Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020": http://123doc.vn/document/1053346-qui-hoach-phat-trien-nganh-than-viet-nam-giai-doan-2006-2020.htm


Luận văn tốt nghiệp
2. Nội dung qui hoạch ngành
Trong thực tế nếu không có qui hoạch ngành sẽ phát triển tự phát
dẫn tới sự không hiệu quả. Phải có qui hoạch mới bám sát được thị trường
đảm bảo tổng cung bằng tổng cầu. Tuỳ đặc thù từng ngành mà trong mỗi
phần có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên khung cơ bản của
một bản qui hoạch cần tuân theo một số nội dung sau:
2.1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện, yếu tố cho phát triển là chỉ
ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành; đánh giá khả năng tác
động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành; đánh giá vai trò trong
hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. Phải đảm bảo đánh
giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ, tránh việc mô tả chung chung,
phải tập trung làm rõ các vấn đề sau: Phân tích sự tác động của các yếu tố,
nguồn lực đến phát triển ngành hiện tại và trong tương lai ( tác động gì? và
như thế nào? đến phát triển ngành); Mức độ cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập; Từ phân tích những yếu tố, nguồn lực phải thấy được các điều kiện
để có thể khai thác phát huy chúng trong tương lai. Nội dung cụ thể cần
đánh giá gồm:
a)Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân
Để xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ta có thể dựa
vào một số chỉ tiêu: tỷ lệ đóng góp GDP ngành trong nền kinh tế qua các
năm, tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành trên tổng vốn đầu tư của toàn xã
hội qua các năm, tỷ lệ thu hút lao động của ngành, tỷ lệ trang bị công nghệ
hiện đại cho ngành Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đưa ra nhận định
chung về tiềm năng và khả năng phát triển ngành ( nhanh, trung bình, yếu),
xác định vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế, vai trò thu hút lao động
của ngành, khả năng hiện đại hoá công nghệ ( tiên tiến, trung bình, lạc
hậu)
b) Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành
Những nhân tố đầu vào cho phát triển ngành gồm: điều kiện tự
nhiên, nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Cần đánh giá mức độ
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 5 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành. Từ đó
đưa ra được các kết luận cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
đến phát triển ngành (là thuận lợi hay khó khăn); khả năng cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất ngành ( bao gồm cả nguyên liệu từ khoáng sản và
nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp) là dồi dào hay khan hiếm; đánh giá
nguồn vốn đầu tư, lao động lành nghề cung cấp cho ngành là nhiều hay ít.
c) Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển
của ngành phải quan tâm đến những vấn đề: Ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành; quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về
ngành;khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động
của ngành trên phạm vi thế giới và khu vực; xếp hạng mức độ cạnh tranh
của sản phẩm. Từ đó rút ra được các nhận định cơ bản về tình hình phát
triển của ngành trên thế giới (nhanh/ chậm), xu thế phát triển của ngành
trên thế giới và khu vực( then chốt/ bình thường), tình hình cạnh tranh sản
phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành
trong tương lai là mạnh/ trung bình hay yếu.
d) Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác
Tổng hợp các phân tích trên để đưa ra những kết luận chính:
- Những thuận lợi, khó khăn của ngành ( cơ hội và thách thức).
- Hướng khai thác trong tương lai ( phát triển hay không phát triển).
2.2. Đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển ngành
Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển
ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như
khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh
thổ, đầu tư, lao động, công nghệ ; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được,
những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.
Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích
và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau:
- Đánh giá trình độ phát triển ngành trong tương quan với các ngành
cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 6 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản
phẩm trong nền kinh tế quốc dân.
- Rút ra bài học (những qui luật phát triển) của ngành trong thời gian
qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục
trong giai đoạn tới.
- Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ
đưa ra nhận xét về sự hợp lý hay chưa.
- Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch
phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương
hướng cần khắc phục và phát huy trong giai đoạn tới.
a) Đánh giá kết quả công tác qui hoạch phát triển ngành trong 5-10 năm
- Đánh giá qui mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu
tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho
ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện
tích, năng xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ tăng
trưởng của các sản phẩm chủ yếu, qua các năm. Từ đó đưa ra các kết luận
cơ bản về qui mô phát triển của ngành trong thời gian qua; mức độ phát
triển của ngành trong giai đoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là
tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định
sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ
tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả
nền kinh tế; cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm
hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích
kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó đưa ra các nhận định
chính về qui mô sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành,
so sánh cơ cấu qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành.
b) Đánh giá hiện trạng ngành
- Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học - công nghệ của
ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 7 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ
mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ
cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các
thế hệ công nghệ ( cũ/mới); tỷ lệ trang bị hiện đại/đơn vị sản phẩm; tỷ lệ
trang bị hiện đại/GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D)
của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện đại
hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công
nghệ cho ngành.
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành: Sử dụng các
chỉ tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo
các phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn
đầu tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo
nguồn cung cấp, trong nước- nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc
doanh ); suất đầu tư ( vốn đầu tư/ GTSX); khả năng thu hút nguồn vốn
đầu tư trong ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc phân
ngành. Để đưa ra được các kết luận về qui mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo
ngành, theo nguồn, hiệu quả đầu tư.
- Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình
độ và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động
trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao
động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua
đào tạo; công nhân/kĩ sư/thợ lành nghề ); năng suất lao động qua các năm;
thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng đào tạo
nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về tình hình lao
động cho phát triển ngành giai đoạn qua ( thiếu hay dư thừa), cơ cấu lao
động theo trình độ đào tạo đã hợp lý hay chưa, năng suất lao động là cao
hay thấp.
c) Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ
Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ
thông qua các số liệu thống kê về:
- Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng;
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 8 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
- GTSX ( GDP) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX
(GDP) ngành theo các vùng;
- Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ;
- Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng.
Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố
ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu
công nghiệp khu tập trung khai thác.
d) Tổng hợp đánh giá chung
Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta
đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác qui hoạch hiện tại
của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục.
Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó.
2.3.Luận chứng phương hướng phát triển
a) Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành
Quan điểm phát triển của ngành phải phù hợp với quan điểm phát
triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung quan điểm thể hiện sự lựa
chọn những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành, thể hiện quan điểm hội
nhập trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu sẽ tuỳ theo từng ngành để thể hiện được sự phát triển bền
vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã
hội và đảm bảo ổn định môi trường. Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu
số lượng về nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư,
của ngành.
b) Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển ngành
Trong nền kinh tế thị trường phát triển các nhân tố thị trường thường
xuyên vận động, gây ra những tác động lớn tới sự phát triển của ngành.
Nắm bắt các nhân tố tác động tới phát triển ngành một cách đầy đủ và
chính xác là điều kiện quan trọng để có được một bản qui hoạch khả thi.
Cần phân tích và dự báo đầy đủ các yếu tố thị trường có liên quan đến phát
triển ngành:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 9 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
- Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho
ngành: Nguyên nhiên vật liệu, vốn đầu tư, lao động, khả năng đổi mới khoa
học công nghệ của ngành
- Dự báo cầu thị trường về sản phẩm của ngành và năng lực cạnh
tranh của sản phẩm và dịch vụ của ngành.
c) Luận chứng về các phương án phát triển
Các phương án phát triển thể hiện khả năng phát triển của ngành
theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Cần đưa ra được 2-3
phương án để lựa chọn, các phương án được xây dựng đi liền với các điều
kiện ở mức độ thấp/ trung bình/ cao. Nội dung các phương án cần thể hiện
được:
- Nhịp độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu
- Xây dựng cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm;
- Nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động và
trình độ đào tạo.
Trên cơ sở những lập luận, phân tích về tính khả thi và hiệu quả sẽ
lựa chọn một phương án phát triển hợp lý để xây dựng qui hoạch.
2.4 Luận chứng về phương án qui hoạch ngành
Trên cơ sở các phân tích trên sẽ tiến hành xây dựng qui hoạch ngành.
Đây là sự thể hiện ý đồ bố trí các cơ sở sản xuất của ngành trên các vùng
lãnh thổ. Cần khai thác các yếu tố thuận lợi của các vùng cho phát triển
ngành (về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các
điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khả năng chuyên giao công nghệ của
ngành, ). Việc bố trí cần chú ý tới khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị
trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu đầu vào để tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả
kinh tế cao. Đồng thời cần đặc biệt chú ý tới tính chất liên vùng và tính
chất liên ngành (sự phối hợp giữa ngành và các ngành khác có liên quan
trên cùng một vùng lãnh thổ ). Từ đó tạo ra một mạng lưới các cơ sở sản
xuất của ngành hợp lý và hiệu quả. Luận chứng về phương án qui hoạch
ngành cần đưa ra được các kết luận chủ yếu sau:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 10 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo
các vùng ( cụ thể về danh mục cơ sở nào tiếp tục duy trì sản xuất, cơ sở nào
sẽ cải tạo nâng cao công suất, danh mục các cơ sở sản xuất mới sẽ xây
dựng trong thời gian qui hoạch, và cả các cơ sở sản xuất sẽ đóng cửa ngừng
sản xuất).
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành trong các khu công nghiệp.
- Danh mục các công trình then chốt quyết định lớn tới sự phát triển
của ngành.
- Danh mục các sản phẩm mũi nhọn của ngành và sẽ phát triển chúng
ở đâu.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu các sản phẩm chủ lực của ngành theo vùng.
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của ngành.
2.5. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch
Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục
tiêu của qui hoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các
giải pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ. Không nêu dàn trải các
giải pháp mà tìm những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện qui hoạch,
không nêu chung chung mà cần có tính toán cụ thể khả năng thực hiện các
giải pháp đó. Phải đưa ra được tiến độ thực hiện cho các thời kì qui hoạch
và đề xuất những chương trình lớn, những dự án kêu gọi đầu tư xây dựng.
Cụ thể đối với những giải pháp về vốn đầu tư cần phải nêu rõ nhu
cầu về vốn đầu tư. Xác định khả năng huy động vốn: Từ nguồn vốn trung
ương, vốn địa phương, vốn doanh nghiệp,vốn huy động trong dân, vốn huy
động từ nước ngoài. Cần tính toán cơ cấu vốn hợp lý và các giải pháp huy
động để đáp ứng yêu cầu;
Các giải pháp về chính sách, cơ chế cần chú trọng đến các cơ chế tổ
chức sản xuất có hiệu quả;
Giải pháp về khoa học công nghệ cần nêu rõ những yêu cầu và biện
pháp trang bị, đổi mới công nghệ hiện đại;
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 11 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
Cần nêu rõ nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực và khả
năng đáp ứng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn qui hoạch đồng thời gắn
với xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại khu vực sản xuất và khuyến
khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo;
Đối với danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức
thực hiện, qui hoạch phải xác định được danh mục các dự án đầu tư dài hạn
và xây dựng những dự án ưu tiên, cần thiết cho những giai đoạn 1 đến 5
năm trước mắt.
Về tổ chức thực hiện, qui hoạch phải được thông báo cho các cấp địa
phương và công khai cho người dân được biết về các nội dung của qui
hoạch khi mà qui hoạch được phê duyệt. Phải phân tích trách nhiệm giữa
các cấp ngành liên quan như bộ chủ quản, các ngành liên quan, các tổ chức
quốc tế khác trong việc thực hiện qui hoạch. Phải xây dựng được cơ chế
điều hành phối hợp giữa các cấp. Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát
thực hiện qui hoạch
2.5. Phần phụ lục
Đây là phần cuối cùng bao gồm hệ thống các bảng biểu số liệu và
biều đồ miêu tả hiện trạng phát triển ngành và dự báo khả năng phát triển
ngành trong thời kì qui hoạch. Ngoài ra có thể có các phụ biểu về hiệu quả
đầu tư, tính cạnh tranh của ngành.
II. Sự cần thiết phải lập qui hoạch phát triển ngành than
1. Sơ lược về lịch sử ngành than
Công tác khai thác mỏ than nước ta đã được bắt đầu cách đây 168
năm. Dưới triều Minh Mệnh, tháng 12- 1839, Tổng đốc An Hải là Tôn Thất
Bật đã dâng sớ xin triều đình cho thuê dân công lập công trường để khai
thác than ở núi An Lăng (xã An Thọ, huyên Đông Triều). Thời đó nghề đào
than hết sức đơn sơ, chỉ lấy than ở điểm lộ.
Công tác đi tìm mỏ được người Pháp quan tâm và tiến hành đầu tiên
ở Bắc Kì vào những năm 1881-1883. Đến cuối năm 1888 toàn bộ khu mỏ
Quảng Ninh đã trở thành thuộc địa của Pháp và được phân chia cho các tập
đoàn tư bản Pháp khai thác. Cuối năm 1906 ở vùng thượng du Bắc Kì
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 12 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
nhiều điểm than được phát hiện và tổ chức khai thác như Đồng Đỏ ( Hà
Tĩnh), Khe Bố ( Nghệ An), Làng Cẩm, Quán Triều ( Thai Nguyên), Từ
đây công nghiệp khai thác than ra đời, đây là ngành công nghiệp ra đời sớm
nhất và phát triển nhanh nhất. Những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh các
công ty khai thác than của Pháp, một số nhà tư bản Việt Nam cũng đã đầu
tư khai thác mỏ như: Bạch Thái Bưởi, Pham Kim Bảng, Nguyễn Hữu
Thu,
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ngành khai thác than chia
làm 2 vùng: ở vùng tự do, công tác khai thác than và quản lý mỏ do Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam quản lý; Trong vùng bị tạm chiếm Công ty
SFCT khôi phục và mở rộng khai thác. Khi vùng Quảng Ninh được hoàn
toàn giải phóng, căn cứ theo Hiệp định đã kí kết với công ty Than Bắc Kì
của Pháp thì công ty này nhượng lại tất cả máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật
tư dự trữ cho Việt Nam và Chính phủ trả dần hàng năm cho Pháp bằng
than.
Khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, 5-8-1964, Vùng
mỏ bị đế quốc Mĩ tấn công ác liệt, cán bộ và công nhân vùng mỏ quyết tâm
sản xuất tha thời chiến, tổ chức sơ tán thiết bị máy móc, vừa sản xuất , vừa
chiến đấu. Thợ mỏ bắn rơi nhiều máy bay Mĩ, binh đoàn than và Tây
Nguyên được thành lập. Thời kì 1965-1974 ngành than đã sản xuất được
29,7 triệu tấn than. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sản lượng than
tăng dần, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giữ vai trò
then chốt trong việc đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Bước vào thời
kì đổi mới, nhất là sự ra đời của Tổng công ty Than Việt Nam (10-10-
1994), cán bộ công nhân viên ngành than đã mạnh dạn thay đổi tư duy kinh
tế.
Trải qua lịch sử khai thác hơn 100 năm từ thời thuộc Pháp, sau
những năm hoà bình lập lại, trong qua trình khôi phục và phát triển kinh tế,
việc khôi phục khai thác than tại Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng.
Việc tổ chức lực lượng kĩ thuật trong đó lực lượng thiết kế và tư vấn kinh
tế là một biện pháp xây dựng và phát triển ngành than.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 13 Lớp: Kế hoạch 45B
Luận văn tốt nghiệp
2.Vai trò của ngành than
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của toàn thế giới, Việt
Nam cũng đang có những biến chuyển to lớn. Với sự kiện ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công hội nghị ASEAM năm
2006 Việt Nam đã chứng tỏ với thế giới con đường đi mở cửa, thông
thoáng của mình. Chúng ta đã trở thành một thành viên phát triển không
tách rời nền kinh tế thế giới. Đây thực sự là một bước đi đúng đắn, nó thể
hiện ở sự đổi mới đang diễn ra hàng ngày từ mọi góc cạnh, diện mạo của
nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao vào loại nhất nhì thế giới. Chúng ta
đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh để đi lên một nước công nông
nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn này công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển
nhanh hơn nông nghiệp. Sự phát triển công nghiệp với tốc độ cao đòi hỏi
tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hiện nay sự khan hiếm năng lượng, cạn kiệt
tài nguyên là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Các nguồn
năng lượng sạch đã được đầu tư nghiên cứu và khai thác nhưng sản lượng
còn nhỏ không thể nào thay thế được những nguồn năng lượng truyền
thống. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng ta chưa có điều kiện ( cả về vốn và kĩ
thuật) để khai thác sử dụng những nguồn năng lượng này. Trong điều kiện
như vậy thì những nguồn năng lượng truyền thống: than, dầu khí, thuỷ điện
đóng vai trò chủ chốt quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam là
một nước nhiệt đới sự phân hoá thời tiết thành hai mùa mưa và khô rất rõ
rệt nên nguồn thuỷ điện cung cấp là không ổn định. Thêm vào đó là sự tăng
trưởng nóng của nền kinh tế đòi hỏi năng lượng cao phục vụ cho sinh hoạt
và sản xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu than
(ngành điện, ngành sản xuất xi măng, ngành công nghiệp hoá chất, ).
Chính vì vậy vai trò của ngành than càng trở nên quan trọng hơn đối với sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam có may mắn là một trong những nước được thiên nhiên ưu
đãi có trữ lượng than lớn và chất lượng tương đối tốt. Ngành công nghiệp
khai thác than đã có lịch sử hơn 100 năm phát triển, ngày nay đã được đầu
tư hơn về kĩ thuật và vốn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đóng góp đáng kể
vào GDP cả nước.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải 14 Lớp: Kế hoạch 45B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét