Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần nhựa Hà Nội

Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần nhựa
Hà Nội
1.1Thông tin chung
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội
Tên giao dịch: HANOI PLASTICS COMPANY
Tên viết tắt: HPC
5
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Loại hình doanh nghiêp : Doanh nghiệp nhà nước địa phương
Vốn điều lệ: 65.000.000.000 đồng
Giấy phép ĐKKD số: 0104000230 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
ngày 27/9/2005
Địa chỉ : Tổ 19, Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - Hà Nội
Điện thoại : 04-38756885
Fax : 04-38756884
Website : http://hanoiplastics.com
Email : hpc1@hn.vnn.vn
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần nhựa Hà Nội trực thuộc UBND thành phố Hà
Nội,công ty có trụ sở đặt tại phường Phúc Lợi – quận Long Biên – Hà Nội.
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp nhựa Lợi Thành được thành lập
tháng 10/1959 đến ngày 24/01/1972, xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp nhựa
Hà Nội theo quyết định số 126/UB-CN của UBND TP Hà Nội.
Ngày 10/08/1993 ,thực hiện theo quyết định số 2977/QĐ-UB, Xí
nghiệp nhựa Hà Nội được đổi tên thành Công ty nhựa Hà Nội trực thuộc Sở
Công Nghiệp Hà Nội. Từ ngày 01/9/2005 UBND TP Hà Nội quyết định
chuyển Công ty nhựa Hà Nội trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội thành Công
ty TNHH Nhà nước một thành viên nhựa Hà Nội trực thuộc UBND thành phố
HÀ NỘI.
6
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Thực hiện chủ trương của UBND TP Hà Nội về việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước ,Công ty TNHH Nhà nước một thành viên nhựa Hà
Nội đã tiến hành cổ phần hóa. Đến tháng 11/2008 công ty đã chính thức hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần.
Từ đó đến nay công ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tên
gọi là CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI và có trụ sở tại phường Phúc
Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội .
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI là một doanh nghiệp 81,7%
vốn của nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài
chính, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng.
Khi mới thành lập do cơ chế thị trường bao cấp, công ty chuyên sản
xuất, gia công các loại sản phẩm phục phụ nhu cầu tiêu dùng và xuất sang
các thị trường dễ tính như khối XHCN. Khi đó máy móc chủ yếu là thủ công
tự chế tạo và một số máy ép phun do các nước XHCN cung cấp. Việc chế tạo
khuôn màu lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào thiết bị thủ công, sử dụng máy cắt
gọt thông thường và phụ thuộc vào bàn tay người thợ.
Từ năm 1995, công ty dần thay thế từng bước về chất lượng, đầu tư
phát triển mặt hàng phục phụ sản xuất công nghiệp và bắt đầu đột phá từ
khâu đầu tư thiết bị, công cụ chế tạo khuôn màu nhằm cạnh tranh trong công
nghệ sản xuất nhựa thu hút nhu cầu nội địa hóa.
Nhờ các nỗ lực trên, cho đến nay công ty cổ phần nhựa Hà Nội đã có
vị thế ,uy tín nhất định trong nghành công nghiệp nhựa, đặc biệt trong lĩnh
vực sản xuất nhựa cao cấp sử dụng vật liệu kỹ thuật. Công ty đã tạo được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường trong nước, là bạn hàng tin cậy của các hãng
nổi tiếng như : HONDA,YAMAHA,FORD,VMEF,YAZAKI…Tháng
7
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
6/2005, hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QUACERT
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp
- Các chi tiết phụ tùng xe máy, ôtô
- Nội địa hóa và xuất khẩu của các liên doanh nước ngoài ở Việt nam
- Các chi tiết phụ tùng đường ống PVC xuất khẩu sang Nhật bản
- Các thiết bị vệ sinh và nội thất phòng tắm bằng nhựa thông dụng và cao
cấp
- Các phụ tùng bàn ghế văn phòng, dụng cụ văn phòng.
1.4: Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng chính:
Công ty cổ phần nhựa Hà Nội có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm nhựa công nghiệp và đồ gia dụng với công nghệ chính là công nghệ ép
phun.
Nhiệm vụ của công ty:
Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm theo đúng đăng ký kinh doanh đã đăng ký.
-Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
-Chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội và cổ đông về kết quả kinh
doanh.
8
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
-Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng
và điều kiện của công ty.
-Thực hiên đóng BHXH,BHYT cho người lao động theo quy định của Nhà
nước.
-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật
lao động. Hàng năm công ty có trách nhiệm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm để trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
-Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng an ninh, văn hóa , trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường.
-Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê
theo quy định của pháp luật.
-Chịu sự giám sát và kiểm tra của UBND TP Hà Nội, ban kiểm soát của công
ty, chấp hành các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
-Xây dựng và đăng ký với UBND TP Hà Nội kế hoạch lao động, định mức
lao động, quy chế tuyển dụng lao động, quy chế phân phối tiền lương, tiền
thưởng, quy chế nâng bậc, nâng nghạch lương, tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ viên chức theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
-Xây dựng và trình Hội đồng quản trị công ty phê duyệt quỹ lương của Chủ
tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, đoàn thể hưởng
lương chuyên trách theo quy định .
-Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
9
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần nhựa Hà Nội
2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần nhựa Hà Nội
10
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
( nguồn:phòng tài vụ của công ty cổ phần nhựa Hà Nội )
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo :
Quan hệ tương hỗ:
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần nhựa Hà Nội được xây
dựng trên mô hình chủ đạo là mô hình trực tuyến.Qua đây ta có thể thấy
được công ty áp dụng rất tốt song bên cạnh đó công ty còn sử dụng thêm mô
hình chức năng để các phòng ban có thể tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Tổng số lao động của công ty cổ phần nhựa Hà Nội tính tới thời điểm
cuối năm 2010 là 1500 lao động với trình độ chuyên môn cao.
11
Phòng
tchc
Phòng
bảo vệ
Phòng
tài vụ
Phòng
kcs
Phòng
kt
thiết
kế
Phòng
kt cơ
điện
Phòng
khsx
Phòng
kt
công
nghệ
Phân xưởng cơ khí Phân xưởng xử lý
nguyên vật liệu
Phân xưởng công
nghệ
Phó tổng giám đốc
kinh doanh
Kế toán trưởng
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Nguyễn Hữu Vạn và Tổng giám đốc
công ty Ông Bùi Thanh Nam là những người lãnh đạo chủ chốt đã giúp công
ty gặt hái được rất nhiều thành tựu trong suốt các năm vừa qua.
Với 40% lao động có trình độ đại học và trên đại học, 30% lao động
có trình độ cao đẳng, 20% lao động trình độ trung cấp và 10% thuộc lao
động phổ thông, tình hình nhân sự của HPC tương đối mạnh, đây là yếu tố
quan trọng giúp công ty giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Bảng 1: Thống kê nhân sự của công ty CP Nhựa Hà Nội:
ĐVT : Người
Trình độ học vấn Lao động
quản lý
Lao động
phục vụ,
hỗ trợ.
Khối sản
xuất
Tổng
Trên đại học – đại học 150 180 270 600
Cao đẳng 50 100 300 450
Trung cấp công nhân kỹ
thuật
60 90 150 300
12
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lao động phổ thông 10 30 110 150
Tổng 270 400 830 1500
( nguồn: phòng tổ chức hành chính của công ty cổ phần nhựa Hà Nội )
Với các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc
lợi, tiền thưởng, tuyển dụng và đào tạo hợp lý, linh hoạt công ty đã tạo nên
ấn tượng, niềm tin rất lớn đối với người lao động thuộc công ty và thu hút
được rất nhiều nguồn nhân lực mong muốn được làm việc cho công ty, tạo
lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty.
2.2: Ch ứ c năng , nhiệm vụ ,quyền hạn của từng bộ phận
Tổng giám đốc : là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty dưới sự giảm sát của ban kiểm soát,chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc thực hiện các quy định và nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho tổng giám đốc điều hành
một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về
nhiệm vụ được giao.
+ Các phòng ban chuyên môn,nghiệp vụ công ty có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành
theo chức năng nhiệm vụ phân công được giao, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và tổng giám đốc về việc thực hiện chuyên môn được giao.
 Phòng kỹ thuật cơ điện :
- Thực hiện công tác sửa chữa,bảo dưỡng và quản lý máy móc thiết bị toàn
công ty.
13
Chuyên đề thực tập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
- Quản lý và lên kế hoạch kiểm tra, kiểm định, gia hạn sử dụng các thiết bị
theo yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động, sản xuất.
 Phòng kế hoạch sản xuất:
- Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực định hướng và phát triển kế
hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.
- Thường xuyên theo dõi nắm vững pháp luật, chế độ chính sách hiện hành
của Nhà nước về xuất nhập khẩu, để tiến hành mua vật tư và sản xuất các sản
phẩm đạt hiệu quả kinh tế.
- Nắm vững kế hoạch và khả năng sản xuất của công ty, tình hình giá cả,
nhu cầu biến động của thị trường để tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất
quý, tháng đảm bảo đồng bộ, đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.
 Phòng tài vụ:
- Tham mưu cho tổng giám đốc về mặt tài chính, hạch toán kinh tế toàn
công ty.
- Tổ chức và triển khai lệnh kế toán thống kê, quản lý chặt chẽ các khoản
doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Tổ chức lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, biểu kế toán theo quy định
hiện hành.
 Phòng KCS:
- Kiểm tra chất lượng theo hệ thống.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét