách ngoại hối, tổ chức kiểm soát và mức độ quyền
hạn mà họ được giao phó để phục vụ cho mục tiêu hoạt động. Thông thường,
NHTW được giao phó trách nhiệm đối với việc QLNH; tuy nhiên cũng có một
số trường hợp đặc biệt như Trung Quốc thành lập Tổng cục QLNH.
6
- Các hạn chế đối với thanh toán và chuyển tiền trong các GD vãng lai do các
nước có lý do an ninh quốc gia hoặc an ninh quốc tế.
* Quy định liên quan hoạt động thanh toán XNK
- Về thanh toán NK: + Quy định bản chất và mức độ hạn chế về ngoại hối và
ngoại thương đối với hàng NK. Bao gồm thông tin về sự tồn tại về việc phân bổ
ngoại tệ (thông thường hàng năm phân bổ trước một số lượng ngoại tệ nhất định
để phục vụ cho việc NK những hàng hoá thiết yếu, đôi khi còn xác định cả số lượng
ngoại tệ cho những nhà NK được chỉ định và đăng kí trước).
+ Quy định về tài trợ đối với NK (về thanh toán trước và sự tồn tại của
quy định về đặt cọc). Đặc biệt quan trọng là các quy định về chứng từ để bán
ngoại tệ cho các hoạt động NK hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể như quy định về nghĩa
vụ tiến hành GD với một định chế tài chính chỉ định, kiểm tra trước khi gửi hàng
nhằm đảm bảo tính xác thực của GD NK về mặt số lượng, chất lượng và giá cả;
nghĩa vụ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng, yêu cầu xuất trình giấy
phép NK để được mua ngoại tệ cho việc thanh toán hàng NK. Ngoài ra còn mô
tả thêm về giấy phép NK và các biện pháp phi thuế quan khác. Ví dụ như danh
mục hàng hoá được NK, hàng hoá hạn chế NK và các hàng hoá cấm NK.
- Về các quy định liên quan đến hoạt động XK và tiền thu từ XK: Phần này
chỉ ra các hạn chế đối với việc sử dụng tiền thu từ XK cũng như quy định đối
với hoạt động XK. Đặc biệt có ý nghĩa về quy định chuyển tiền về nước, đề cập
đến nghĩa vụ của người XK phải chuyển tiền thu được từ XK về nước hoặc bằng
cách bán trên TT ngoại hối hoặc gửi vào TK. Quy định này thường được các
nước áp dụng là kết hối, đề cập tới các quy định yêu cầu người nhận tiền thu từ
XK phải bán mọi khoản thu ngoại tệ lấy nội tệ, đôi khi với tỷ giá quy định cho
NHTW, NHTM hoặc người GD ngoại hối được uỷ quyền thực hiện việc này.
* Quy định về các GD chuyển tiền một chiều ra nước ngoài
Phần này quy định các thủ tục cho phép thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài
trong các GD chuyển tiền một chiều, gồm các yêu cầu phê duyệt trước, những
hạn chế về số lượng, hạn mức định hướng hoặc kiểm tra nhu cầu hợp lý. Hạn
7
mức định hướng định ra số lượng ngoại tệ tối đa được phép mua khi khai báo
các mục đích GD được phép- chủ yếu phục vụ cho yêu cầu thống kê, phân tích
số liệu luồng ngoại tệ ra vào của một quốc gia. Khi số lượng vượt quá những
giới hạn này sẽ được phép GD nếu chứng minh được là có nhu cầu hợp lý thông
qua việc xuất trình các chứng từ phù hợp. Cũng có thể áp dụng kiểm tra nhu cầu
hợp lý đối với các GD chưa bị hạn chế số lượng.
* Quy định các GD chuyển tiền một chiều về nước gồm các quy định điều
chỉnh việc nhận ngoại tệ từ các GD chuyển tiền về nước, các hạn chế đối với
việc chuyển đổi sang nội tệ và sử dụng các khoản tiền nhận được. Thông thường
ở Việt Nam phần này được quy định trong các văn bản về chuyển tiền kiều hối.
b/ Những hạn chế liên quan đến các GD vốn
Gồm: + Các quy chế tác động tới sự di chuyển vốn như sự ngăn cấm, yêu cầu
phê duyệt trước, uỷ quyền và thông báo.
+ Quy định về lãi suất áp đặt bởi cơ quan quản lý việc kí kết và thực
hiện các GD hay chuyển tiền đối với việc chuyển vốn vào và ra nước ngoài.
+ Các quy định liên quan đến đầu tư trực tiếp đề cập đến việc đầu tư với
mục đích thiết lập quan hệ kinh tế lâu dài chủ yếu để sản xuất hàng hoá dịch vụ,
đặc biệt là đầu tư cho phép thực hiện kiểm soát quản lý có hiệu quả, bao gồm
việc cho phép thành lập hay mở rộng một DN, công ty trực thuộc hay chi nhánh
hoàn toàn thuộc sở hữu của chủ đầu tư và việc mua lại toàn bộ hay một phần
quyền sở hữu một DN dẫn tới khả năng kiểm soát hoạt động của DN này. Ngoài
ra còn liên quan đến việc theo dõi chuyển VĐT vào, chuyển lợi nhuận và VĐT
ra nước ngoài của các chủ đầu tư.
+ Các quy định liên quan đến kiểm soát đầu tư trên TTCK gồm việc theo
dõi luồng tiền vào và ra, các quy định liên quan đến việc chuyển đổi từ nội tệ
sang ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài.
c/ Những hạn chế liên quan đến các GD ngoại hối trong phạm vi quốc gia
8
- Quy định về việc mở và sử dụng TK của người cư trú và người không cư
trú. Những hạn chế đối với việc mở và sử dụng TK ngoại tệ của người cư trú
thường thể hiện ở các quy định về hạn chế số lượng TK, giới hạn mục đích sử
dụng. Đối với TK của người không cư trú là khả năng chuyển đổi từ đồng bản tệ
sang đồng ngoại tệ và các quy định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
- Các quy định liên quan đến những hạn chế trong hoạt động ngoại hối của
các TCTD như việc hoạt động trong khuôn khổ phạm vi giấy phép, hạn chế
trong một số GD nghiệp vụ hoán đổi, quyền lựa chọn hoặc các quy định ràng
buộc việc mở TK kinh doanh ngoại tệ ở TT nước ngoài.
1.1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY ĐỊNH CÁC HẠN CHẾ ĐỐI
VỚI GD NGOẠI HỐI
Đối với các nước phát triển, đồng tiền có khả năng chuyển đổi thì các GD
ngoại hối hầu như được tự do hoá trong giao lưu thương mại và tài chính quốc
tế. Vấn đề QLNH thực sự là yêu cầu quan trọng đối với các nước đang phát triển
và kém phát triển khi cung tiết kiệm nội địa thấp và thâm hụt TK vãng lai cao,
phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, các nước đang phát triển cần chi
nhiều ngoại tệ để NK trang thiết bị, nội địa hoá công nghệ sản xuất trong khi
hàng hoá sản xuất trong nước kém hiệu quả, sức cạnh tranh trên thương trường
quốc tế thấp nên kim ngạch XK hầu như không đáp ứng được nhu cầu chi cho
NK. Do đó, các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với tình trạng
thâm hụt TK vãng lai gây sức ép lên quan hệ cung cầu ngoại tệ trong nước và tỷ
giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định giá trị đồng bản tệ và gây tác
động xấu đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Để tài trợ thâm hụt TK vãng lai, cần phải hạn chế có chọn lọc luồng ngoại tệ
đi ra và khuyến khích nguồn ngoại tệ đi vào quốc gia phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế. Các hạn chế đối với hoạt động ngoại hối được thể
hiện ở một số nội dung liên quan đến chính sách hạn chế NK, chuyển tiền một
chiều trong nước ra nước ngoài, các quy định bắt buộc phải chuyển các nguồn
9
thu vãng lai về nước, thực hiện chính sách kết hối nhằm tập trung nguồn ngoại
tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu NK thiết yếu cho nền kinh tế.
Ngoài ra, để tài trợ thâm hụt TK vãng lai và có thêm nguồn lực để phát triển
kinh tế, các nước đã có nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư, vay nợ nước
ngoài. Tuy nhiên, thâm hụt TK vãng lai không thể luôn tài trợ bằng cách tăng nợ
nước ngoài, làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng tăng luồng vốn ra (trả nợ gốc và
lãi) kéo theo tình trạng không có khả năng duy trì nợ nước ngoài dẫn đến khủng
hoảng nợ. Điển hình là cuộc khủng hoảng Tài chính ở Châu Á năm 1997 mang
đặc điểm của cuộc khủng hoảng Tài chính vốn mà nguyên nhân là phần lớn
lượng vốn chảy vào từ khu vực tư nhân có liên quan tới cán cân thanh toán và
mang tính ngắn hạn, tiếp theo là sự đảo lộn của luồng vốn ra một cách ào ạt. Để
khắc phục tình trạng trên đòi hỏi các nước tiếp nhận dòng vốn vào phải có sự
quản lý thận trọng đối với các GD vốn và quan tâm hơn nữa đến vấn đề thâm
hụt TK vãng lai và khả năng duy trì nợ.
1.2 CHÍNH SÁCH QLNH
1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH QLNH
a/ Khái niệm
Chính sách QLNH là bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là một trong
những công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Nó bao gồm
những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngoại hối như mua bán, đầu tư,
vay, cho vay và các GD khác về ngoại hối của các bên liên quan nhằm thực hiện
được các mục tiêu QLNH trong từng thời kỳ.
Thông thường, Chính phủ các nước uỷ nhiệm chức năng QLNH và hoạt động
ngoại hối cho một cơ quan Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ đảm trách nhiệm vụ này.
Phần lớn trên thế giới, NHTW giữ trọng trách QLNH và hoạt động ngoại hối.
Tại Việt Nam, Chính phủ giao cho NHNN là cơ quan chủ quản và phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan để thực hiện việc QLNH.
10
b/ Đối tượng QLNH
Là tất cả các tổ chức, cá nhân có những hoạt động liên quan đến ngoại hối trên
phạm vi một quốc gia và các tổ chức, cá nhân của quốc gia đó ở nước ngoài. Để
tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, đối tượng QLNH thường được phân
thành người cư trú và người không cư trú.
c/ Phạm vi QLNH
Bao gồm các hoạt động liên quan đến ngoại hối: đó là các hoạt động làm nảy
sinh cung cầu ngoại tệ như GD thương mại, chuyển tiền một chiều, đầu tư và
hoạt động vay, trả nợ nước ngoài. Đó là hoạt động ngoại hối của các TCTD liên
quan đến trạng thái ngoại hối trên TTNTLNH, vấn đề tỷ giá và các hoạt động
của tổ chức, cá nhân liên quan đến ngoại hối.
1.2.2 Các loại hình chính sách QLNH
a/ Chính sách Nhà nước độc quyền về QLNH
Chính sách này đi liền với cơ chế độc quyền quản lý ngoại thương của Nhà
nước và hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông thường, chính sách này áp dụng đối
với các nước có nền kinh tế hướng nội, kế hoạch hoá, tập trung cao độ. Trong
bối cảnh đó, tỷ giá được ấn định một cách chủ quan duy ý chí, không dựa trên
quan hệ cung cầu của TT ngoại hối; mọi GD về ngoại hối được thực hiện thông
qua các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ.
Các hoạt động mua bán kinh doanh, tàng trữ ngoại hối đều bị nghiêm cấm.
b/ Chính sách thắt chặt QLNH
Thắt chặt QLNH là giải pháp áp dụng đối với các nước thời kỳ đầu đổi mới.
Đây là việc Nhà nước quản lý sát sao mọi hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ và
kiểm soát chặt chẽ các luồng vận động ngoại hối nhưng Nhà nước không độc
quyền nắm giữ hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc QLNH đối với các tổ chức, cá
nhân đã được mở rộng hơn so với chính sách độc quyền QLNH. Các tổ chức, cá
nhân có nguồn thu, chi ngoại tệ được phép mở TK ngoại tệ tại ngân hàng. Tuy
nhiên, việc quản lý nguồn thu từ XK vẫn bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải bán
11
toàn bộ số ngoại hối cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Khi cần
ngoại tệ để thanh toán cho các GD với nước ngoài, các đơn vị kinh tế phải được
sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền và được các ngân hàng đáp ứng ngoại
tệ- các GD trong nước được quy định thực hiện bằng ngoại tệ.
c/ Chính sách nới lỏng QLNH
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, với sự mở rộng hoạt động thương mại đầu tư
quốc tế cho tất cả các TPKT tham gia thì chính sách QLNH thông thường được
áp dụng là chính sách nới lỏng QLNH nhằm tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu
thương mại, đầu tư quốc tế phát triển. Lúc này, Nhà nước QLNH thông qua các
công cụ TT và thông qua TT hối đoái. NHTW với tư cách là một thành viên TT
điều tiết thông qua hành động mua và bán ngoại tệ trên TT ngoại hối. Khi cần
huy động ngoại tệ để thực hiện quá trình cải tổ, phát triển nền kinh tế, NHTW sẽ
sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá để thu hút ngoại tệ trong nền kinh tế. Đối với các
tổ chức, cá nhân được chủ động sử dụng nguồn ngoại tệ của mình như các
quyền sở hữu, cất trữ và gửi tại ngân hàng Dù vậy, nếu bối cảnh nền kinh tế
tiềm ẩn nguy cơ lạm phát thì việc sử dụng chính sách ngoại hối nới lỏng sẽ dẫn
đến tình trạng đôla hoá nền kinh tế.
D/ CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ NGOẠI HỐI
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế
với việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, chu chuyển hàng hoá và chu chuyển vốn
được vận hành theo cơ chế TT thì điều đó đã làm nền tảng cho chính sách tự do
QLNH. Nhà nước điều tiết TT thông qua các chính sách vĩ mô và các công cụ
TT, giảm tới mức tối đa việc can thiệp trực tiếp mang tính hành chính, mệnh
lệnh để TT vận hành theo tín hiệu cung cầu của TT. Giá cả hàng hoá và đặc biệt
là tỷ giá được quyết định bởi yếu tố cung cầu trên TT. Tổ chức và cá nhân được
chủ động trong việc cất trữ và sử dụng ngoại tệ của mình. Thông thường, chính
12
sách QLNH được áp dụng với các nước có nền kinh tế phát triển theo xu hướng
mở cửa và hội nhập, có TT Tài chính-Tiền tệ phát triển, có TTCK, TT ngoại hối
phát triển ở mức độ cao và có nguồn ngoại tệ dự trữ dồi dào để sẵn sàng ứng
phó khi có biến động trên TT.
1.2.3 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH QLNH
Mục tiêu chung của chính sách QLNH được quyết định bởi mục tiêu phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định và nó phải phù hợp với
mức độ phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu chính sách QLNH tổng thể mà hầu
hết các quốc gia đều phấn đấu là góp phần bảo đảm sự cân bằng giữa hoạt động
kinh tế đối nội với hoạt động kinh tế đối ngoại. Muốn vậy, chính sách QLNH
cần đạt được những mục tiêu sau: duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và bền vững,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, duy trì ổn định tiền tệ và giá cả, ổn định cán cân thanh
toán quốc tế.
Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế TT theo định
hướng XHCN trong xu thế hội nhập mở cửa, ngoài các mục tiêu chung trên,
chính sách QLNH cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đưa nền kinh tế đạt được mức cân bằng đối ngoại góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế.
- Đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế cho quốc gia.
- Hạn chế luồng vốn đi ra, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài tập trung phát
triển kinh tế.
- Bảo vệ chủ quyền về tiền tệ.
- Tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài ảnh hưởng tới nền kinh tế.
1.2.4 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH
QLNH CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
a/ QLNH đối với các GD vãng lai
Hoạt động QLNH đối với các GD vãng lai tập trung chủ yếu vào việc theo dõi
luồng ngoại tệ đi vào (từ XK, viện trợ, kiều hối, lãi đầu tư ), kiểm soát luồng
13
ngoại tệ đi ra (thanh toán NK hàng hoá, dịch vụ, trả lãi đầu tư, chuyển tiền một
chiều ).
- Thông thường, việc theo dõi luồng ngoại tệ đi vào được thực hiện qua yêu
cầu bắt buộc người cư trú có nguồn thu vãng lai phải chuyển về nước và khai
báo để các cơ quan chức năng nắm được lượng ngoại tệ đi vào.
- Quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ từ các nguồn thu vãng lai (kết hối) cũng
được xem là một bộ phận của hoạt động QLNH đối với các GD vãng lai được
nhiều quốc gia sử dụng. Người cư trú bắt buộc phải bán một lượng nhất định
(thường theo tỷ lệ %) trong số nguồn thu ngoại tệ từ các GD vãng lai của mình
cho các NHTM. Đây là một biện pháp hành chính nhằm tăng cung ngoại tệ cho
nền kinh tế.
- Kiểm soát luồng ngoại tệ đi ra chủ yếu tập trung vào các quy định về điều
kiện được mua và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Thông thường, các quốc gia
áp dụng QLNH đều quy định những đối tượng mua bán được phép mua ngoại tệ
và giới hạn tối đa lượng ngoại tệ được mua. Người cư trú thuộc đối tượng được
phép mua ngoại tệ khi có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cho phía nước ngoài
phải xuất trình những giấy tờ chứng minh nhu cầu được phép. Trong trường hợp
tất cả các đối tượng đều được phép mua ngoại tệ phục vụ cho các GD vãng lai
với số lượng không hạn chế thì đồng tiền của quốc gia đó được công nhận là có
khả năng chuyển đổi hoàn toàn đối với cán cân vãng lai (hay còn gọi là tự do
hoá cán cân vãng lai). Hầu hết các quốc gia là thành viên của IMF hiện nay đều
đã và đang từng bước thực hiện tạo khả năng chuyển đổi hoàn toàn cho đồng
bản tệ đối với cán cân vãng lai.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét