Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

170 Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay

Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập
I. Tiêu chu n ki m toán viênẩ ể
1. Khái niệm về kiểm toán viên (KTV) độc lập
Nghề kiểm toán ở Việt Nam được xem là một nghề khá mới mẻ và rất nhiều
triển vọng. Cùng với sự xuất hiện của các công ty kiểm toán là sự xuất hiện
của các KTV.Vậy kiểm toán viên là ai?
Kiểm toán viên là chủ thể của các cuộc kiểm toán.KTV theo tiếng La tinh
có nghĩa là người nghe ,thu thập và xác nhận thông tin – người chịu trách
nhiệm kiểm tra tình trạng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của đơn
vị,doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Công việc của KTV chủ yếu
là kiểm tra và phân tích các tài liệu kế toán để từ đó xác nhận tính trung thực
của báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.Một số nhiệm vụ cụ thể :
+Kiểm tra chế độ thanh toán lương bổng cũng như các tài liệu kể toán khác
có liên quan để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về cơ cấu tỷ lệ lao động
trong tổ chức,tổng quỹ lương các khoản nợ,tính tuân thủ pháp luật của chính
sách nguồn nhân lực
+ Kiểm tra dữ liệu về tài sản,các khoản nợ phải trả,vốn góp,tiền dư doanh
thu,chi phí,lợi nhuận
+ Kiểm tra tình hình sử dụng tái sản của đơn vị
+ Phân tích dữ liệu hàng tốn kho
+ Kiểm tra hệ thống báo cáo sổ sách,làm việc với cá nhân để xác minh tính
trung thực của các số liệu cũng như tính tuân thủ của nó
+ Phân tích,thẩm định các báo cáo tài chính và các loại hố sơ,sổ sách khác
bằng nghiệp vụ kế toán của mình

5
+ Báo cáo cấp trên biết về kết quả kiểm toán đồng thời đưa ra ý kiến của
mình.
Một KTV lý tưởng được phác họa bằng những yêu cầu cụ thể sau:
Về kiến thức:
+ Tốt nghiệp đại học các ngành kế toán,kiểm toán,ngân hàng
+ Có kiến thức về lý thuyết kinh tế,các nguyên tắc kế toán,thị trường tài
chính,ngân hàng cũng như khả năng phân tích các báo cáo dữ liệu kế toán
+ Có kiến thức về toán và thống kê
+ Có kiến thức về các nguyên tắc kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh.
+ Có kiến thức về luật kinh doanh
Về kỹ năng:
+ Tư duy logic để tìm ra điểm mạnh,điểm yếu của các giải pháp,các kết luận
+ Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
+ Khả năng lắng nghe,giao tiếp tốt
Về khả năng :
+ Nhận diện các chi tiết một cách nhanh chóng các vấn đề cần giải quyết
+ Hiểu và nắm vững các thông tin cần có đồng thời biết viết ra những ý
tưởng chọn lọc của mình
+ Biết lắng nghe,biết truyền đạt ý tưởng thông tin đến đồng nghiệp của mình
Có thể nói nghề kiểm toán là nghề đòi hỏi khá cao đối với người lao động
với rất nhiều tiêu chuẩn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
2.Một số tiêu chuẩn về KTV
Để thực hiện được những nhiệm vụ của công việc thì nghề kiểm toán có
những quy định rất cụ thể về KTV được quy định rất cụ thể trong các Nghị
định của chính phủ về kiểm toán độc lập gồm ba nghị định : đầu tiên là Nghị
định 07/CP,sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm

6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét