Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì
2. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN
2.1. Phạm vi:
Phạm vi hẹp:
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của dự án là khu vực nằm trong vùng thi công
cầu chính bao gồm các khu dân cư, đường xá, các bãi bồi và dòng chảy của sông Hồng
thuộc các xã Đông Dư, Cự Khối, Thạch Bàn, Lĩnh Nam, Thanh Trì.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh cầu đặc biệt là khu vực dân cư
đông đúc.
Độ rung do phương tiện qua lại trên cầu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
gần 2 bên cầu.
Phạm vi rộng:
Lớp Địa Môi trường K49
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Về phía Đông Bắc: Ảnh hưởng của dự án kéo dài tới tận khu vực đường 5,
hướng đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Theo hướng Tây Nam, phạm vi ảnh hưởng của dự án là khu vực Lĩnh Nam
thuộc quận Hoàng Mai, và kéo dài tới tận khu vực Pháp Vân.
- Khói bụi theo hướng gió ảnh hưởng đều đến khu vực 2 bên cầu tính từ khu vực
Pháp Vân đến Sài Đồng quốc lộ 5 phạm vi ảnh hưởng vài chục mét.
2.2. Lý giải sự ảnh hưởng
Ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu Thanh Trì được tính từ lúc khởi công xây
dựng cầu và được tính trong suôt quá trình cầu được đưa vào sử dụng.
Trong quá trình thi công:
- Việc xây dựng cầu sẽ làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác nông nghiệp, cũng
như diện tích đất ở của dân cư khu vực xã Đông Dư, Cự Khối, Thanh Trì…
- Việc di dân, đền bù sẽ gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân sống trong
khu vực thi công.
- Quá trình xây dựng cầu (như khoan, nén ép cột bê tông…) làm ảnh hưởng đến các
khu dân cư quanh đó vì có thể tạo sức ép làm nhà dân bị nứt, nghiêng, đổ…
- Với việc xây dựng một cầu lớn sẽ yêu cầu cần thiết nhiều vật liệu, bởi vậy khu dân
cư quanh đó còn chịu nhiều ảnh hưởng ô nhiễm không khí do bụi của xe chở vật liệu
xây dựng (có thể vương vãi vật liệu xây dựng). Đồng nghĩa với đó là ảnh hưởng bởi
chất thải xây dựng đựơc thải ra trong quá trình thi công.
- Việc khoan, xây dựng các trụ cầu có thể gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển trầm
tích của sông, đồng thời ảnh hưởng đến việc giao thông vận tải thuỷ của Công ty đường
sông số 1 ở gần đó.
Trong quá trình cầu được đưa vào sử dụng:
- Khi được đưa vào sử dụng, trên cầu sẽ xuất hiện nhiều phương tiện tham gia giao
thông do vậy các khu dân cư quanh đó, cũng như khu dân cư quanh khu vực đường dẫn
lên cầu, hay khu ruộng trồng của người dân trên khu vực bãi bồi sẽ chịu ảnh hưởng bởi
khói bụi, các chất dầu mỡ…của các phương tiện đó. Tuỳ theo từng mùa với hướng gió
Lớp Địa Môi trường K49
6
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
khác nhau và tốc độ gió khác nhau mà phạm vi ảnh hưởng đến các khu vực là khác
nhau.
- Bên cạnh việc ô nhiễm không khí bởi khói bụi là việc ô nhiễm tiếng ồn được gây ra
bởi hoạt động giao thông đặc biệt là ảnh hưởng tới của tiếng ồn tới trường trung học
Thanh Trì gần đó.
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
Chương 1:
Mô tả tóm tắt các hoạt động của dự án có thể tác động tới môi trường, bắt đầu từ việc
chọn vị trí xây dựng
Khảo sát các yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực dự
kiến xây dựng dự án. Phân tích và đánh giá tác động của chúng tới môi trường
tự nhiên và kinh tế xã hội
Xây dựng các phương án giảm thiểu tác động và sự cố môi trường trong quá trình
xây dựng
Đề xuất những bổ sung, kiến nghị chỉnh sửa nội dung dự án, để đảm bảo phù hợp với
các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Cơ sở pháp lý và khoa học của báo cáo
Cơ sở pháp lý.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993.
- Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường.
- Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến việc đánh giá tác động môi
trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành.
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: TCVN – 1995.
Cơ sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM.
Lớp Địa Môi trường K49
7
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Các công trình nghiên cứu, các tư liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất,
khí tượng, thủy văn), tài nguyên đất, chất lượng môi trường, tình hình kinh tế xã hội của
vùng dự án (ở dạng đã công bố và dạng lưu trữ).
- Hướng dẫn của Cục Môi trường về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
dự án, ấn hành năm 1999.
Phương pháp ĐTM.
- Phương pháp ma trận.
- Phương pháp GIS và viễn thám.
- Các phương pháp khác
+ Phương pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu khí tượng, thủy
văn, môi trường và kinh tế xã hội liên quan.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
+ Phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi, tư vấn xây dựng và đề xuất các biện
pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.
Chương 2: Mô tả tóm tắt dự án.
Giới thiệu về dự án
Dự án xây dựng cầu Thanh Trì, một trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt
đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng
(Gia Lâm). Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe
chạy (4 làn xe cao tốc).
Tên dự án: Xây dựng cầu Thanh Trì, Hà Nội
Chủ dự án.
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam , và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại
diện chủ đầu tư.
Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay
ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam , và Ban quản lý dự án Thăng Long làm
đại diện chủ đầu tư.
Lớp Địa Môi trường K49
8
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
Vị trí địa lý của dự án.
Bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân ( Thanh Trì ), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài
Đồng ( Gia Lâm ).
Hình 3. Sơ đồ vị trí địa lý của dự án.
Mục tiêu chủ yếu của dự án.
Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng là một trong những dự án trọng điểm của ngành giao
thông. Cùng với vành đai 3, cây cầu này sẽ tạo giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế:
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục Bắc - Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng
xe lưu thông qua nội thành Hà Nội.
Lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
- Hà Nội là thủ đô của cả nước, đồng thời cũng là một trong những nơi phát triển kinh
tế trọng điểm của toàn quốc, tuy nhiên do lưu lượng giao thông qua dày đặc nên cầu Chương
Dương không thể đáp ứng được. Cầu Thanh Trì là câu cầu lớn nhất Việt Nam và trong khu
vực Đông Dương, sẽ tạo giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh và liên thông trục giao thông Bắc – Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu
thông qua nội thành Hà Nội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng Bắc Bộ và
thủ đô Hà Nội nói riêng.
Lớp Địa Môi trường K49
9
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Cầu Thanh Trì đi vào khai thác sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn tạo
điều kiện để Hà Nội đẩy nhanh công cuộc phát triển đô thị, đồng thời là công trình tô điểm
cho Thủ đô trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 3: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường.
Tác động của việc chọn vị trí.
Khu vực thực hiện dự án xây dựng cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ
1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8
km, trong đó chiều dài cầu chính vượt sông (gói thầu số 1) dài 3.084m, rộng 33,1m. Đây là
một vị trí có vai trò quan trọng, cây cầu là giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục giao thông Bắc – Nam.
Tác động đến tài nguyên đất.
- Dự án cầu Thanh Trì đã tác động đến quỹ đất:
- Chuyển đổi từ đất thổ cư sang cho việc xây dựng mặt bằng của dự án do đó phải di
dời một số hộ dân trong phạm vi dự án.
- Cùng với đó là một số diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hồi để lấy mặt bằng thực
hiện dự án (32,6 ha đất ở, đất nông nghiệp của 4 xã, phường gồm Ðông Dư, Cự Khối, Thạch
Bàn và Cổ Bi). Do đó quỹ đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp.
- Đồng thời với việc di dời dân cư là phải xây dựng khu tái định cư cho dân di dời, do
đó cần một diện tích đất nhất định.
Tác động đến môi trường nước.
Cầu Thanh Trì chủ yếu ảnh hưởng đến dòng chảy, do các trụ cầu gây cản trở dòng chảy.
Đồng thời đó có thể kéo theo các tác động khác vào mùa lũ như gây xói lở bờ, cường hoá lũ,
sự lắng đọng phù sa,
Tác động đến môi trường không khí và làm ô nhiễm tiếng ồn.
Sự hoạt động của các phương tiện giao thông qua cầu gây nên sự ô nhiễm cho môi trường
không khí đồng thời gây ô nhiễm tiếng ồn. Đây là ảnh hưởng có thể nói là lớn nhất đến môi
trường của dự án trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình cây cầu đi vào hoạt động.
Tác động đến cộng đồng.
- Thay đổi cảnh quan nơi xây dựng và các tuyến đường dẫn.
Lớp Địa Môi trường K49
10
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Thay đổi sự phân bố dân cư.
- Làm mất một lượng lớn đất nông nghiệp, dân cư quanh vùng phải thay đổi ngành
nghề.
Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường
Việc xây dựng cầu và tuyến đường giao thông dẫn lên cầu chắc chắn sẽ có những ảnh
hưởng đến môi trương tự nhiên của vùng thực hiện dự án. Vì vậy việc có những biện pháp
thích hợp để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, cần thiết để đảm bảo có thể thực
hiện được dự án mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.
Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
- Để hạn chế tiếng ồn rung động, bụi từ khu xây dựng:
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, bảo hành đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tất cả các máy
móc tại công trường.
- Thường xuyên phun nước để giảm bụi
- Thực hiện đúng tiến độ của công trình, tránh kéo dài thời gian thi công để giảm lượng
bụi phát tán.
Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải rắn
- Thu thập tái chế các loại dầu nhờn, liên tục kiểm tra các thiết bị máy mọc thi công,
tránh rò rỉ
- Cung cấp những nhà vệ sinh lưu động cho công nhân sử dụng
- Cung cấp các thùng rác dọc cầu, giáo dục người dân về ý thức xả rác đúng nơi quy
định. Ra các quy định về vi phạm đổ thải.
- Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên bờ được xử lý bằng cách chuyển đến bể
chứa nước thải (bể lắng) để thu hồi các chất thải rắn trước khi đổ ra sông.
4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ
HỘI.
4.1. Những tác động tích cực
- Giải tỏa sức ép giao thông trên cầu Chương Dương
- Phân bố và giảm bớt lưu lượng xe, nhất là xe tải, lưu thông qua nội thành thủ đô từ
đó sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường thủ đô.
Lớp Địa Môi trường K49
11
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Tạo điều kiện giúp cho thành phố Hà Nội đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
- Cùng với đường vành đai III liên kết vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh với trục giao thông Bắc Nam thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
- Cùng với các dự án quy hoạch khác giúp tô điểm cho thủ đô Hà Nội ngày càng
thêm sạch đẹp văn minh.
4.2 Những tác động tiêu cực
Với những tác động tích cực ở trên thì đi cùng với đó là những tác động tiêu cực
đến môi trường kinh tế xã hội. Những tác động này diễn ra chủ yếu ở khu vực triển khai
dự án.
Trước khi có dự án:
- Diện tích đất khu vực chủ yếu là đất ở, đất nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu dựa trên
cây hoa màu, lúa, làm thuê, dịch vụ. Những sản phẩm hoa màu sau khi thu hoạch chủ
yếu được nguười dân đưa ra các chợ đầu mối khu vực cầu Long Biên và các chợ trong
nội thành Hà Nội, khách sạn, nhà hàng…
- Chính vì vậy mà đời sống của dân cư trong khu vực này gặp nhiều khó khăn. Khu
vực này cần có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
Khi có dự án:
Dự án có ảnh hưởng xuyên suốt đến môi trường kinh tế -xã hội từ khâu di dời
giải phóng mặt bằng đến khi dự án đưa vào hoạt động lâu dài.
Giai đoạn giải phóng mặt bằng:
Ban dự án đã giải phóng mặt bằng được 4,6km trên tổng số 6,2 km đường dẫn
vào nút cầu phía Nam. Tuy nhiên, khó khăn lại dồn cả vào hơn 1km còn lại.
Cụ thể hiện có đến 950 hộ thuộc phường Yên Sở và Trần Phú (Hoàng Mai) chưa
nhận tiền đền bù. Nghiêm trọng hơn, ngay chân cầu hiện vẫn còn 5 hộ dân ở phường
Lĩnh Nam không chịu di dời mà tiếp tục đòi quyền lợi. Ban dự án đề nghị cưỡng chế để
thi công nút nhưng UBND quận Hoàng Mai chưa đồng ý đề nghị này. Ngoài 5 hộ dân
trên, phường Lĩnh Nam còn có 19 hộ thuộc diện di dời nhưng còn chờ chính sách.
Lớp Địa Môi trường K49
12
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
Sở dĩ công tác di dời giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn là do không có sự
thỏa thuận từ hai bên, ý kiến cộng đồng không có sự liên kết với chủ thầu nên người dân
còn nhiều phàn nàn về tiền đền bù không thỏa đáng, chính sách đền bù không phù hợp.
Hình 4. Nhà dân dưới cầu Thanh Trì bị rạn nứt
+ Ý kiến một số hộ gia đình
Ý kiến bác Nguyễn Văn Hải và bác Lưu Thị Mát:
- Dự án giải phóng không trả đủ đất theo diện tích ban đầu.
- Đền bù không thỏa đáng, giá đất quy định nhà nước là 8 triệu/m
2
, giá đất ngoài
thị trường là 24triệu/m
2
, nhưng dự án chỉ trả 6.4 triệu/ m
2
, Ban dự án đền bù bằng trả đất
dân cư lui vào bên trong khoảng 1km với giá đất 4 triệu/m
2
- Các hộ dân cư được đền bù không công bằng có nhà ít người nhiều đất nhưng hộ
tách sổ đỏ để chia hộ, có nhà nhiều người ít đất nhưng chỉ gộp thành một sổ….thật sự
gây khó khăn cho dân.
- Ban dự án đã ép dân cưỡng chế không để cho dân có ý kiến đóng góp.
Theo cô Nguyễn Thị Mùi:
- Việc đền bù cho người dân qua phân cấp sản lượng (ruộng trong cùng một khu
nhưng họ chia thành nhiều khu vực với lí do ruộng thấp, ruộng cao thì giá đền bù khác
nhau)
- Nhìn chung do không có sự liên kết cộng đồng ngay từ đầu triển khai dự án nên
tiến độ thi công công trình còn nhiều nan giải làm tốc độ thi công chậm chạp so với tiến
độ dự trù gây nhiều tác động xấu đến môi trường kinh tế - xã hội của vùng.
Lớp Địa Môi trường K49
13
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Mất đất làm người dân khu vực mất nơi cư trú, các hệ thống công đồng và dịch
vụ kèm theo. Hết kế sinh nhai (mất mùa, mất đất…), mất tài sản khác, thất nghiệp, thu
nhập thấp, thay đổi giá cả, mất các phương tiện sản xuất, thu nhập và khủng hoảng hay
giao thời về kinh tế nhiều khi làm cho người dân mất phương hướng làm đời sống xã
hội của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều nhà dân đang có vị trí thuận lợi để kinh doanh buôn bán do nằm trong khu
vực giải tỏa nên gây khó khăn.
- Tham nhũng, tệ nạn xã hội, mất ổn định về xã hội (Nhiều người dân có tiền hộ đã
lo lót để được chia hộ tăng tiền đền bù, khi nhận được tiền đền bù số tiền lớn nhiều nhà
chưa có hướng phát triển nên đã sử dụng tiền không hợp lí nhiều tệ nạn xã hội cũng phát
sinh từ đó.)
- Biến động về sử dụng đất, từ đất nông nghiệp có thể canh tác được nay đã bị bê
tông hóa gây mất quỹ đất nông nghiệp.
- Khu vực tái định cư không đảm bảo đúng các điều kiện(điện nước, đường xá chất
kượng thấp).
Khu tái định cư (TĐC) X2A, X2B thuộc dự án cầu Thanh Trì nằm ở phường Yên
Sở, quận Hoàng Mai (Hà Nội) rộng khoảng 15ha, với 600 hộ dân nhưng cho đến nay
mới chỉ có vài chục căn nhà được xây dựng. Lý do vì không có điện, nước nên người
dân rất khó khăn trong việc xây dựng.
Theo cô Hồng ở khu tái định cư X2A
“Chủ đầu tư đã cam kết với các hộ dân chúng tôi là đi sau khi bàn giao mặt
bằng, người dân sẽ có ngay điện và nước sạch để phục vụ cho việc xây dựng nhà ở. Thế
mà đến nay vẫn không thấy đâu, trong khi chúng tôi đã mất đất, mất nhà đang phải đi ở
thuê, ở nhờ người khác”
Theo các hộ dân, khi đến đây họ chỉ nhận mảnh đất đã được phân lô, xen kẽ
những con đường nhựa nội bộ, còn hạ tầng khác như điện, nước phục vụ cho việc xây
dựng và sinh hoạt hàng ngày người dân phải tự lo.
Lớp Địa Môi trường K49
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét