Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

LuatGiaoDuc2005


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "LuatGiaoDuc2005": http://123doc.vn/document/555943-luatgiaoduc2005.htm


Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống
văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công,
phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở
giáo dục.
Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo
đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và
trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn
vinh nghề dạy học.
Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành các hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất
đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo
đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực
hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo
dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước
và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công
bố công khai để xã hội biết và giám sát.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định
chất lượng giáo dục.
Điều 18. Nghiên cứu khoa học
1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên
cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa
học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò
trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.
2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế ư xã hội.
3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến
khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng
trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở
giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị ư xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia
rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm
lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào
các tệ nạn xã hội.
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Chương II
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Mục 1. Giáo dục mầm non
Điều 21. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào học lớp một.
Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý
của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển
cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông,
bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật
thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt
động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động
viên, khích lệ.
Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể
hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định
việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi
mầm non.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non
trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm
non.
Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;
2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;
3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Mục 2. Giáo dục phổ thông
Điều 26. Giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông bao gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm.
Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp
chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là
mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến
lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,
có tuổi là mười lăm tuổi.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước
tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối
với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế ư xã hội khó khăn, học sinh người
dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực
và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo
theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp
học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc
thiểu số trước khi vào học lớp một.
Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng
lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,
hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự
nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán;
có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa,
âm nhạc, mỹ thuật.
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu
học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt,
toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp
luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng
nghiệp.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở
trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu
nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho
mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực,
đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh.
Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy
định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ
thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông,
duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy,
học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc
gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;
5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp ư hướng nghiệp.
Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận
trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì
được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Mục 3
Giáo dục nghề nghiệp
Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người
có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ
một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao
động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ư xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực
hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng
dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng
lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề
nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu
cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.
2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành
với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển
nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp
1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp,
phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi
môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu
liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về
chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo
trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các
môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành,
nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác
định chương trình đào tạo của trường mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm
định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình
độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học
và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu
cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác
định chương trình dạy nghề của cơ sở mình.
2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức,
kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề,
trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo
dục nghề nghiệp.
Giáo trình giáo dục nghề nghiệp do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm
dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập
chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng
thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập.
Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trường trung cấp chuyên nghiệp;
b) Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy
nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng
nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được
Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
2. Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu
thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
3. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều kiện theo
quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và
nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp
nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện
theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự
thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao
đẳng nghề.
Mục 4
Giáo dục đại học
Điều 38. Giáo dục đại học
Giáo dục đại học bao gồm:
1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành
nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt
nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt
nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành
nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt
nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt
nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;
3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp đại học;
4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong
trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình
độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp
tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng
thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có
kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết
những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về
thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải
quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực
hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn
đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động
chuyên môn.
Điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học
1. Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu
hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến
thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác ư Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình
độ chung của khu vực và thế giới.
Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa
học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản
và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học
cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc
khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.
Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao
những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ
năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên
ngành của mình.
Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao
kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên môn; có đủ năng lực tiến
hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên
môn.
2. Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi
dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư
duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia
nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình
thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực
thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen
nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những
vấn đề chuyên môn.
Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
1. Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương
pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn
học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông
với các chương trình giáo dục khác.
Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo
dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho
từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét