LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội": http://123doc.vn/document/1049196-day-manh-tieu-thu-san-pham-snack-cua-cong-ty-co-phan-che-bien-thuc-pham-kinh-do-mien-bac-tren-thi-truong-ha-noi.htm
Huyền
Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối bao phủ trên 28 tỉnh thành phố phía
Bắc và trên 50 nhà phân phối kết hợp với hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ cùng chuỗi siêu
thị của công ty chiếm 30% thị phần miền Bắc
Quy mô:
- Tổng diện tích nhà xưởng: 12ha.
- Tổng số lao động: 2000 người.
- Thu nhập bình quân: 2.500.000 đồng/ tháng.
- Vốn điều lệ: Tại ngày thành lập là 10.000.000.000 đồng, được chia thành
100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần do Công ty TNHH Xây dựng và
chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng lập khác là thể nhân góp. Trong đó
công ty Kinh Đô chiếm 60% vốn góp tại thời điểm thành lập.
- Trang thiết bị vật tư: Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào
năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên
thị trường. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc
nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu, lập kế
hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa
và hướng tới phát triển thị trường xuất khẩu, công nghệ và tất cả các dây chuyền sản
xuất do Công ty đầu tư đều là loại hiện đại nhất.
- Tổng nguyên giá TSCĐ 31/12/2003 : 64.222.052.626 đồng
- Giá trị còn lại của TSCĐ 31/12/2003 : 58.714.004.651 đồng
1.1.2. Quá trình phát triển
Ngày 28/01/2000: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc được
thành lập.
Ngày 01/09/2001: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc đi vào
hoạt động.
Ngày 15/12/2004: Niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Nơi niêm yết: Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM – HSTC
- Mã chứng khoán: NKD
- Ngành công nghiệp: Thực phẩm/ Thức uống/ Bánh kẹo
- Tổng số cổ phần: 5.000.000 cổ phần.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Thời gian hoạt động: Vô hạn, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động trước
thời hạn theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của Công ty.
Sự gia tăng và phát triển về nguồn vốn: Vốn điều lệ tại ngày thành lập là
10.000.000.000 đồng, được chia thành 100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ
phần do Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng
lập khác là thể nhân góp. Nhưng sau đó số vốn điều lệ của công ty đã không ngừng gia
tăng. Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô vẫn nắm giữ lượng cổ
phiếu áp đảo: 60% vốn điều lệ với tổng mệnh giá 6.000.000.000 VNĐ.
Bảng 1.1 : Thông tin chi tiết từng lần tăng vốn của Công ty cụ thể
Vốn điều lệ
(đồng)
Số lượng cổ
phần phát
hành thêm
Hình thức phát hành
Giá bán
(đồng)
Cổ đông
hiện
hữu
mua
Nhà đầu
tư bên
ngoài
mua
10.000.000.000 100.000 Sáng lập 100.000 100% 0%
13.000.000.000 30.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
23.700.000.000 107.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
28.440.000.000 47.400 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
35.715.000.000 72.750 Nhà đầu tư bên ngoài Đấu giá 0% 100%
50.000.000.000 142.850 Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Tỷ lệ
10:4
100% 0%
( Nguồn: Bản cáo bạch của NKD)
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Bảng 1.2: Cơ cấu sở hữu cụ thể
Cổ đông sáng lập Tổng mệnh giá %Vốn điều lệ Loại cổ phần
CTy TNHH Xây dựng và
CB thực phẩm Kinh Đô
6.000.000.000 60,00% CP phổ thông
Vương Ngọc Xiềm 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông
Vương Bửu Linh 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông
Trần Vinh Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Trần Quốc Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Bùi Thanh Tùng 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Trịnh Hiếu Từ 500.000.000 5,00% CP phổ thông
(Nguồn : Bản cáo bạch của công ty)
Đến cuối tháng 09/2004: Vốn điều lệ của Kinh Đô miền Bắc là 50.000.000.000
đồng và được chia thành 5.000.000 cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Cơ cấu
sở hữu cụ thể như sau:
- Cổ đông bên ngoài doanh nghiệp:
+ Số lượng cổ đông: 168 người.
+ Sở hữu: 1.803.356 cổ phần, chiếm 36,07 % Vốn điều lệ.
- Cổ đông trong doanh nghiệp:
+ Số lượng cổ đông : 07 người.
+ Sở hữu: 3.196.644 cổ phần, chiếm 63,93 % Vốn điều lệ.
Tháng 05/2004: Mua cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và hợp tác quốc tế
Hà Nội (HTIC).
Năm 2005: Diễn ra các hoạt động chính sau:
Ngày 19/12/2005: Công ty đã chính thức niêm yết bổ sung 2.000.000 cổ phần trên thị
trường chứng khoán nâng mức vốn điều lệ tăng lên 70.000.000.000 đồng và đến hết
ngày 31/12/2006 Công ty có mức vốn điều lệ là 83.999.970.000 đồng.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Tham gia góp vốn 44.1 tỉ đồng (chiếm 49%) liên doanh xây dựng cao ốc tại Hà
Nội.
- Góp vốn: 7,5 tỉ đồng (chiếm 15%) thành lập công ty Tribeco-miền bắc
- Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cracker: 30 tỉ đồng (100%).
- Đầu tư 04 cửa hàng Bakery mới: 2 tỉ đồng.
- Đầu tư dây chuyền Bun mới: 2,6 tỉ đồng.
- Đầu tư sửa chữa MMTB, nhà xưởng, văn phòng: 3 tỉ đồng.
- Phát triển thêm 11 sản phẩm mới và 2 nhóm bánh :
Hoàn thành lắp đặt và đưa vào sản xuất 1 chuyền bánh Layercake và Swissroll
mới. hiện tại đã đi vào sản xuất ổn định.
+ Nhóm bánh công nghiệp : Đã phát triển thêm 2 loại nhân khoai môn và
Sandwich lát
+ Nhóm bánh Bakery : Đã phát triển thêm được 09 loại sản phẩm phục vụ cho
khách hàng thông qua hệ thống Bakery.
Năm 2007: Kinh Đô miền bắc có những bước tiến:
- Ngày 25/05/2007: Công ty đã tiến hành lễ động thổ khởi công xây dựng nhà
máy TriBeco Miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m
2
.
Dự án này đã nâng tổng số nhà máy thuộc hệ thống Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công
ty thành viên.
- Ngày 31/05/2007, Công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ nguồn lợi nhuận giữ
lại chưa phân phối và các Quỹ của Công ty nâng tổng Vốn Điều lệ từ 84 tỷ đồng lên
107,9 tỷ đồng.
- Ngày 18/12/2007 vừa qua, Công ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã chính
thức khai trương Bakery Kinh Đô thứ 7 tại địa chỉ 41 Lạc Long Quân. Trong tháng 11,
Kinh Đô Miền Bắc cũng đã đồng loạt khai trương 2 Kinh Đô Bakery tại địa chỉ 27
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hàng Lược và 183A Phố Lò Đúc. Nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống Kinh Đô
Bakery của công ty lên 9 cửa hàng.
- Tính đến 31/12/2007 là: 1.815 người tăng 21% so với năm 2006.
Năm 2008:
- Công ty thiết lập thêm 2 nhà phân phối, nâng tổng số nhà phân phối tại miền
Bắc lên 51.
- Tính đến ngày 31/12/2008 : Tổng số cán bộ nhân viên của công ty là: 1.840
người tăng 1% so với 2007.
- Công ty đã nghiên cứu phát triển 49 sản phẩm mới trong đó tập trung chủ yếu
vào các sản phẩm tiêu thụ hệ thống Bakery.
- Tháng 8/2008: Chính thức triển khai dự án SAP theo kế hoạch triển khai khai
thác phần mền hàng đầu thế giới trong quản lý đưa vào ứng dụng.
- Mở thêm 2 Bakery mới ở Long Biên và Cầu Giấy.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 12/6/1999.
Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên
quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông
Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ các hoạt động
của Công ty.
Hệ thống tổ chức của công ty theo kiểu ma trận. Hệ thống tổ chức kiểu ma trận
cho phép làm việc trực tiếp giữa bộ phận đối tượng và chức năng; mỗi bộ phận đối
tượng và phòng chức năng đều có quyền ra mệnh lệnh về các vấn đề có liên quan. Hệ
thống này đơn giản hóa cơ cấu tổ chức và rất thích nghi với điều kiện môi trường kinh
doanh không ổn định như Công ty cổ phần Kinh Đô.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm
Kinh Đô miền Bắc
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức đúng theo mô hình công ty cổ phần,
bao gồm:
• Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội
đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng Quản
trị và Ban Kiểm soát.
• Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty
giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công ty, được
Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
BUN
BUN
CAKE
CAKE
SNACK
SNACK
FIRST PIE
FIRST PIE
CANDY
CANDY
BAKERY
BAKERY
COOKIES-CRACKER
COOKIES-CRACKER
MAR
BUSINESS
BUSINESS
SALES
PRODUCTION
PRODUCTION
RD,QA FACTS
MAINT
SUPPORT
SUPPORT
OM AD,HR,IT
ACCOUNT
EXCUTIVE MANAGEMENT COMMITTEE
EXCUTIVE MANAGEMENT COMMITTEE
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, có
toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của
các cổ đông và tương lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
• Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm
và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành. Ban
Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về
những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.
• Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số
Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng
Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội
đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.
• Khối kinh doanh
Gồm 3 bộ phận: Sale, marketing, hệ thống Bakery.
- Phòng Sale có nhiệm vụ: chuyên bán hàng, liên kết, giám sát và duy trì mối
quan hệ với các nhà phân phối, tìm hiểu khả năng mở rộng thị trường.
- Phòng Marketing có nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng, xây dựng và thực hiện chiến dịch tung sản phẩm mới ra thị trường,
tiến hành các chương trình khuyến mại.
- Các Bakery như một kênh bán lẻ của Công ty, tại các địa điểm này có tất cả các
sản phẩm hiện có của Kinh Đô với mục đích là giới thiệu hình ảnh, đại diện của công
ty về trưng bày sản phẩm.
• Khối phục vụ hỗ trợ
Có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, sản xuất của công ty.
Khối phục vụ hỗ trợ có 5 bộ phận: Phòng quản lý đơn hàng, phòng IT, phòng phát triển
nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán. Khối phục vụ hỗ
trợ có nhiệm vụ:
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Phòng quản lý đơn hàng có nhiệm vụ: Lập kế hoạch kinh doanh. Tiếp nhận
nhu cầu sản lượng từ khối kinh doanh. Xem xét lượng hàng tồn kho, để ra kế hoạch sản
xuất mới. Đồng thời, có vai trò điều phối cho phòng cung ứng vật tư. Ngoài ra phòng
quản lý đơn hàng còn đảm bảo kho bãi, bảo quản hàng hóa.
- Phòng IT có nhiệm vụ: Hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin trong
công ty, xây dựng website cho công ty.
- Phòng phát triển nguồn nhân lực có nhiệm vụ: Thu hút, tuyển dụng, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực. Thực hiên các chính sách đãi ngộ và chế độ thù lao thỏa đáng.
- Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ: Quản lý sự vụ, các thủ tục hành
chính, có chức năng kiểm soát các hoạt động hành chính trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: Theo dõi giám sát các hoạt động tài
chính của công ty, phân tích, lập báo cáo, giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định
đúng đắn.
• Khối sản xuất
Có nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất của Công ty. Khối bao
gồm 4 bộ phận: Phòng R&D, phân xưởng sản xuất, phòng QC, cơ khí bảo trì. Trong đó:
- Phòng R&D có nhiệm vụ chính: Nghiên cứu sản phẩm hiện tại và chế biến
ra những loại sản phẩm mới. Xem xét những đặc điểm của nguyên vật liệu, công nghệ.
- Phân xưởng sản xuất có 4 phân xưởng chính sản xuất các sản phẩm mang
tính hỗ trợ nhau trong quá trình tận dụng nguyên vật liệu và dây chuyền công nghệ.
Sản xuất thử các mẫu sản phẩm mới của phòng R&D để phòng Marketing tung sản
phẩm ra thị trường cho phòng Sale bán và đánh giá kết quả.
- Phòng QC là phòng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng từng công đoạn, xem
xét các phân xưởng thực hiện các tiêu chuẩn đặt ra đặc biệt là những tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Phòng cơ khí bảo trì: Theo dõi các thiết bị máy móc kĩ thuật. Kiểm tra
thường xuyên các thiết bị máy móc này hạn chế hư hỏng. Nếu xảy ra hư hỏng thì tiến
hành thay mới hoặc sửa chữa.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
1.3. Các thành tựu đã đạt được
1.3.1. Thành tựu trong kinh doanh
Doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm. Tỉ lệ tăng trưởng bình quân từ
25 - 30%/năm.
Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu cao mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng
do đặc thù của ngành là chế biến thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và những
nỗ lực riêng nên công ty vẫn có được tỉ lệ tăng trưởng tốt. Có được thành tích này là do
công ty đã không ngừng cải tiến kĩ thuật, nhập thêm nhiều loại máy móc, thiết bị hiện
đại. Ứng dụng những quy trình sản xuất mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những sản phẩm mới ra đời có mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự gia tăng các điểm bán lẻ và hệ thống phân phối đã làm tăng doanh thu một
cách đáng kể ( 22%).
Biểu đồ 1.1: Doanh thu các năm và kế hoạch năm 2009, 2010
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Tỉ lệ lợi nhuận của Công ty tăng bình quân 30%/năm. Tỉ lệ này duy trì từ năm
2002 đến năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do việc hợp lí hóa trong công tác quản lý,
tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm tăng cường đẩy mạnh thị trường xuất khẩu
sang các nước đặc biệt là thị trường Lào và chú trọng mở rộng thị trường nội địa các
tỉnh phía Bắc.
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận các năm và kế hoạch năm 2009, 2010
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tuy doanh thu của năm 2008 đạt tiêu chuẩn để ra nhưng mức lợi nhuận của
Công ty chỉ đạt 1 tỷ đồng. Năm 2008, là một năm khó khăn chung của toàn nền kinh tế.
Những tháng đầu năm, Công ty phải đối mặt với tình hình lạm phát, nguyên vật liệu và
chi phí đầu vào tăng cao đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Những tháng
tiếp theo công ty phải đối phó với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sức mua tại thị trường nội địa giảm mạnh và đặc
biệt là ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Thị trường
chứng khoán của Việt Nam tuột dốc nhanh chóng, thị giác các cổ phiếu của công ty đã
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét